Kỳ vọng phục hồi thị trường từ phân khúc bất động sản công nghiệp
Sự khởi sắc trở lại của thị trường bất động sản sẽ nhờ vào diễn biến sôi động của phân khúc bất động sản công nghiệp và kho vận cũng như dấu hiệu phục hồi từ nhu cầu thuê văn phòng.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo Báo cáo đánh giá giữa năm về Triển vọng thị trường bất động sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty CBRE, hầu hết các mảng thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2021.
Tốc độ hồi phục của thị trường bất động sản thương mại sẽ chậm hơn nền kinh tế nói chung. Sự khởi sắc trở lại của thị trường sẽ nhờ vào diễn biến sôi động của phân khúc bất động sản công nghiệp và kho vận cũng như dấu hiệu phục hồi từ nhu cầu thuê văn phòng.
Đáng chú ý, thị trường công nghiệp và kho vận toàn cầu sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn thị trường văn phòng, bán lẻ và khách sạn.
Mặc dù tình trạng giãn cách xã hội cùng với những hạn chế trong việc đi lại đã được nới lỏng tại hầu hết các khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương nhưng mức độ hồi phục của các hoạt động kinh tế và thị trường bất động sản nhìn chung không đồng đều tại các nước.
CBRE dự báo thị trường công nghiệp và kho vận sẽ phục hồi nhanh chóng khỏi sự suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra. Yếu tố kích cầu sẽ đến từ sự phát triển của mảng thương mại điện tử.
Các mảng thị trường bất động sản khác sẽ cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với xu hướng phát triển mới bao gồm các mặt bằng và tòa nhà văn phòng sẽ cơ cấu lại để tăng tính linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu thuê đa dạng từ khách thuê; các khách sạn đang chờ sự quay lại của nhóm khách du lịch theo đoàn.
Mảng bán lẻ sẽ phải thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, những cửa hàng mua sắm truyền thống sẽ có ít khách lui tới hơn, nhưng lượng chi tiêu của khách cho một lần mua sắm sẽ cao hơn trước đây.
Theo báo cáo của CBRE, các công ty công nghệ vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Số lượng yêu cầu thuê tăng lên từ ngành dược phẩm, cùng với sự hồi phục của thị trường Trung Quốc góp phần tạo nên một viễn cảnh khả quan hơn trong thời gian tới.
Đối với mảng công nghiệp và kho vận, nhu cầu thuê vẫn sôi động do các công ty thương mại điện tử phát triển với tốc độ phi mã. Mảng bán lẻ và khách sạn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn tuy vẫn có nhiều tiềm năng phục hồi.
Một góc Khu công nghiệp và Đô thị VSIP Bắc Ninh với đầy đủ hạ tầng cơ bản. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Video đang HOT
Về thị trường đầu tư, nhà đầu tư tổ chức trong khu vực đang tìm kiếm cơ hội trong lãnh vực kho vận thông qua liên doanh hoặc đầu tư vốn. Một số nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đang có chiến lược đầu tư vào tài sản văn phòng tại vị trí đắc địa của các thành phố cửa ngõ của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore.
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam Đặng Phương Hằng cho biết, đại dịch COVID-19 đã để lại ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tin rằng sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm nay cho đến hết năm 2021.
Trong khủng hoảng kinh tế lần này, lãi suất sẽ được giữ ở mức thấp nhất nhằm giúp kích cầu cho thị trường bất động sản thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh chênh lệch giữa tỷ suất đầu tư vào bất động sản và trái phiếu chính phủ ngày càng lớn.
Các nhà đầu tư vẫn rất quan tâm vào bất động sản thương mại mặc cho lệnh hạn chế di chuyển và họ cũng đang tiếp cận các cơ hội đầu tư khác như các khoản nợ, tài sản có doanh thu ổn định và đất phát triển công nghiệp, kho vận – bà Hằng phân tích.
Tại Báo cáo đánh giá về Triển vọng thị trường bất động sản khu vực châu Á- Thái Bình Dương được CBRE phát hành vào đầu năm nay cũng đã chỉ ra các yếu tố gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản thương mại như xu hướng đi ngược toàn cầu hóa, giảm phát và thay đổi về nhân khẩu học.
Trong báo cáo cập nhật giữa năm, CBRE vẫn giữ vững quan điểm về các xu hướng này và cập nhật thêm tình hình cũng như ảnh hưởng từ đại dịch đến các xu hướng trên.
Các chuyên gia của CBRE cho rằng, sự phát triển của ngành thương mại điện tử sẽ góp phần định hình mảng công nghiệp và hậu cần. Những sản phẩm nhà kho hiện đại đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của khách thuê.
Ngoài ra, còn có thêm nguồn cầu từ các đơn vị bán lẻ gia tăng không gian lưu trữ hàng hóa để đáp ứng sự biến động nhu cầu tiêu dùng và từ các đơn vị sản xuất da dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chỉ số Quản lý thu mua trong tháng 6 của Trung Quốc, Australia và Việt Nam đều tăng trưởng khá tốt.
