Kỳ vọng FED thay đổi chính sách, chứng khoán Mỹ – châu Á cùng tăng điểm
Nhà đầu tư cổ phiếu châu Á và sàn Phố Wall đang chờ cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ từ ngày 18 – 19/6.
Hầu hết cổ phiếu châu Á đi lên
Trong phiên giao dịch ngày 18/6, phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của FED.
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 18/6.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite sụt 0,25%, trong khi chỉ số Hang Seng trên sàn Hồng Kông tăng 0,15%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0,3%. Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng 0,2%.
Trên thị trường Australia, chỉ số cổ phiếu tăng 0,3% trong phiên giao dịch sau khi Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) phát tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp ngày 17/6.
Bên cạnh đó, kỳ vọng vào việc FED sẽ thực hiện chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã trở thành lực đẩy quan trọng cho thị trường tài sản rủi ro, vốn đã chao đảo mạnh trong tháng 5 do xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh bất ngờ leo thang.
“Chỉ trong vài tháng, thị trường tài chính đã chuyển từ việc được FED hướng dẫn sang chủ động hướng dẫn lại ngân hàng trung ương” các nhà phân tích lãi suất của Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch nhận định.
Chiến lược gia cấp cao Masahiro Ichikawa của Sumitomo Mitsui DS Asset Management, cho biết: “Các nhà đầu tư đang tập trung vào việc FED có thể cắt giảm lãi suất chặt chẽ hiện tại như thế nào trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng kéo dài, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy thoái và áp lực của Tổng thống Trump để nới lỏng chính sách.
Cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Cục dự trữ liên bang (FOMC) là sự kiện lớn nhất trong tuần này.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đi ngang ở mức 97,468 điểm sau leo lên mức cao nhất trong 2 tuần ở phiên trước đó.
Cổ phiếu công nghệ đẩy chứng khoán Mỹ tăng điểm
Video đang HOT
Thị trường Phố Wall giao dịch khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 17/6, khi nhà đầu tư chờ cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của FED tuần này – cuộc họp mà ngân hàng trung ương có thể đặt nền móng cho việc hạ lãi suất trong năm nay.
FED được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp 2 ngày bắt đầu vào ngày 18/6. Tuy nhiên, tuyên bố sau cuộc họp của ngân hàng trung ương có thể giúp thị trường có một cái nhìn sâu hơn về ảnh hưởng của các yếu tố như tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, lời kêu gọi hạ lãi suất của Tổng thống Trump, và dữ liệu kinh tế yếu đi đối với đường đi của chính sách tiền tệ trong thời gian còn lại của năm.
Giới đầu tư hiện đang kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. Nhờ kỳ vọng này mà chỉ số S&P 500 đã tăng 5% trong tháng 6 sau khi lao dốc mạnh trong tháng 5 vì lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Thị trường Phố Wall giao dịch khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 17/6.
Kỳ vọng FED sớm hạ lãi suất đã được củng cố bởi dữ liệu kinh tế công bố ngày 17/6. Chi nhánh FED tại New York cho biết một chỉ số về tăng trưởng kinh doanh ở bang này giảm kỷ lục trong tháng 6, xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm.
Giám đốc đầu tư Jack Ablin của Cresset Wealth Advisors nhận xét: “Các dữ liệu về ngành sản xuất của bang New York đang gây nhiều lo ngại. Chúng ta đang quay trở lại với tình trạng thông tin tiêu cực về kinh tế lại là tin tốt, vì FED đang chuẩn bị họp. Tin xấu sẽ khiến FED có phản ứng bằng cách hạ lãi suất”.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc S&P 500 giảm 1% phiên này, kéo nhóm tài chính giảm 0,93%. Ngân hàng là nhóm cổ phiếu hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng, và ngược lại.
Loạt cổ phiếu công nghệ lớn gồm Facebook, Apple, Amazon, Microsoft và Netflix cùng tăng mạnh, đẩy chỉ số Nasdaq đi lên.
Chố phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 0,09%, đạt 26.112,53 điểm. S&P 500 tăng 0,09%, đạt 2.889,67 điểm. Nasdaq tăng 0,62%, đạt 7.845,02 điểm.
Bên cạnh cuộc họp của FED, nhà đầu tư cũng đang chờ hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nhật Bản vào cuối tháng này, với hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm ra một giải pháp nào đó cho cuộc xung đột thương mại.
Có tổng cộng 5,67 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng thành công trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên này, so với mức bình quân 6,77 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo kinhtedothi.vn
Phố Wall lạc quan vào đàm phán Mỹ - Mexico, chứng khoán châu Á thận trọng
Thị trường cổ phiếu châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 7/6 sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu quyết định giữ nguyên lãi suất.
Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng
Các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Á không biến động nhiều trong phiên 7/6 sau những diễn biến tích cực từ cuộc đàm phán Mỹ - Mexico và quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Ngày 6/6 Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi cho biết, quyết định giữ nguyên lãi suất ở các mức thấp kỷ lục cho đến ít nhất là giữa năm 2020, khi triển vọng kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) chưa rõ ràng.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch ổn định trong phiên 7/6.
