Kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước hạ tiếp lãi suất điều hành
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng NHNN có thể tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong trường hợp thúc đẩy nền kinh tế hoặc tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định giảm 0,5 điểm phần trăm nhiều loại lãi suất bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng…
Đồng thời, NHNN cũng hạ lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở, và trần lãi suất tiền gửi với kỳ hạn dưới 6 tháng.
Nhận định về hành động của NHNN, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng quyết định này rất quan trọng vì sẽ tác động đến lãi suất chung của nền kinh tế. Khi giảm lãi suất điều hành sẽ gián tiếp tác động hạ được lãi suất cho vay trên thị trường 1.
Tuy nhiên, theo ông, sẽ có độ trễ trong chính sách trên tới thị trường người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chuyên gia đề cập giữa thị trường 1 và thị trường 2 không có sự liên kết chặt nên giảm lãi suất trên thị trường 2 sẽ không tương đồng trên toàn thị trường 1.
“Trên thị trường 2 giảm 0,5% không có nghĩa trên thị trường 1 sẽ giảm 0,5%, độ trễ và tác động thực tế trên thị trường 1 sẽ ít hơn trên thị trường 2″, ông Hiếu nhận định.
Tác động từ việc hạ lãi suất đến thị trường 1 không lớn. Ảnh: L.H
Khi hoạt động tín dụng giảm, ngân hàng không có nhu cầu huy động vốn lớn, do đó lãi suất huy động cũng không tăng lên. Nhìn chung, việc hạ lãi suất điều hành là hành động nhằm đến việc giữ lãi suất thấp trên thị trường 1, thông qua thị trường 2.
Mặt khác, theo ông Hiếu, động thái của NHNN nhắm đến việc giảm chi phí vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình trạng nền kinh tế hiện nay, dù NHNN không thực hiện, có lẽ thị trường cũng sẽ tự điều chỉnh để phù hợp do hoạt động tín dụng của các ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Với riêng thị trường 1, NHNN cũng đã quyết định hạ trần lãi suất cho vay với các kỳ hạn dưới 6 tháng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm, lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm. Đây là động thái rõ nhất cho thấy NHNN kỳ vọng giảm mặt bằng lãi suất chung.
Theo ông Hiếu, trong thời gian tới, trong trường hợp cần thúc đẩy mạnh nền kinh tế hoặc tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, NHNN có thể sẽ tiếp tục giảm thêm lãi suất điều hành.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Phát triển Khách hàng Tổ chức CTCP Chứng khoán SSI nhận định, hành động của NHNN là cần thiết để hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm chi phí vốn, giúp các nhà băng duy trì việc hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Đức cho rằng mức giảm vẫn này vẫn còn nhỏ và hy vọng sẽ tiếp tục hạ thêm lãi suất.
Chia sẻ quan điểm, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định việc hạ lãi suất của NHNN thể hiện việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đang chịu những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Động thái này vừa là động lực, đồng thời mang tính chất định hướng tạo điều kiện cho kinh tế dần hồi phục. Theo ông Khoa, quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo môi trường chính sách tiền tệ nới lỏng thích ứng giúp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp cận nguồn vốn rẻ thông qua hạ lãi suất cho vay. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được giảm gánh nặng tài chính, đưa hoạt động kinh doanh sản xuất trở lại trạng thái bình thường và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song song với kiềm chế lạm phát.
Vị lãnh đạo của HSBC dự báo thanh khoản thị trường tiền tệ tiếp tục dồi dào, mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định.
Trong chia sẻ về quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của NHNN là đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của hệ thống TCTD.
Thêm cơ hội giảm lãi suất vay
Quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19
Từ ngày 13-5, tất cả ngân hàng (NH) thương mại đồng loạt giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng theo quy định của NH Nhà nước. Một số NH thương mại còn điều chỉnh lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn thấp hơn mức trần cho phép.
Lãi suất tiền gửi ngắn hạn giảm mạnh
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, NH Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động đối với VNĐ các kỳ hạn dưới 6 tháng và trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Sáng sớm 13-5, các NH đã thay đổi biểu lãi suất huy động mới theo hướng giảm mạnh ở các kỳ hạn. Tại NH TMCP Bản Việt, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng đồng loạt được giảm về 4,2%/năm, thay vì 4,7%/năm trước đó, thấp hơn trần quy định của NH Nhà nước.
Nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: TẤN THẠNH
Lãi suất các kỳ hạn 1-5 tháng tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng được điều chỉnh xuống 4,25%/năm, bằng với mức trần quy định. Khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy hoặc online kỳ hạn dưới 6 tháng sẽ được áp dụng cùng mức lãi suất nhưng nếu gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất tiền gửi online cao hơn tại quầy từ 0,15 - 0,4 điểm %.
