Kỳ vọng khởi động làn sóng đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Theo dõi VGT trên

Dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu giảm khoảng 40% trong năm nay trong khi số lượng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng qua các tháng từ đầu năm đến nay.

Kỳ vọng khởi động làn sóng đầu tư nước ngoài chất lượng cao - Hình 1
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosung Tech Viet Nam (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc), ở Khu công nghiệp Lương Sơn (Hòa Bình). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Trong 10 tháng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn thu hút được 23,48 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Giới chuyên gia nhận định đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh hầu hết các quốc gia đều rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh về kết quả thu hút đầu tư.

Các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế kỳ vọng một làn sóng đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam sẽ được khởi động; xuất phát từ hai phía gồm việc tìm kiếm cơ hội đối với nhà đầu tư cũng như tiếp tục phát huy uy tín, sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư thế giới.

Cơ hội mới trong bối cảnh khó khăn

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu giảm khoảng 40% trong năm nay. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng qua các tháng từ đầu năm đến nay.

Gần đây, một số địa phương trong cả nước đã tiếp đón các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu tình hình, cơ hội đầu tư; trong đó có những dự án quy mô rất lớn và nếu được cấp phép sẽ nhanh chóng làm thay đổi kết quả thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước theo hướng bứt phá.

Đơn cử là dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện và kho cảng khí hóa lỏng tại Khánh Hòa của Tập đoàn dầu khí Millenium (Mỹ) trị giá 15 tỷ USD hoặc dự án của Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ trị giá hơn 5 tỷ USD trong giai đoạn thăm dò, cân nhắc để tiến tới đầu tư xây dựng tổ hợp kho cảng, điện khí tại Hải Phòng…

Cùng với đó, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tiếp tục khẳng định mục đích mở rộng quy mô và sự hiện diện vững chắc tại Việt Nam; xác định Việt Nam là cứ điểm sản xuất quan trọng để sản xuất hàng xuất khẩu cho chiến lược toàn cầu của mình. Đây là một động thái rất đáng lưu ý ngay sau khi tập đoàn này triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội để hiện thực hóa chiến lược nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm hiện đại, mang đậm đặc điểm 4.0 trong những năm tới.

Theo ông Sudo Kazunori, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ sự hấp dẫn, tính ổn định và môi trường thuận lợi đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Vấn đề đặt ra là chủ động các điều kiện phù hợp, xác định sự ưu đãi để tận dụng thời cơ thu hút dòng vốn đầu tư…

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết các doanh nghiệp, tập đoàn đều bày tỏ sự quan tâm tới các định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới, thể hiện trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về việc thu hút các dự án quy mô lớn, thân thiện môi trường, có tác động lan tỏa, công nghệ hiện đại, có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.

Video đang HOT

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương kỳ vọng cuối năm nay, đặc biệt là năm 2021, sẽ có nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam để hiện thực hóa việc dịch chuyển của mình, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép mở lại một số đường bay quốc tế để đón các chuyên gia tới Việt Nam, trong đó việc khơi thông các đường bay quốc tế có tác động lớn tới phát triển kinh tế đất nước.

Tối đa hóa tác động của FDI

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết với việc tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Nhật Bản tiếp tục là đối tác quan trọng hàng đầu, thể hiện rõ và ngày càng mạnh mẽ hơn mục tiêu tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn mới – thời COVID-19 và hậu COVID-19. Đây là một nhu cầu tự thân, xuất phát từ sức ép do dịch COVID-19 gây ra khiến cộng đồng doanh nghiệp nước này đứng trước việc phải nhanh chóng đa dạng hóa khu vực cung ứng linh kiện trên phạm vi toàn cầu. Yêu cầu về sự dịch chuyển chuỗi cung ứng được đặt ra rõ nét và rốt ráo hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, mục tiêu gia tăng đầu tư còn được khẳng định rõ ràng hơn với chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide mới đây. Nhật Bản xác định Việt Nam là đối tác quan trọng và chiến lược của doanh nghiệp Nhật Bản; có thể đảm nhận, cung cấp những điều kiện phù hợp để nhà đầu tư triển khai cho hoạt động sản xuất theo chuỗi trong bối cảnh mới…

Dự báo các dự án của Nhật Bản sẽ tiếp tục đổ vào khu vực sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp bên cạnh hoạt động mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, siêu thị, ngân hàng và tăng cường hoạt động đầu tư thông qua hình thức mua bán-sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.

Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng kiến nghị Việt Nam cần tăng tốc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và năng lượng; bảo đảm sự ổn định chính sách, sự sẵn sàng về nguồn nhân lực bên cạnh vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, các vấn đề liên quan đến thuế, thủ tục hải quan…

Tuy nhiên, bên cạnh việc thu hút nhiều hơn vốn FDI, chất lượng vốn FDI tác động tới kinh tế- xã hội đang được quan tâm hàng đầu.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần tìm kiếm và khai thác các cơ hội từ hai xu hướng lớn xuất hiện từ dịch COVID-19. Thứ nhất là những thay đổi trong hệ thống thương mại và đầu tư toàn cầu và thứ hai là sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc.

Việt Nam có nhiều việc cần phải làm để nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu, đặc biệt bằng cách thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới có chất lượng cao và tiến lên trên chuỗi giá trị.

“Thách thức đối với Việt Nam không nhất thiết phải là thu được dòng vốn FDI lớn hơn mà là tối đa hóa tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực,” bà Carolyn Turk cho biết.

Cần quy định rõ những ngành, lĩnh vực ưu tiên

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , cho biết để chuẩn bị đón dòng vốn FDI dịch chuyển, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư để có thể đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục và tạo hành lang thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đầu tư và hợp tác kinh doanh.

Giáo sư-tiến sỹ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng chúng ta đã bắt đầu có sự chuẩn bị để đón dòng vốn FDI hậu COVID-19 nhưng chúng ta cần phải làm nhanh hơn. Cùng với đó, Việt Nam phải sớm tuyên bố với các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới là chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư.

“Và chúng ta cần phải thống kê lại các diện tích đất chưa sử dụng, chỉ đạo các địa phương dành đủ đất sạch cho các dự án lớn. Chúng ta có lợi thế hơn Trung Quốc là hiện nay giá cho thuê đất sạch của chúng ta chỉ bằng 40% giá thuê tại Bắc Kinh, Thượng Hải,” ông Nguyễn Mại tin điều này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Kỳ vọng khởi động làn sóng đầu tư nước ngoài chất lượng cao - Hình 2
Một góc khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN)

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong thập kỷ tới, thu hút FDI phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, đặc biệt phải quy định rõ những ngành nào, lĩnh vực nào cần ưu tiên thu hút FDI trên nguyên tắc những ngành và lĩnh vực doanh nghiệp trong nước có khả năng làm được thì không kêu gọi đầu tư nước ngoài.

“Đặc biệt, do khu vực công nghiệp phụ trợ còn non yếu, giai đoạn 2021-2030, Chính phủ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp Việt có điều kiện tiếp cận trực tiếp công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại và tri thức kinh doanh tin cậy,” ông Lâm nhấn mạnh.

Cùng với đó, để chuẩn bị đón làn sóng đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang tiến hành rà soát quỹ đất khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chương trình hành động, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, kết nối với các dự án FDI lớn để tháo gỡ các khó khăn và đẩy nhanh quy trình tạo hành lang thông thoáng cho các nhà đầu tư…/.

Nghị định 20 có thể "dồn" doanh nghiệp vào thế khó mới

Nhiều doanh nghiệp cho rằng nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP chưa thực sự thống nhất với các quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư, có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Nghị định 20 có thể dồn doanh nghiệp vào thế khó mới - Hình 1

Doanh nghiệp muốn sửa đổi Nghị định 20 triệt để hơn.

Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017. Qua hơn 3 năm áp dụng, Nghị định 20 bị đán.h giá có nhiều bất cập. Doanh nghiệp bị tăng lợi nhuận ảo, dẫn đến phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn và lợi nhuận thật của doanh nghiệp bị giảm đáng kể.

Cụ thể, quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 có thể dẫn đến việc đán.h thuế 2 lần trên cùng một giao dịch. Việc hạn chế chi phí lãi vay không vượt quá 20% EBITDA (lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp) của người nộp thuế tại khoản 3 điều 8 Nghị định 20 có thể dẫn đến việc đán.h thuế 2 lần đối với cùng một giao dịch trường hợp công ty mẹ phải đứng ra vay vốn ngân hàng sau đó chuyển vốn vay cho công ty con hoạt động, do cả công ty mẹ và công ty con đều bị loại chi phí lãi vay vượt 20% EBITDA.