Triển vọng tăng giá thuê tại châu Á-Thái Bình Dương do nhu cầu thuê kho lạnh tăng nhanh nhờ vào các hoạt động mua sắm trực tuyến thực phẩm tươi sống và tạp hóa tổng hợp. Nhu cầu thuê đến từ những công ty thương mại điện tử và các công ty logistics 3PL (logistics theo hợp đồng) giúp thu hút nhà đầu tư.
Với phân khúc văn phòng, CBRE nhận thấy xu hướng khách thuê trả mặt bằng hoặc thu hẹp diện tích thuê, dẫn đến sự tăng nhẹ của tỷ lệ trống lên 1 đơn vị phần trăm trước khi hồi phục vào năm sau.
Tuy nhiên, giá thuê dự kiến sẽ giảm từ 3-6% trong năm 2021. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chính sách vừa làm việc tại nhà và tại văn phòng xen kẽ các ngày trong tuần.
Một vài văn phòng cũng trang bị những biện pháp phòng chống dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội trong ngắn hạn như đề biển báo, tạm thời đóng những khu vực sinh hoạt chung; giảm tải số lượng nhân viên trong văn phòng hoặc chuyển văn phòng ra khu vực ngoài trung tâm.
Nhu cầu thuê văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phục hồi đáng kể trong những tháng gần đây và kỳ vọng số lượng yêu cầu thuê sẽ tăng mạnh trở lại vào quý 4/2020.
Vai trò của những cửa hàng mua sắm truyền thống vẫn rất quan trọng đối với người tiêu dùng mặc cho sự cạnh tranh và phát triển của thương mại điện tử trong đại dịch ngày càng mạnh mẽ.
Người tiêu dùng có thể không đến các cửa hàng nhiều như trước đây nhưng lại chi mạnh tay hơn cho những lần đến. Họ cũng rất ưa chuộng những trung tâm thương mại ngoài trời hơn trung tâm mua sắm đóng kín. Dịch vụ nhận hàng ngoài trung tâm sẽ trở thành xu hướng của nhiều nhà bán lẻ.
Tâm lý người tiêu dùng đã hồi phục hơn từ tháng 5 khi các lệnh cấm và phong tỏa dần nới lỏng. Tuy nhiên, các hoạt động cho thuê vẫn chật vật trong những tháng cuối năm mặc dù chủ nhà đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho khách thuê.
Tại những khu vực khác, tuy các kênh bán hàng trực tuyến vẫn chiếm sóng nhưng mô hình cửa hàng truyền thống tạo trải nghiệm cho người tiêu dùng vẫn sẽ là xu hướng chính một khi đại dịch lắng xuống.
Phân khúc được kỳ vọng sẽ dẫn dắt giai đoạn đầu của quá trình hồi phục là du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, chỉ đến khi nhóm khách du lịch theo mục đích công tác hoặc khách đoàn hoạt động sôi nổi trở lại thì thị trường khách sạn mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Dịch bệnh bùng phát khiến doanh thu ngành khách sạn chịu ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến việc nhiều khách sạn sẽ chọn hướng đến việc tái định vị, chào bán và thậm chí đóng cửa hoạt động tạm thời.
Tại một số khu vực châu Á-Thái Bình Dương với quy mô thị trường khách nội địa lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thị trường khách sạn đã từng bước ghi nhận những tín hiệu hồi phục tích cực trong vài tháng trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự lên ngôi của xu hướng bình thường mới “staycation.”
Du lịch theo hình thức doanh nghiệp và du lịch đại trà (mass tourism) có thể sẽ tiếp tục sôi động trở lại trong năm 2021. Một số nhà đầu tư trên thị trường đang tìm kiếm cơ hội chuyển đổi khách sạn thành các mô hình chia sẻ không gian sống chung “ co-living” nhằm tối ưu hóa hoạt động và lợi nhuận cho thuê – các chuyên gia của CBRE đưa ra nhận định./.
Dự án 'đổ bộ' ngoại tỉnh, vùng ven trung tâm
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản (BĐS) cho hay, đang có làn sóng đầu tư dự án tại các tỉnh ven Hà Nội và cho rằng, nhà đầu tư và người dân cần cảnh giác với các cơn sốt đất ảo, ăn theo thương hiệu của nhiều tập đoàn lớn...
Dự án "đổ bộ" về các địa phương
Từ năm 2017 trở lại đây, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp BĐS lớn đã triển khai đầu tư về các địa phương giáp ranh Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lào Cai...Số lượng các dự án ngày càng tăng cả về quy mô chiếm đất và giá trị đầu tư.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên cho biết: Ngoài Ecopark (499 ha) doanh nghiệp đang triển khai, có khá nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu, lập dự án mới với tổng diện tích đất dự kiến lên tới hơn 2000 ha trong vài năm tới. Dự án tập trung vào khu vực huyện Văn Giang, Mỹ Hào và thành phố Hưng Yên. Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup, T&T, Mik, Hòa Phát...cũng đang nghiên cứu, đầu tư vào các dự án đô thị tại Hưng Yên.
