Kỳ vọng kinh tế toàn cầu sớm phục hồi, chứng khoán châu Á bừng sắc xanh
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch khởi sắc trong phiên 11/5 khi nhà đầu tư đặt cược vào triển vọng phục hồi tích cực của các nền kinh tế.
Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư khiến các chỉ số chứng khoán chủ chốt trong khu vực đồng loạt tăng mạnh, trong đó chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á- Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản nhích 1,1%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng đón sắc xanh lúc mở phiên, với chỉ số Shanghai Composite nhảy vọt 0,7% còn Shenzhen Composite cộng 0,436%. Trên sàn Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng dẫn đầu làn sóng tăng điểm tại thị trường chứng khoán châu Á với mức tăng 1,82% ngay đầu phiên.
Hai chỉ số Nikkei 225 và Topix của Nhật Bản tăng sát nút nhau lần lượt 1,6% và 1,61% còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhích 0,46%.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 11/5.
Chỉ số chứng khoán tương lai của S&P 500 cũng leo dốc 0,5%.
Thị trường chứng khoán Australia cũng ghi nhận phiên giao dịch tích cực với chỉ số S&P/ASX 200 tăng 1,14%.
Thị trường cổ phiếu đi lên trong phiên này bất chấp thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có kế hoạch vay hàng nghìn tỷ USD trong vài tháng tới để bù đắp thâm hụt ngân sách do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Video đang HOT
Thị trường đang chờ đợi những tín hiệu mới nhất về chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ khi Chủ tịch FEDJerome Powell dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng vào ngày 13/5.
Giới đầu tư cổ phiếu đang theo sát các diễn biến xung quanh đại dịch Covid-19 sau khi các nền kinh tế tái khởi động sau thời gian dài thực thi lệnh phong tỏa và biện pháp hạn chế chống Covid-19.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cuối tuần qua lên kế hoạch dần kích hoạt lại các hoạt động kinh tế – xã hội. Trong khi đó, Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới Walt Disney dự kiến mở cửa trở lại công viên giải trí Disneyland tại Thượng Hải trong ngày 11/5.
Pháp sẽ bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa kể từ ngày 11/5, các cửa hàng không thiết yếu được phép mở cửa trở lại với điều kiện đảm bảo giãn cách và vệ sinh, trừ những trung tâm thương mại lớn hơn 40.000 m. Các trường mẫu giáo và tiểu học, nếu đủ điều kiện, có thể tiếp đón tối đa 15 học sinh/lớp. Các trường trung học cơ sở được phép hoạt động từ ngày 18/5 trong các vùng ít nguy cơ.
Tuy nhiên, việc kích hoạt lại các hoạt động kinh tế xã hội vẫn được giữ ở mức thận trọng. Theo Reuters, Hàn Quốc hôm 10/5 cảnh báo nguy cơ làn sóng nhiễm Covid-19 thứ 2, vài ngày sau khi quốc gia này được ca ngợi vì phản ứng chống Covid-19 nhanh chóng và nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội.
“Rõ ràng nếu chúng ta mở cửa trở lại quá nhanh, thì nó sẽ để lại những hậu quả đáng kể”, ông Michael Yoshikami, nhà sáng lập kiêm CEO của Công ty tư vấn tài chính và quản lý tài sản Destination Wealth Management lo ngại. “Cần phải cân nhắc rằng chúng ta có thực sự đang đánh đổi không, và câu hỏi được đặt ra là liệu sự đánh đổi đó có thực sự xứng đáng không”, chuyên gia Yoshikami nói thêm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cảnh báo, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể tồi tệ hơn so với trước, có thể lên tới 25% vào thời điểm mà chính quyền Washington tìm cách kích hoạt lại nền kinh tế. Bình luận của ông Mnuchin được đưa ra sau khi Mỹ công bố số người mất việc trong tháng 4 tăng kỷ lục lên 20,5 triệu.