ECB sẽ duy trì lãi suất tái cấp chủ chốt vốn ở mức 0%, trong khi các công ty tài chính sẽ phải chịu mức lãi -0,4% cho các khoản tiền gửi tại ECB. Người phát ngôn của ECB cũng cho biết, ngân hàng này sẽ áp mức lãi suất rất ưu đãi đối với các ngân hàng trong đợt thứ 3 của chương trình tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu.
"ECB đang gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế Eurozone vốn đang lung lay, cùng với tác động từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico có thể khiến những hy vọng về sự tăng tốc của nền kinh tế khu vực trong nửa cuối năm nay sẽ không thành hiện thực. Áp lực đối với ECB có lẽ liên quan nhiều hơn đến việc thiếu các công cụ chính sách tiền tệ" - chuyên gia kinh tế Silvia Dall'Angelo tại Hermes Investment Management nhận định.
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 0,28% trong phiên giao dịch ngày 7/6, với cổ phiếu của nhà sản xuất robot Fanuc tăng 1,23%. Chỉ số Topix cũng tăng nhẹ.
Tại thị trường Australia, chỉ số ASX 200 nhích 0,47% do hầu hết các cổ phiếu đều đi lên. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm nhẹ.
Thị trường chứng khoáng Trung Quốc và sàn giao dịch tại Hồng Kông ngừng hoạt động trong phiên này.
Đại sứ Mexico tại Mỹ Martha Barcena Coqui nói với hãng tin CNBC hôm 6/6 rằng, các nhà đàm phán Mỹ và Mexico đã có một cuộc thảo luận rất tốt. "Chính quyền Washington yêu cầu Mexico giữ những người xin tị nạn đến khu vực Trung Mỹ và yêu cầu người di cư không có giấy tờ hợp lệ phải lưu lại Mexico trong suốt quá trình tố tụng nhập cư", CNBC cho biết.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD do với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng lên mức 97,036 điềm sau khi trượt xuống dưới 97,0 điểm trong ngày 6/6.
Đồng yen Nhật Bản tăng nhẹ so với USD, được giao dịch ở mức 108,43 yen đổi được 1 USD sau khi giảm khoảng 108,5 yen trong phiên trước đó.
Chứng khoán Mỹ leo dốc
Thị trường Phố Wall tăng điểm khi kết thúc phiên giao dịch giằng co trong ngày 6/6, nhờ tâm trạng lạc quan của nhà đầu tư về khả năng Mỹ hoãn việc áp thuế quan lên hàng hóa của Mexico.
Về cuối phiên, các chỉ số củng cố trạng thái leo dốc sau khi hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin nói rằng Tổng thống Donald Trump có thể tuyên bố hoãn áp thuế lên hàng hóa Mexico sớm nhất vào ngày thứ Hai tới.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong phiên 6/6.
Tuần trước, chứng khoán Mỹ chao đảo sau khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa Mexico và sẽ tăng thuế này lên 25% chừng nào Mexico chưa chặn được dòng người di cư vượt biên trái phép sang Mỹ.
Theo tờ Washington Post, một thỏa thuận mà các nhà đàm phán Mỹ - Mexico có thể ký kết, Mexico sẽ triển khai 6.000 binh sĩ để ngăn người di cư ở biên giới với Guatemala. Cuộc đàm phán đã kéo dài từ ngày 5 - 6/6 tại Washington, tuy nhiên chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Các nhà phân tích kinh tế vẫn tỏ ra thận trọng, giữ quan điểm chờ cho tới khi hai bên thực sự đạt thỏa thuận, và tiếp tục lo ngại về vấn đề thương mại Mỹ - Trung.
"Vẫn cần phải phải nhìn nhận vấn đề bằng sự cẩn trọng", chiến lược gia Sameer Samana thuộc Wells Fargo Investment Institute nhận định. Theo ông Samana, cho dù những thông tin về đàm phán Mỹ-Mexico nói trên là chính xác, thì đây cũng chỉ "là một yếu tố tích cực trong ngắn hạn" và hoàn toàn không phải "sự rõ ràng dài hạn mà doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng cần có để ra quyết định".
Cũng trong ngày 6/6, ông Trump cho biết sẽ quyết định vấn đề thuế quan với Trung Quốc sau hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng này, sự kiện mà ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó, ông một lần nữa cảnh báo sẽ áp thuế lên thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 0,71%, đạt 25.720,66 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,61%, đạt 2.843,49 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,53%, đạt 7.615,55 điểm.
Đây là lần đầu tiên kể từ giữa tháng 5 cả ba chỉ số chính của thị trường Phố Wall cùng tăng 3 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu năng lượng, nhóm giảm mạnh nhất trong tháng 6 do chiến tranh thương mại leo thang, tăng 1,7% trong phiên này nhờ giá dầu hồi phục. Năng lượng cũng là nhóm tăng mạnh nhất trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500 phiên này.
Theo kinhtedothi.vn
Dow Jones sụt hơn 350 điểm khi Tổng thống Trump dọa tăng thuế mạnh với hàng Mexico Những năm gân đây, tháng 5 thường là tháng tôt cho thị trường chứng khoán, tuy nhiên năm nay có thê coi như ngoại lê khi mà chỉ sô Dow Jones mât 6,7%, chỉ sô Nasdaq giảm 7,9%. Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Bloomberg Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm mạnh trong ngày thứ Sáu, thị trường chứng...