Kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục công bố hiệu quả theo tháng
Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế Việt Nam (GDP) chỉ tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là mức tăng thấp nhất của quý I trong cả giai đoạn 2011-2020.
Sang tháng 4, cả xã hội phải thực hiện giãn cách, những tưởng các doanh nghiệp sẽ sụt giảm mạnh hiệu quả kinh doanh, nhưng bức tranh thực tế cho thấy, hiệu quả của nhiều doanh nghiệp có giảm, nhưng không quá sâu.
Chẳng hạn, Tổng CTCP Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) ước doanh thu tháng 4 đạt 2.411 tỷ đồng, thực hiện 81% kế hoạch tháng. Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu của POW ước đạt gần 10.288 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ, thực hiện 30,4% kế hoạch cả năm. Tổng công ty dự kiến doanh thu tháng 5/2020 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.321 tỷ đồng.
Tại CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), doanh thu tháng 4 giảm khoảng 20% so với mức 9.000 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, tổng doanh số của 2 chuỗi cửa hàng bán lẻ Thế giới di động và Điện máy xanh trong tháng 4 giảm xấp xỉ 30% so với cùng kỳ vì mùa nóng năm 2020 đến trễ và một số cửa hàng phải tạm đóng cửa để phối hợp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, lãnh đạo của MWG cho biết, sang tháng 5, kinh doanh điện thoại, điện máy đã tăng trưởng tốt trở lại, đặc biệt là đối với các nhóm hàng mùa vụ (quạt, điều hòa, tủ lạnh…).
CTCP Nam Việt (ANV ) thì cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm giảm 19,7% so với cùng kỳ, đạt 28,5 triệu USD. Doanh nghiệp cho biết đà giảm xuất khẩu khẩu trong tháng 4 đã suy yếu so với tháng 3.
Video đang HOT
ANV dự kiến, thị trường Trung Quốc sẽ có mức phục hồi mạnh hơn vào những tháng tới cùng với các thị trường chính khác như EU, Đông Nam Á và Mỹ khi các quốc gia mở cửa trở lại nền kinh tế.
CTCP Thương mại Thành Công (TCM), CTCP TNG, CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) cũng là những cái tên ghi nhận sự sụt giảm sản xuất – kinh doanh trong tháng 4, nhưng không quá lớn. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh khởi sắc, dù chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh.
Đơn cử, CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) cho biết, lợi nhuận sản xuất của tháng 4 là 103 tỷ đồng, vượt 4 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, trong khi chỉ tiêu sản lượng điện sản xuất đạt hơn 93% kế hoạch tháng.
Được biết, trước đó, Công ty ghi nhận khoản lãi 294 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020. Như vậy, với tổng lợi nhuận trước thuế 4 tháng đạt 397 tỷ đồng, HND đã thực hiện được 42% kế hoạch năm.
Tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), tháng 4/2020 đạt doanh thu đạt 2.233 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 90 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng niên độ tài chính 2019-2020 (1/10/2019 – 30/4/2020), HSG ước đạt doanh thu 14.597 tỷ đồng, hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế ước đạt 472 tỷ đồng, vượt 18% chỉ tiêu cả niên độ. Tình hình kinh doanh của HSG những quý gần đây có sự cải thiện.
Tại CTCP Camimex Group (CMX), riêng tháng 4/2020, doanh số xuất khẩu đạt hơn 6,5 triệu USD, tăng 86% so với cùng kỳ 2019. Đây là mức doanh số tháng cao nhất trong vòng 7 năm gần đây của CMX.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tháng 4 là châu Âu chiếm trên 70%, tiếp theo là Hàn Quốc, Canada, Nhật. Một số doanh nghiệp niêm yết khác cũng công bố kết quả kinh doanh khả quan trong 4 tháng đầu năm có thể kể tới là FPT, PGV…
Dù kết quả khả quan hay bi quan, nhưng điểm tích cực đáng ghi nhận là nhiều doanh nghiệp thực hiện công bố hiệu quả kinh doanh tháng 4 để giúp các cổ đông, nhà đầu tư không bị quá đói thông tin trong lúc doanh nghiệp chưa thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông vì yếu tố dịch bệnh.
Hiện dịch bệnh trong nước đã cơ bản được kiểm soát, Chính phủ cũng đã nới lỏng dần các biện pháp kiểm soát để tái khởi động lại nền kinh tế.
Vì thế, không ít ý kiến kỳ vọng rằng, tháng 4 qua đi cũng đồng thời đáy tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp, của nền kinh tế đã qua đi.