Trên toàn cầu, hơn 4 triệu người đã mắc Covid-19 trong khi ít nhất 282.550 người tử vong vì virus SARS-CoV-2, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số USD, phản ánh sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đi ngang ở mức 99.837 = USD, nằm giữa mức hỗ trợ tại 98.769 và mức kháng cự khoảng 100,40.
Tỷ giá đồng USD tăng mạnh so với đồng yen Nhật lên mức 1 USD đổi được 106,94 yen./.
Ảnh hưởng vì giá dầu 'rơi tự do,' chứng khoán châu Á giảm điểm
Theo các nhà phân tích, tâm lý nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng lớn từ việc giá dầu WTI của Mỹ lần đầu tiên rơi xuống vùng âm trong phiên ngày 20/4.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Phiên chiều 21/4, chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi việc giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) "rơi tự do" tại Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) phiên trước.
Phiên này, chỉ số Nikkei-225 trên thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 1,97% (388,34 điểm) xuống khép phiên ở mức 19.280,78 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc cũng giảm 1% (18,98 điểm) xuống 1.879,38 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hướng đi xuống của thị trường khu vực. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 2,2% (536,47 điểm) xuống 23.793,55 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite cũng để mất 0,9% (25,54 điểm) xuống 2.827,01 điểm.
Chứng khoán Sydney cũng giảm 2,5%, Mumbai mất hơn 3% còn Taipei cũng lùi 2,8%. Các thị trường Singapore, Jakarta và Bangkok đều giảm hơn 1%. Wellington và Manila cũng trong vùng mất điểm.
Mở cửa phiên ngày 21/4, các thị trường chứng khoán châu Âu đều giảm gần 2%. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 1,7% xuống 5.713,7 điểm; chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) để mất 2% xuống 10.462,56 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 2% xuống 4.437,84 điểm.
Sự suy giảm của chứng khoán châu Á trong phiên này xảy ra bất chấp những dấu hiệu cho thấy đà lây nhiễm của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 đang giảm bớt khi các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn cầu bắt đầu có hiệu lực và một số quốc gia dần dần trở lại trạng thái bình thường.
Theo các nhà phân tích, tâm lý nhà đầu tư phiên này đã bị ảnh hưởng lớn từ việc giá dầu WTI của Mỹ lần đầu tiên rơi xuống vùng âm trong phiên ngày 20/4.
Đồng thời, họ cảnh báo sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán có thể là một dấu hiệu cho thấy đà tăng vọt gần đây của thị trường có thể là quá nhanh và vẫn có thể xảy ra tình trạng bán tháo.
Sự dịch chuyển của nhà đầu tư sang các kênh an toàn hơn được phản ánh trên thị trường tiền tệ, nơi đồng USD tăng vọt so với các đồng tiền khác có lợi suất cao đi cùng rủi ro lớn.
Phiên này, đồng AUD của Australia, đồng NZD của New Zealand và đồng ruble của Nga đều giảm hơn 1% so với đồng USD, trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm 0,9%.
So với các đồng tiền chủ chốt khác, tỷ giá giữa đồng yen Nhật Bản so với đồng USD phiên này tăng từ 107,67 yen đổi 1 USD lên 107,45 yen/USD. Đồng bạc xanh lại mạnh hơn so với đồng euro khi được giao dịch ở mức 1,0835 USD đổi 1 euro so với mức 1,0863 USD/euro trước đó.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 21/4, chỉ số VN-Index giảm 28,13 điểm (3,54%) xuống 766,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 397 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 6.123,686 tỷ đồng.
Toàn sàn có 56 mã tăng giá, 37 mã đứng giá và 312 mã giảm giá./.
H.Thủy
'Sắc xanh' tiếp tục lan tỏa thị trường chứng khoán thế giới Các thị trường chứng khoán ở châu Á lẫn châu Âu tiếp nối đà tăng điểm trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư hưng phấn khi đón nhận thông tin về gói kích thích kinh tế quy mô lớn trị giá 2.000 tỷ USD của Mỹ. Ngày 25/3, chỉ số chứng khoán trên sàn giao dịch Frankfurt (Đức) nhảy vọt 3,5%. Ảnh:...