Trên thực tế, mặc dù cùng là một công ty thành viên trong cùng tập đoàn nhưng không phải công ty thành viên nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án mới, do vậy, một công ty thành viên phải vay công ty thành viên khác hoặc công ty mẹ phải huy động vốn, kể cả các nguồn vốn tín dụng ngân hàng hoặc phi ngân hàng cho công ty thành viên. Và như vậy, nếu tổng chi phí lãi vay vượt quá20% EBITDA thì cả công ty mẹ và công ty con đều phải nộp thuế khống 2 lần cho phần chi phí lãi vay vượt quá 20% EBITDA này.

Ngoài ra, nếu công ty phát sinh phí bảo lãnh trên khoản vay với ngân hàng (là bên độc lập) cho bên liên kết thì lãi vay trả cho ngân hàng của bên liên kết cũng bị xem là thuộc phạm vi khống chế không vượt quá 20% EBITDA.

Trong bối cảnh tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu như hiện nay (chiến tranh thương mại, đại dịch COVID-19, thiên tai bão lũ...), Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập khẩn cấp nhiều cuộc họp, gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, lắng nghe nhiều ý kiến góp ý trực tiếp, bao gồm cả ý kiến liên quan đến những bất cập của Nghị định 20 kể trên.

Vì vậy, mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sau khi lấy ý kiến các bên liên quan.

Mặc dù Bộ Tài chính đã sửa đổi, nâng trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30% và áp dụng chuyển chi phí lãi vay liên tục không qua 5 năm, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn chưa được xử lý triệt để.

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, ngày 3/11, đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng, đã phát biểu đặt câu hỏi về Nghị định 20.

Dẫn quan điểm của nhiều chuyên gia, đại biểu Bùi Thanh Tùng cho biết: Nội dung quy định tại khoản 3 điều 8 của Nghị định này chưa thực sự thống nhất với các quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật đầu tư, và thực tế, chưa tạo ra biện pháp hiệu quả để thực thi kế hoạch hành động của tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD về chống xói mòn cơ sở và chuyển lợi nhuận (gọi là chống chuyển giá) đối với các doanh nghiệp đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam. Mà thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh tế, công ty holding, công ty mẹ con bị ảnh hưởng nặng nề.

Nghị định 20 có thể dồn doanh nghiệp vào thế khó mới - Hình 2

Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng.

Trước hàng loạt kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, đặt biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và có điều chỉnh phù hợp. Tháng 06/2020, Nghị định số 68 sửa đổi bổ sung Khoản 3 Điều 8 của Nghị 20 đã được ban hành.

Tuy nhiên, đại biểu Bùi Thanh Tùng phản ánh: Theo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, việc ban hành nghị định mới bổ sung vẫn chưa xử lý được một cách triệt để các bất cập và tiếp tục kiến nghị về dài hạn, cần xem xét thay đổi và chỉ nên áp dụng quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà không áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu của quy định này là chống chuyển giá (tức là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài), vì vậy các doanh nghiệp có công ty mẹ công ty con cùng hoạt động tại Việt Nam thì không phải là đối tượng chống chuyển giá. Các doanh nghiệp cho vay mượn qua lại giữa các thành viên cũng nên được loại ra khỏi phạm vi điều chỉnh.

"Đề nghị Chính phủ sớm tiếp tục nghiên cứu để ban hành Nghị định sửa đổi tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp bất lợi cho đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay" - Đại biểu Bùi Thanh Tùng kiến nghị.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia cho biết, ở một số nước mức trần này chỉ áp dụng cho chi phí lãi vay chi trả cho các công ty liên kết ở nước ngoài. Ví dụ, Hàn Quốc quy định chi phí lãi vay trả cho các tổ chức liên kết bên nước ngoài vượt quá 30% của thu nhập chịu thuế chưa bao gồm khấu hao và chi phí lãi vay đối với các công ty trong nước. Việc áp dụng này khá phù hợp với nguyên tắc quản lý giao dịch các bên liên kết nhằm mục đích chống xói mòn về thuế.

