Kỳ vọng sự bứt phá ngoạn mục của du lịch
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng sự ra đời của nghị quyết là một dấu mốc lịch sử của ngành du lịch Việt Nam.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn – Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Những năm qua ngành Du lịch đã có sự phát triển mang tính bứt phá, vậy tại sao chúng ta vẫn cần có một nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Trong 5 năm qua, ngành Du lịch đã tạo ra sự phát triển mang tính bứt phá, sau 4 năm (2009-2013), tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp đôi. Khách du lịch nội địa đạt 38 triệu lượt. Chúng ta về trước 2 năm so với mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đặt ra cho năm 2015.
Tuy nhiên, ngành Du lịch phát triển chưa tương xứng với sự giàu có, phong phú về tài nguyên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Du lịch biển đảo, văn hóa, sinh thái… đều chưa đạt được mong đợi của xã hội.
Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực đã sử dụng nhiều công cụ rất mạnh mẽ để tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch. Đơn cử như chuyện miễn thị thực đơn phương, song phương giúp du lịch nhiều nước tăng trưởng rất nhanh.
Với du lịch thì thị thực, hàng không và điều kiện tiếp cận thông tin chính là lợi thế cạnh tranh rất mạnh nhưng chúng ta lại đang yếu về cả 3 phương diện đó.
Về Visa chúng ta mới miễn cho 7 nước ngoài 10 nước ASEAN. Về hàng không, số lượng đường bay thẳng đến các thị trường du lịch của Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực. Đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch cả về nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa đều còn rất khiêm tốn. Phong cách làm du lịch chưa chuyên nghiệp. Công tác quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh an toàn cho du khách cũng chưa tốt. Chính sách liên ngành liên vùng để phục vụ cho phát triển du lịch còn nhiều bất cập.
Video đang HOT
Trong bối cảnh như vậy, Tổng cục Du lịch đã báo cáo, đề xuất Bộ VHTT&DL trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới để khắc phục những điểm yếu đã nêu ở trên.
Cụ thể là những điểm yếu đó được giải quyết ra sao trong nghị quyết của Chính phủ?
Ông Nguyễn văn Tuấn: Nghị quyết nhấn mạnh đến điểm quan trọng đầu tiên là phải nâng cao nhận thức du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Nội dung thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch. Thời gian tới chúng ta tập trung mở rộng diện miễn thị thực cho một số thị trường trọng điểm; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh; nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, đường thủy, đường biển, đường bộ, đường sắt.
Với quan điểm tiếp cận coi doanh nghiệp là yếu tố trung tâm, là động lực, là lực lượng quyết định để phát triển ngành Du lịch, Nghị quyết giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành đề xuất một số chính sách để hỗ trợ DN như: Giảm thuế sử dụng, tiền thuê đất cho các dự án du lịch sinh thái, resort, khách sạn, dự án du lịch sử dụng nhiều diện tích đất dành cho đầu tư cảnh quan, không gian và hạ tầng; thuế nhập khẩu thiết bị phương tiện phục vụ cho du lịch chất lượng cao mà trong nước chưa sản suất được…
Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo an ninh an toàn cho du khách, nâng cấp chất lượng dịch vụ gắn với an ninh an toàn.
Quan trọng không kém là cần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. Sớm sửa đổi Luật Du lịch để phù hợp với hội nhập và những đổi mới của tình hình thực tiễn đang đặt ra.
Có thể nói Nghị quyết là cột mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian tới.
Để nghị quyết thực sự phát huy được vai trò như kỳ vọng, ngành Du lịch sẽ cần phải làm gì?
Ông Nguyễn Văn Tuấn: Sự vào cuộc của các bộ, ngành như Giao thông vận tải, Ngoại giao, Công Thương, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính là quan trọng. Đặc biệt vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương phải được đề cao. Nếu chính quyền địa phương các cấp không thực sự vào cuộc, không chỉ đạo quyết liệt thì những vấn đề đặt ra từ thực tế tại các điểm đến du lịch sẽ không thể giải quyết triệt để.
Đồng thời Tổng cục Du lịch sẽ tham mưu Bộ VHTT&DL ban hành chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết, xử lý các vấn đề một cách rốt ráo theo hướng những gì quan trọng bức xúc thì giải quyết trước, có lộ trình cụ thể.