Bức tranh kinh doanh tháng 5 và các tháng tới sẽ sáng hơn tháng 4 và đặc biệt là kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ duy trì công bố hiệu quả kinh doanh theo tháng, dù quy định pháp lý không bắt buộc, nhưng đây là cách rất hiệu quả kết nối niềm tin của nhà đầu tư đại chúng với doanh nghiệp, giúp hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán bớt đi rủi ro đồn đoán, nội gián do thiếu thông tin.
Thế giới Di động thiệt hại nặng khi tạm đóng hơn 600 cửa hàng
Thế giới Di động cho biết tổng doanh số của các cửa hàng điện thoại, điện máy giảm khoảng 30% vì mùa nóng đến trễ và việc tạm đóng lượng lớn cửa hàng để phòng chống dịch Covid-19.
Tập đoàn Thế giới Di động vừa cập nhật kết quả kinh doanh tháng 4 với tổng doanh thu toàn hệ thống khoảng 7.300 tỷ, giảm 20% so với kết quả hơn 9.100 tỷ cùng kỳ 2019.
Đồ họa: Việt Đức.
Trong đó, tổng doanh số của các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh trong tháng 4 giảm khoảng 30% so với cùng kỳ vì mùa nóng đến trễ và công ty phải đóng một lượng lớn cửa hàng để phòng chống dịch trong thời gian giãn cách xã hội.
Cụ thể, trong 2 tuần đầu tháng 4, Thế giới Di động đã đóng hơn 600 trên tổng số hơn 2.000 cửa hàng điện thoại, điện máy. Từ ngày 16/4, doanh nghiệp được mở cửa lại khoảng 300 cửa hàng và vẫn còn phải đóng 300 cửa hàng đến hết 25/4. Đến cuối tháng 4, Thế giới Di động đã mở cửa lại gần như toàn bộ cửa hàng.
Khi các cửa hàng tạm đóng, doanh thu online tăng mạnh do khách hàng chuyển sang mua sắm trực tuyến. Tính riêng cho Thegioididong.com và Điện Máy Xanh, tỷ trọng từ kênh online so với tổng doanh thu của hai chuỗi này trong tháng 4 vượt 20%, tương tự giai đoạn quý I/2019, thời điểm trước khi công ty thực hiện chính sách đồng nhất giá bán sản phẩm trên kênh online và tại cửa hàng.
Tại Bách Hóa Xanh, sau hiệu ứng tích trữ nhu yếu phẩm, phần lớn là hàng tiêu dùng nhanh trước yêu cầu giãn cách xã hội, doanh thu trên từng cửa hàng trong tháng 4 bình ổn trở lại ở mức gần 1,4 tỷ đồng so với con số 1,65 tỷ đồng của tháng 3.
Trong cơ cấu doanh thu, đại diện công ty cho biết doanh số hàng tươi sống đang tiếp tục tăng trưởng còn hàng tiêu dùng nhanh đã giảm.
Trước đó, trong báo cáo tài chính quý I, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu thuần 29.350 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ sau 3 tháng đầu năm. Doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn tăng trưởng lần lượt 17% và 9% so với cùng kỳ 2019. Công ty cho biết kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên chưa bị tác động lớn bởi dịch Covid-19.
Xét theo tỷ trọng đóng góp doanh thu của các ngành hàng trong quý I, nhóm sản phẩm điện thoại, thiết bị di động chiếm 41% tổng doanh thu. Ngành hàng điện máy đóng góp 38% và tỷ lệ của ngành hàng thực phẩm, bách hóa là 15%.
Tính trên tăng trưởng của từng nhóm ngành hàng điện tử tiêu dùng, hoạt động kinh doanh của Thế giới Di động tốt hơn thị trường chung theo số liệu của GfK - Temax.
%Tăng trưởng của các nhóm sản phẩm tại Thế giới Di độngMức tăng trưởng của các ngành hàng tại công ty trong quý I/2020 so với cùng kỳ 2019Thế giới Di độngThị trườngĐiện thoạiĐiện tửĐiện lạnhĐiện gia dụng-20-1001020Điện tử Thị trường: -13 %
Đặc biệt, với ngành hàng máy tính xách tay, Thế giới Di động ghi nhận mức tăng trưởng doanh số hơn 90%, gấp 3 lần mức tăng khoảng 30% của thị trường chung trong quý I so với cùng kỳ khi nhu cầu làm việc, học tập tại nhà tăng cao trong mùa dịch.
Doanh thu điện 4 tháng của PV Power giảm 4% còn 10.288 tỷ đồng Sản lượng điện của PV Power giảm 5,6% còn hơn 7 tỷ kWh trong 4 tháng đầu năm. Doanh thu điện 4 tháng của PV Power giảm 4% còn 10.288 tỷ đồng. Nhiệt điện than Vũng Áng đạt kết quả cao, các nhà máy nhiệt điện khí và thủy điện không đạt kế hoạch. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam...