Ký ức Serie A: George Weah & chính sách mua Quả bóng vàng ở Milan
Vài tháng sau khi gia nhập Milan, George Weah giành danh hiệu Quả bóng vàng năm 1995. Tiền đạo người Liberia này là cái tên tiêu biểu kế tiếp cho chính sách mua Quả bóng vàng của chủ tịch Silvio Berlusconi.
Milan có thể quên Van Basten
Vào thời điểm biết chắc rằng Marco van Basten sẽ phải giải nghệ, Milan đã chuyển hướng sang Weah. Cùng với Weah, Rossoneri đồng thời đem về Roberto Baggio trong mùa Hè 1995. Trong tay HLV Fabio Capello là cặp tiền đạo Weah – Baggio, một người vừa là Quả bóng vàng cách đó 2 năm đồng thời từng đưa ĐT Italia vào chung kết USA 1994, người kia đang trên đường nhận Quả bóng vàng tiếp theo.
Trên mặt sân Euganeo với sức chứa chỉ khoảng 2,5 vạn khán giả của CLB Padova, Weah chỉ mất 6 phút để ghi bàn thắng đầu tiên ngay trong trận ra mắt Serie A. Đó là một cú bật cao đánh đầu sượt bóng hiểm hóc. Cuối hiệp 1, Weah lại có một đường kiến tạo để… trung vệ Franco Baresi đối mặt thủ môn, ấn định chiến thắng 2-1 cho Milan.
Màn khởi đầu êm xuôi tạo cơ sở cho Weah tiếp tục thành công ở Milan. Đến vòng 3, Weah lập cú đúp giúp thầy trò Capello thắng ngược Roma 2-1 ngay trên sân khách. Ngoài chuyện ghi bàn, Weah còn có đóng góp tích cực cho lối chơi chung.
George Weah và Roberto Baggio (phải) từng được kỳ vọng có thể nâng tầm Milan
Ngoài cặp tiền đạo đang ở độ chín R. Baggio – Weah, ở mùa giải 1995/96, HLV Capello còn khéo léo sử dụng các tiền đạo dự bị Marco Simone và Paolo Di Canio. Dù có nhiều tiền đạo giỏi nhưng không ai trở thành người thừa tại Milan, tất cả họ đều có những thời điểm hữu dụng riêng. Từ đó duy trì được bầu không khí trong lành tại trại tập luyện Milanello, giúp Weah nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới tại Milan.
Chơi tốt trong nửa đầu mùa giải 1995/96, cộng với việc vốn đã rất xuất sắc dưới màu áo PSG ở mùa giải trước đó, Weah đã giành danh hiệu Quả bóng vàng năm 1995.
Cũng nhờ sự nghiệp thi đấu chói lọi, tầm ảnh hưởng của Weah tới Liberia và châu Phi là cực lớn. Trong thời gian còn thi đấu, Weah thường xuyên dùng tiền túi mua vé máy bay và bao ăn ở cả ĐT Liberia. Nó đã trải ra một con đường chính trị thuận lợi cho Weah sau khi giải nghệ. Ông là tổng thống đương nhiệm của nước Cộng hòa Liberia kể từ đầu năm 2018 tới nay.
Video đang HOT
Weah nhận QBV năm 1995
Mua cầu thủ hay nhất của đối phương
Tại Cúp C1 mùa 1994/95, PSG đã có hành trình thần tiên. Đầu tiên PSG toàn thắng cả 6 trận vòng bảng dù ở chung bảng với Bayern và 2 ông kẹ của bóng đá Đông Âu – Spartak Moscow và Dinamo Kiev. Tại tứ kết, dù ở cả 2 lượt trận đều để Barca vượt lên dẫn điểm, PSG vẫn đi tiếp khi thắng chung cuộc 3-2 (hòa 1-1 tại Nou Camp, thắng 2-1 trên sân nhà).
Chuyện cổ tích của PSG chỉ khép lại ở bán kết, khi Weah và đồng đội thua một Milan khắc khổ nhưng đầy lão luyện ở đấu trường này. Nhưng chính 2 trận bán kết đã thúc đẩy ông chủ Silvil Berlusconi chiêu mộ Weah bằng được.