Tuy nhiên, khi đặt vị thế giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan và Myanmar, vốn chưa có quy định về mức khống chế chi phí lãi vay, nên Chính phủ cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo thêm mô hình các nước có cơ cấu và phát triển tương tự như Việt Nam để có thể đồng thời tạo thế cạnh tranh (giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, cũng như thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia khác khi cân nhắc giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong Đông Nam Á), vừa đảm bảo mục tiêu chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công bố CCTV trước khi Liam Payne ngã lầu t.ử von.g, phát hiện điểm bất thường trong cái chế.t của nam ca sĩ
16:06:42 18/10/2024
"Đám cưới đẹp nhất showbiz" gây tranh cãi vì một hành động của cậu em trai
19:41:50 18/10/2024
Chiếc váy táo bạo nhất của con gái Beckham
16:19:02 18/10/2024
Hé lộ tài sản bị tịch thu của 3 MC và diễn viên vừa bị bắt giam
17:41:31 18/10/2024
Phụ nữ trung niên nên mặc váy dài và quần rộng? Nhìn các bà nội trợ Nhật Bản, bạn sẽ hiểu thôi!
16:23:11 18/10/2024
Con trai Chế Linh: "Tôi chưa từng gặp hai người con đó của cha tôi"
17:31:39 18/10/2024
Gil Lê giới thiệu Xoài Non là người yêu
19:55:49 18/10/2024
Phản ứng của Phương Lan sau khi Phan Đạt lên làm việc với Sở thông tin TP.HCM
18:05:11 18/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 19/10/2024: Cung Song Tử có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

21:29:47 18/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 19/10. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Ra sân pickleball hẹn hò, anh chàng cưới luôn được vợ hoa khôi

Netizen

21:22:17 18/10/2024
Pickleball không chỉ là một môn thể thao mà còn được giới trẻ coi là môn giao lưu, kết bạn và thậm chí hẹn hò. Thời gian gần đây, sân bóng pickleball trở thành địa điểm sốt xình xịch là nhờ các sao đình đám liên tục check-in. Nhiều

Báo động diễn biến bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi

Thế giới

21:02:09 18/10/2024
Trả lời tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Nsanzimana nhận định: Nhìn chung, xu hướng này rất đáng khích lệ, rất tích cực, số ca nhiễm mới giảm đáng kể và tỷ lệ t.ử von.g cũng giảm".

Xó.t x.a bài đăng đầu tiên sau nửa thập kỷ của nhóm nhạc hàng đầu thế giới: Lời chia tay thành viên đã qua đời!

Nhạc quốc tế

20:59:47 18/10/2024
Đây là bài đăng đầu tiên sau nửa thập kỷ của tài khoản nhóm One Direction, kể từ lần cuối cập nhật hình ảnh kỷ niệm 10 năm ra mắt.

Tân binh khủng Chi Xê là ai?

Nhạc việt

20:51:33 18/10/2024
Cư dân mạng đặt câu hỏi Chi Xê là ai mà toàn nhận được sự ưu ái của các hitmaker showbiz Việt từ Kai Đinh, Mew Amazing đến chị đẹp Trang Pháp hay anh trai Công Dương?

NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai công bố 1 điều trước thềm concert khiến fan bùng nổ tranh cãi

Tv show

20:43:51 18/10/2024
Tối 17/10, chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đã bất ngờ công bố cái tên Mỹ Mỹ làm khách mời cho đêm chung kết 2 diễn ra vào tối 19/10.

Bạn gái cũ "tiên tri" cái chế.t gâ.y số.c của Liam Payne?

Sao âu mỹ

20:28:12 18/10/2024
Cư dân mạng không khỏi rùng mình trước những điều trùng hợp giữa cái chế.t của Liam Payne và những gì bạn gái cũ từng viết ra.

1 sao nữ Vbiz đã nghỉ chơi hội bạn mỹ nhân đình đám?

Sao việt

20:21:55 18/10/2024
Qua động thái của MC Thu Hoài, cư dân mạng lại rộ nghi vấn diễn viên Huyền Lizzie đã nghỉ chơi với hội mỹ nhân này.

Nóng: Bị Tuchel từ chối, Man United đã tìm ra người thay thế HLV Ten Hag

Sao thể thao

20:03:52 18/10/2024
Cựu chiến lược gia Chelsea Thomas Tuchel đã từ chối cơ hội dẫn dắt Manchester United để nhận lời ngồi ghế nóng đội tuyển Anh vào tháng 1-2025 và điều này giúp HLV Ten Hag có thêm thời gian ở lại Old Trafford, dù không chắc chắn.

Đề nghị truy tố 4 cán bộ trong vụ sạt lở taluy ở Đà Lạt

Pháp luật

19:53:11 18/10/2024
Công an TP.Đà Lạt kết thúc điều tra và đề nghị truy tố 4 cán bộ liên quan vụ án sạt lở nghiêm trọng làm 2 người chế.t tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt).

Xuất hiện bằng chứng lật tẩy Han So Hee nói dối trong vụ lập nick ảo tấ.n côn.g Hyeri

Sao châu á

19:46:01 18/10/2024
Netizen vẫn quyết tìm ra bằng chứng cho thấy Han So Hee chính là người đứng sau nick ảo Catsaretheavengers côn.g kíc.h Hyeri trên MXH.