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng còn 4%/năm, thấp hơn mức lãi suất trần 0,25 điểm %. NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng điều chỉnh lãi suất tiền gửi online kỳ hạn từ 1-5 tháng giảm chỉ còn 4,15%/năm, gửi tại quầy là 4,25%/năm...
Lãnh đạo Nam A Bank nhìn nhận NH Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, trần lãi suất cho vay ngắn hạn với một số lĩnh vực ưu tiên theo xu hướng chung khi NH trung ương các nước cũng hạ mạnh lãi suất. Giảm lãi suất là động thái cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19. Khi lãi suất đầu vào giảm, cùng với việc NH tiết giảm chi phí sẽ tạo điều kiện giảm thêm lãi suất cho vay.
Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc NH TMCP Bản Việt, cho biết trần lãi suất huy động dưới 6 tháng bằng VNĐ và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ với các đối tượng ưu tiên cùng được giảm 0,5 điểm % theo yêu cầu của NH Nhà nước, sẽ giúp các NH có thêm dư địa giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Dù vậy, mức độ giảm lãi suất của từng NH sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thanh khoản, phân khúc khách hàng.
"Việc điều chỉnh lãi suất cho vay thường có độ trễ nên các NH sẽ có thêm nguồn lực tốt hơn - huy động được nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất thấp hơn trong thời gian tới để triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ khách hàng" - ông Ngô Quang Trung nói.
Lãnh đạo TPBank nhìn nhận từ cuối tháng 4-2019, xu hướng lãi suất đi xuống đã được dự báo nên cách đây 3 tuần, lãi suất liên NH giảm mạnh. Quyết định lần này của cơ quan quản lý đã tác động ngay đến lãi suất huy động vốn. Dù vậy, do phần lớn khách đã gửi tiền kỳ hạn 1-5 tháng nên phải vài tháng tới chi phí huy động vốn của các NH mới giảm, hòa cùng nguồn vốn khác để kéo mặt bằng lãi suất đầu vào đi xuống...
Giảm khó cho doanh nghiệp
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NH Nhà nước), cho biết quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của NH Nhà nước là bảo đảm thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của cả hệ thống.
Động thái hạ lãi suất lần này được NH Nhà nước tiến hành trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế, nhiều NH trung ương thực thi biện pháp nới lỏng định lượng, cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái. Trong nước, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cho NH Nhà nước ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
"Quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NH Nhà nước, cùng với việc quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay một cách bền vững trong thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế" - ông Phạm Thanh Hà nhận định.
Về động thái tích cực của NH Nhà nước, NH HSBC Việt Nam cho rằng quyết định này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ khách hàng DN và cá nhân tiếp cận nguồn vốn rẻ thông qua hạ lãi vay. Từ đó, giảm bớt gánh nặng tài chính cho DN, đưa hoạt động sản xuất - kinh doanh trở lại trạng thái bình thường.
Theo các chuyên gia, trong năm 2019 và đầu năm 2020, NH Nhà nước đã nâng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục với khoảng 84 tỉ USD, cùng với kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... góp phần giúp cơ quan quản lý có nhiều nguồn lực để ổn định tỉ giá, kiềm chế lạm phát.
Vốn nhàn rỗi sẽ chảy qua kênh khác?
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing, nhận định chỉ trong vòng vài tháng, NH Nhà nước 2 lần hạ lãi suất điều hành, phản ánh quyết tâm giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới của cơ quan điều hành. Khi lãi suất giảm, NH thương mại có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ việc DN phát hành trái phiếu để huy động vốn; người gửi tiền có thể chuyển sang mua trái phiếu để được hưởng lãi suất cao hơn... Tuy nhiên, điều này không đáng ngại, bởi trái phiếu thường đòi hỏi người tham gia phải chuyên nghiệp, vốn liếng lên tới hàng chục tỉ đồng. Trong khi đó, đại bộ phận người dân chỉ tích lũy được vài chục triệu hoặc hàng trăm triệu đồng để gửi NH nên không mấy ai tính đến việc bỏ vốn vào trái phiếu" - ông Thuận phân tích.
Lãnh đạo một số NH cũng cho rằng các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay bất động sản hiện vẫn chưa rõ xu hướng. Chứng khoán chỉ thực sự khởi sắc khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN phục hồi. Do đó, không quá lo ngại dòng tiền gửi sẽ chảy qua kênh khác. Thực tế, dù lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng giảm nhưng lãi suất tiền gửi trung dài hạn vẫn khá cao nên hấp dẫn người gửi tiền.
Giảm lãi suất điều hành: Nửa mừng, nửa lo "Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã gạn phần dư địa có thể là cuối cùng cho lần cắt giảm này". "Nếu kiểm soát tốt lạm phát 2020, Chính phủ sẽ có thêm dư địa thực hiện nới lỏng tiền tệ và tài khóa (một cách thận trọng) để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu kỳ vọng của Thủ tướng...