Trong giai đoạn đó, Milan đã liên tục chiêu mộ những cầu thủ hay nhất của đối phương, nhất là tại Cúp C1/Champions League. Có thể kể đến Jean-Pierre Papin (từ Marseille năm 1992), Marcel Desailly (Marseille 1993), Roberto Baggio (Juve 1995), Christian Dugarry (Bordeaux 1996), Ibrahim Ba (Bordeaux 1997), Patrick Kluivert (Ajax 1997)… là những cái tên điển hình, bên cạnh Weah.
Milan đã liên tục thua Marseille ở Cúp C1/Champions League (tứ kết mùa 1990/91 và chung kết mùa 1992/93), thất bại trước Ajax ở chung kết Champions League 1994/95 và bị Bordeaux loại ở UEFA Cup 1995/96. Rốt cuộc những cầu thủ hay nhất, tích cực nhất trong việc quật ngã Milan, sau đó luôn trở thành người của sân San Siro. Trước đó nữa, Milan cũng bổ nhiệm HLV Arrigo Sacchi từ Parma Hè 1987, vài tháng sau khi thua chính Parma ở Coppa Italia.
Mua gương mặt xuất sắc nhất của đối thủ là con đường ngắn nhất để có những cầu thủ giỏi nhất. Sau khi thua Ajax trong trận chung kết Champions League 1994/95, Berlusconi từng nói nửa đùa nửa thật: “Nếu Milan không thắng được Ajax thì tôi sẽ cố gắng mua hết cả đội bóng của họ”. Ông chủ của Milan đã trung thành với chính sách ấy trong suốt một thời gian dài.
Sang Milan khi đã ở tuổi 29, Weah đã có hơn 4 mùa giải thi đấu đầy thành công tại sân San Siro. Đầu năm 2000, Weah sang Chelsea ở tuổi 33, để lại ở Milan 58 bàn thắng/147 trận chính thức cùng tình cảm to lớn từ các Milanista.
Milan thống trị Quả bóng vàng từ 1987 đến 1995
Chính sách mua về những ngôi sao hay nhất đã giúp Milan thống trị danh hiệu Quả bóng vàng trong giai đoạn 1987-1995. Trong 9 năm này, các cầu thủ Rossoneri đã có tới 5 lần được vinh danh với Ruud Gullit (1987), Marco van Basten (1988, 1989, 1992) và George Weah (1995). Trong 4 cầu thủ đoạt Quả bóng vàng ở các năm xen kẽ là Lothar Matthaeus (Inter, 1990), Jean-Pierre Papin (Marseille, 1991), Roberto Baggio (Juventus, 1993) và Hristo Stoichkov (Barca, 1994), thì Papin và Baggio sau này cũng gia nhập Milan.
Cầu thủ châu Phi đầu tiên giành Quả bóng vàng
Năm 1995, thể thức của cuộc bầu chọn danh hiệu Quả bóng vàng thay đổi khi được mở rộng cho tất cả các cầu thủ đến từ bên ngoài châu Âu. Weah đã chớp lấy thời cơ đó để giật giải thưởng đầu tiên và duy nhất cho tới nay cho châu Phi. Weah đã thắng áp đảo so với Juergen Klinsmann (Bayern) và Jari Litmanen (Ajax) trong cuộc bầu chọn năm đó.
6 – Do đến Milan vào giai đoạn thế lực này đã sa sút, Weah chỉ có đúng 6 trận Champions League dưới màu áo đỏ-đen, 5 trận trong số này ở mùa đầu tiên 1995/96. Weah ghi 4 bàn/6 trận kể trên.
Ronaldo 'béo' và dàn hảo thủ không thể vô địch Champions League
Ronaldo de Lima khoác áo 4 CLB lớn tại châu Âu, nhưng không thể tận hưởng cảm giác vô địch Champions League. Buffon là trường hợp đáng tiếc nhất khi 2 lần gục ngã tại chung kết.
Ronaldo de Lima: Huyền thoại người Brazil từng khoác áo 4 CLB lớn gồm Barcelona, Inter Milan, Real Madrid và AC Milan, nhưng kém duyên với danh hiệu vô địch Champions League. Đây là chiếc cúp duy nhất còn thiếu trong sự nghiệp huy hoàng của Ronaldo "béo".
Rudd van Nistelrooy: "Van Gol" một thời là chân săn bàn đáng sợ bậc nhất châu Âu trong màu áo Man United. Dẫu vậy, đây là giai đoạn "Quỷ đỏ" chuyển giao lực lượng, và sự xuất sắc của Van Nistelrooy không đủ để giúp MU trở lại đỉnh cao Champions League. Hè 2004, Van Nistelrooy gia nhập Real Madrid và tiếp tục kém duyên với sân chơi này.
