Kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế, giới đầu tư hồ hởi xuống tiền
Chứng khoán toàn cầu có phiên khởi sắc ngày thứ Ba (16/6) trước thông tin về các gói kích thích kinh tế và dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ vừa công bố, thắp lên kỳ vọng nền kinh tế hồi phục nhanh hơn dự kiến.
Ảnh AFP
Theo báo cáo mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng kỷ lục 17,7% trong tháng 5, vượt qua mức tăng 8% mà các nhà phân tích dự kiến.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng hứng khởi với dự đoán về gói đầu tư hạ tầng 1.000 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Trump kích thích kinh tế.
Một tin vui nữa là trước bố cảnh lo ngại về làn sóng bùng phát dịch Covid lần thứ 2 tại Mỹ, Mỹ Latinh, Trung Quốc, thì một thử nghiệm thuốc do Vương quốc Anh dẫn đầu đã cho thấy liều thấp thuốc dexamethasone làm giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 những trường hợp nặng nhất.
Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong ngày thứ Ba, ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, sự phục hồi hoàn toàn nền kinh tế là không thể cho đến khi đại dịch Covid-19 được ngăn chặn.
Video đang HOT
Với các thông tin tích cực lấn át ở trên, giới đầu tư đã hồ hởi xuống tiền, đẩy cả 3 chỉ số chính của phố Wall tăng mạnh trong phiên thứ Ba, ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong tuần.
Kết thúc phiên 16/6, chỉ số Dow Jones tăng 526,82 điểm ( 2,04%), lên 26.289,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 58,15 điểm ( 1,90%), lên 3.124,74 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 169,84 điểm ( 1,75%), lên 9.895,87 điểm.
Tương tự phố Wall và chứng khoán châu Á, chứng khoán châu Âu cũng có phiên khởi sắc với mức tăng tốt nhất trong 1 tháng với kỳ vọng các gói kích thích kinh tế sẽ giúp nền kinh tế thế giới hồi phục nhanh hậu Covid.
Kết thúc phiên 16/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 178,09 điểm ( 2,94%), lên 6.242,79 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 404,31 điểm ( 3,39%), lên 12.315,66 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 136,75 điểm ( 2,84%), lên 4.952,46 điểm.
Chứng khoán châu Á cũng có phiên khởi sắc trong ngày thứ Ba, với nhiều chỉ số có phiên tăng mạnh nhất 3 tháng khi giới đầu tư hào hứng với các gói kích thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương trên thế giới, cũng như tin vào khả năng kiểm soát dịch ở Bắc Kinh.
Kết thúc phiên 16/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1.051,26 điểm ( 4,88%), lên 22.582,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 41,72 điểm ( 1,44%), lên 2.931,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 567,14 điểm ( 2,39%), lên 24.344,09 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 107,23 điểm ( 5,28%), lên 2.13805 điểm.
Bất chấp chứng khoán khởi sắc, nhưng giá vàng vẫn đảo chiều tăng trở lại trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư coi kim loại quý này như là một nguyên liệu đầu vào hơn là nơi trú ấn an toàn trong mấy phiên gần đây. Với các gói kích thích kinh tế liên tiếp được đưa ra, giới đầu tư kỳ vọng các nền kinh tế sẽ sớm hồi phục trở lại, qua đó làm gia tăng nhu cầu với các nguyên liệu là kim loại, trong đó có vàng.
Kết thúc phiên 16/6, giá vàng giao ngay tăng 2,5 USD ( 0,15%), lên 1.726,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 9,3 USD ( 0,54%), lên 1.736,5 USD/ounce.
Dù giảm khá mạnh trong đầu phiên giao dịch thứ Ba do lo ngại đợt bùng phát dịch mới, nhưng giá dầu sau đó đã đảo chiều tăng vọt trở lại trước thông tin về các gói kích thích kinh tế cũng như thông tin kinh tế khả quan vừa công bố.
Kết thúc phiên 16/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,26 USD ( 3,28%), lên 38,38 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,24 USD ( 3,03%), lên 40,96 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm phiên sáng đầu tuần
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo giảm 1,11%, trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 0,66% xuống còn 2.778,13 điểm.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các thị trường chứng khoán tại châu Á trong phiên sáng 13/4 có xu hướng giảm khi giá dầu tăng sau khi các nước sản xuất dầu trên thế giới đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng"vàng đen" để hỗ trợ các thị trường năng lượng trên thế giới đang bị tác động bất lợi bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 1,11% (tương đương 215,51 điểm).
Nhà chiến lược gia trưởng Ryuta Otsuka của Toyo Securities cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , đã tác động tới thị trường chứng khoán Tokyo.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,66% (tương đương 18,50 điểm) xuống còn 2.778,13 điểm.
Chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) giảm 0,59% (10,98 điểm) xuống còn 1.849,72 điểm. Còn thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ.
Trước đó, OPEC ngày 12/4 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày trong thời gian hai tháng 5-6/2020.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo gọi đây là mức cắt giảm sản lượng dầu mang tính "lịch sử," tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, nhằm bình ổn giá "vàng đen" trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng trên thế giới.
Trong khi đó, tại Việt Nam, vào lúc mở cửa phiên giao dịch sáng 13/4, chỉ số HNX-Index tăng 0,84% (0,9 điểm) lên 107,08 điểm và VN-Index tăng 0,76% (5,76 điểm) lên 763,7 điểm./.
Anh Quân
Dấu hiệu tích cực từ sàn chứng khoán châu Á và châu Âu Thị trường chứng khoán châu Á ngày 7/4 khởi sắc trong ngày thứ hai liên tiếp khi một loạt chỉ số chủ chốt đồng loạt tăng điểm. Điều này phần nào phản ánh tâm lý của giới đầu tư phần nào đỡ căng thẳng hơn về diễn biến của dịch bệnh COVID-19 mặc dù số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng trên...