Nguyệt Hà
Theo_Báo Chính Phủ
Singapore: Cửa hàng "lừa" bán gói bảo hành iPhone cho khách Việt Nam phải đóng cửa
Cửa hàng điện thoại di động Mobile Air tại Sim Lim Square, Singapore đã phải tạm thời đóng cửa sau vụ việc lừa đảo khách hàng Việt Nam mua bổ sung gói bảo hành iPhone 6 và cố tình trả lại hơn 1000 SGD bằng tiền xu cho một du khách Trung Quốc.
Sau những lùm xùm xung quanh cáo buộc lừa đảo khách hàng Việt Nam mua bổ sung gói bảo hành iPhone 6 và cố tình trả lại hơn 1000 SGD bằng tiền xu cho một du khách Trung Quốc, cửa hàng điện thoại di động Mobile Air tại Sim Lim Square, Singapore đã được Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Singapore (CASE) yêu cầu ký vào một Hiệp định tuân thủ tự nguyện (VCA). Trước sức ép của cư dân mạng cửa hàng này đã phải tạm thời đóng cửa.
Cửa hàng Mobile Air tại Sim Lim Square, Singapore
Cư dân mạng không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Singapore những ngày qua tỏ ra vô cùng bất bình trước sự việc cửa hàng Điện thoại di động Mobile Air tại Sim Lim Square, Singapore đã lừa đảo một du khách người Việt Nam.
Sau khi mua một chiếc iPhone 6 tại cửa hàng với giá 950 SGD (khoảng 16 triệu đồng), nhân viên đã "tư vấn" cho khách hàng người Việt Nam mua gói bảo hành 1 năm với trị giá lên tới 1500 SGD (khoảng 25 triệu đồng). Khi không đồng ý thanh toán khoản tiền này, khách hàng đã yêu cầu được trả lại số tiền mua iPhone và không nhận máy nhưng nhân viên cửa hàng không chấp nhận. Dù có sự can thiệp của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Singapore, khách hàng sau đó cũng chỉ được nhận lại 400 SGD.
Một du khách Trung Quốc khác cũng bị cửa hàng này lừa mua Iphone 6 plus với giá tương đương gần 60 triệu đồng. Sau khi khởi kiện, cửa hàng Mobile Air đã bị buộc phải trả lại du khách này số tiền 1010 SGD. Tuy nhiên thay vì thanh toán bằng tiền giấy, cửa hàng đã cố tình trả khách hàng 18 kg tiền xu. Thậm chí nhân viên cửa hàng đã cố tình đánh đổ túi tiền ra sàn để khiến khách hàng phải nhặt tiền.
Hình ảnh tiền xu rơi tung tóe ra sàn được khách hàng chụp lại
Chủ tịch Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Singapore Seah Seng Choon cho biết chỉ trong vòng 10 tháng qua, CASE đã nhận được 18 khiếu nại của người tiêu dùng về cửa hàng Mobile Air trong khi trước đó không có phàn nàn nào về cửa hàng trong năm 2012, còn năm 2013 chỉ có 2 khiếu nại.
Vị này cho biết nếu Mobile Air ký vào hiệp định VCA, cửa hàng này sẽ không thể tái diễn những hành động như trên, còn nếu tái diễn họ sẽ phải hầu tòa, bị bắt giữ, bỏ tù hoặc bị phạt tiền. Hôm 3-11, Tòa án Tối cao tại Singapore cũng đã ban hành lệnh cấm vĩnh viễn đối với Cyber Maestro, một nhà bán lẻ khác tại Sim Lim Square, sau khi nhà chức trách nhận được rất nhiều khiếu nại về cửa hàng này liên quan đến những vấn đề về giá cả.
Hôm thứ 3, 4-11, Tổng cục Du lịch Singapore cho biết những nhà bán lẻ kiểu Mobile Air đã khiến hình ảnh đất nước Singapore trở nên xấu đi trong mắt khách du lịch. Họ sẽ nghiêm túc xem xét vấn đề trên và sẽ có biện pháp xử lý thích đáng nếu những hàng động tương tự tái diễn.
Theo ANTD
Bị điều tra về cạnh tranh, Công ty Ánh Dương 'lập lờ' thế nào? Bị điều tra hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Công ty Ánh Dương tiếp tục "lập lờ" trước công luận... Bị điều tra về cạnh tranh, Công ty Ánh Dương "lập lờ" thế nào? Ánh Dương bị cáo buộc vi phạm Luật cạnh tranh thế nào? Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đang điều tra hành vi lạm dụng vị...