Điển hình như Tập đoàn Mik đang đề xuất nghiên cứu quy hoạch phát triển tại đô thị Văn Giang khoảng hơn 400 ha. Dự án của Tập đoàn Hòa Phát diện tích 260 ha tại huyện Mỹ Hào. Tập đoàn T&T triển khai dự án khoảng 100 ha. "Quỹ đất phát triển các dự án đô thị đang bị thu hẹp rất nhanh. Riêng huyện Văn Giang gần như không còn quỹ đất làm dự án đô thị", ông Lương Anh Tuấn nói. Ông Lương Anh Tuấn cho rằng, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Hưng Yên còn vì tại đây đẩy nhanh cải cách hành chính, tháo gỡ các thủ tục cho nhà đầu tư.
Theo ông Nguyễn Tiến Tài, Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh, do quy hoạch và chương trình phát triển đô thị của tỉnh đã hoàn tất nên đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu lập dự án. Ông Tài kỳ vọng trong thời gian không xa, Bắc Ninh sẽ có những dự án đô thị quy mô lớn. Tuy nhiên, ông Tài cũng cho rằng, do giá đất giải phóng mặt bằng tại Bắc Ninh cao hơn nhiều so với một số địa phương nên nhiều nhà đầu tư thường chọn Hưng Yên và một số tỉnh khác.
Ngay tại Hà Nội, nhiều nhà đầu tư khởi động "cuộc chơi" mới tại các huyện trước đây được xem là xa trung tâm như Thạch Thất, Đan Phượng, Mê Linh, Hoài Đức... Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho hay: Hà Nội đang triển khai nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, cụ thể là thúc đẩy phát triển sang khu vực phía Bắc sông Hồng như Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh.
Cẩn trọng sốt ảo
Mặc dù ngay trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều người đã chứng kiến cơn sốt đất ảo xảy ra tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất (Hà Nội) ăn theo thông tin về 2 dự án của Vingroup đề xuất nghiên cứu, triển khai. Giá đất ven khu vực dự án tăng chóng mặt, cò tạo sóng đẩy giá khiến không ít người bị thua lỗ vì chỉ sau vài tuần giá đất đã trở về với điểm xuất phát ban đầu.
Tại nhiều khu vực giáp ranh các dự án đang triển khai tại Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, giá đất cũng nhảy múa theo các đợt thổi giá của cò. Ông Nguyễn Đỗ Việt, chuyên gia về BĐS cho hay: Có tình trạng thổi giá đất ăn theo các thương hiệu lớn. Nhiều nhà đầu tư cấp 1 lập dự án để kỳ vọng bán cho nhà đầu tư cấp 2-3. "Với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì cần cân nhắc. Sau dịch COVID-19 là khủng hoảng kinh tế sẽ kéo dài ít nhất vài năm. Biến động thị trường sau này khiến khó khăn sẽ rơi vào nhà đầu tư thứ cấp, nhà đầu tư cá nhân", ông Nguyễn Đỗ Việt nói.
Phân tích về diễn biến mới của thị trường, ông Nguyễn Mạnh Hà, cho biết: Nhu cầu thực chiếm rất ít trong các giao dịch với các dự án BĐS xa Hà Nội, xa trung tâm. Trừ một số dự án của nhà đầu tư uy tín có khả năng sinh lời, nhiều dự án này chủ yếu thể hiện "cuộc chơi" của các nhà đầu tư với nhau. Một số điểm tại Hòa Lạc, Gia Lâm sốt đất vừa qua bộc lộ rất rõ dấu hiệu này.
Dự án đầu tư vào Hưng Yên cũng cần chia làm hai nhóm. Với các dự án ven Ecopark thì phản ánh nhu cầu thực còn các dự án ở xa như thành phố Hưng Yên, hoặc quá xa Hà Nội thì rõ ràng là nhu cầu thực không nhiều. Tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa cũng vậy. Một số "đợt sóng" nhỏ xuất hiện từ việc ăn theo các "ông lớn" còn nhu cầu ở thực về nhà ở vẫn chỉ rơi vào các quận nội thành Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...
Các dự án mà doanh nghiệp triển khai tại một số địa phương ngoài Hà Nội chủ yếu đáp ứng nhu cầu đầu tư. Phải là người có tiềm lực tài chính tốt mới có thể mua sản phẩm này. Đây là dấu hiệu cần cảnh báo cho nhà đầu tư và cả chính quyền địa phương khi cấp phép dự án. Hiệp hội cũng đã đưa cảnh báo, làm sao không để lãng phí nguồn lực xã hội.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên nhân tạo những đợt sóng nhỏ từ các dự án xa trung tâm Hà Nội là: Trên thị trường thứ cấp, việc đầu tư vào dự án trung tâm Hà Nội, TPHCM không dễ dàng vì suất đầu tư lớn.
Minh Tuấn
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản ảnh hưởng dịch COVID-19? Giải pháp, kịch bản cho thị trường bất động sản 2020, các chuyên gia cho rằng vẫn còn khó định đoán khi ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tác động nặng nề. Bản chất thị trường bất động sản năm 2020 đã tích lũy đủ khó khăn trước nguy cơ đóng băng và dịch COVID-19 chỉ làm rõ hơn tín hiệu bất ổn. Bức...