Gianluigi Buffon: Buffon từng chia sẻ: "Nếu không thể vô địch Champions League, đó là điều tiếc nuối cho sự nghiệp của tôi". Buffon cùng Juventus 2 lần vào chung kết Champions League, nhưng thất thủ trước Barcelona và Real. Mùa giải 2019/20, Juventus đang thi đấu ấn tượng tại Champions League. Đây là niềm hy vọng cuối cùng của Buffon để chinh phục đỉnh cao nhất ở châu Âu.
Roberto Baggio: Sự nghiệp của cầu thủ được mệnh danh "Tóc đuôi ngựa thần thánh" gắn liền với những ký ức buồn. Baggio sút hỏng quả 11 m quyết định, khiến Italy mất chức vô địch World Cup 1994. Anh cũng kém duyên với danh hiệu Champions League, dù một thời là tiền đạo nguy hiểm nhất châu Âu. Hè 1995, Baggio rời Juventus, đó là năm "Lão phu nhân" vô địch Champions League.
Pavel Nedved: Nedved là sự thay thế hoàn hảo cho Zinedine Zidane tại Juventus. Anh dẫn dắt đội hình "Lão phu nhân" vào chung kết Champions League 2003, nhưng thua AC Milan trên loạt sút luân lưu 11 m. Không vô địch Champions League là điều tiếc nuối cho Nedved khi ở năm 2003, anh đã thắng trong cuộc đua giành Quả bóng vàng.
Dennis Bergkamp: Ở Champions League 2005/06, Arsenal đối đầu Barca tại chung kết. Bergkamp ngồi dự bị và chứng kiến các đồng đội gục ngã trước Barca. Bergkamp từng 4 lần vô địch Premier League, giành 4 FA Cup, nhưng tất cả danh hiệu ông giành được không thể làm vơi đi khao khát một lần lên đỉnh Champions League.
Francesco Totti: Totti là tiền đạo xuất chúng và nổi tiếng với lòng trung thành tuyệt đối cho AS Roma. Sự trung thành cho một màu áo duy nhất khiến Totti không thể chinh phục nhiều danh hiệu ở cấp CLB so với tài năng của anh. Nếu Totti nhận lời gia nhập Real, AC Milan hoặc Juventus, thành tựu của anh ở cấp CLB không chỉ dừng lại ở một Scudetto.
Eric Cantona: Sự xuất hiện của "King Eric" giúp MU lấy lại vị thế tại Anh kể từ lúc giải đấu đổi tên thành Premier League. Dù vậy, khi bước ra đấu trường Champions League, màn trình diễn của Cantona không xuất thần như khi anh "làm mưa, làm gió" tại Anh. Trong mùa giải cuối cùng Cantona khoác áo MU, ông cùng "Quỷ đỏ" vào tới tứ kết.
Lothar Matthaus: Ông là một trong những cầu thủ hay nhất bóng đá Đức từng sản sinh. Matthaus đá chính trong trận chung kết Champions League 1998/99 giữa MU và Bayern Munich. "Hùm xám" ghi bàn dẫn trước và chơi áp đảo, nhưng bất ngờ thua ở những phút cuối cùng vì 2 bàn thắng của Sheringham và Solskjaer.
Zlatan Ibrahimovic: Hè 2009, Ibra rời Inter Milan để chuyển tới Barca. Đó là mùa giải Inter đánh bại Barca ở bán kết, sau đó vô địch Champions League. Sau đó, Ibra rời Barca gia nhập AC Milan và đội chủ sân Camp Nou vô địch Champions League 2010/11. Ibra từng nhiều năm thi đấu chói sáng tại PSG, song không thể hoàn thành giấc mơ vô địch Champions League.
Capello: 'Ronaldo chỉ hay nếu mắc màn trong vòng cấm' HLV Fabio Capello khen ngợi khả năng săn bàn của Cristiano Ronaldo, đồng thời cho rằng ngôi sao người Bồ Đào Nha chỉ thích hợp thi đấu trong vòng cấm địa. Kể từ khi chuyển đến chơi cho Juventus, hiệu suất ghi bàn của Ronaldo đã giảm rõ rệt so với khi anh khoác áo Real Madrid. Đa phần cho rằng nguyên nhân...