Ký ức kinh hoàng về trận sạt lở đất lúc 3 giờ sáng
Đến gần chiều tối 14.9, các hộ dân có nhà bị sập sau trận sạt lở đất lúc 3 giờ sáng tại Yên Bái vẫn nán lại khu vực phía trước ngôi nhà của mình.
Họ không nỡ rời xa nơi đã gắn bó, che mưa, tránh nắng cho mình nhiều năm qua.
Khoảng 3 giờ sáng, nghe tiếng động mạnh phía sau nhà, anh Phạm Khắc Điệp nghĩ có sạt lở đất nên gọi vợ chạy ra ngoài. Sau đó, họ đập cửa gọi hàng xóm. “Em tưởng đổ bên này. Lúc sau đất nó cứ ùn ùn ra. Em còn chạy lên trên kia đập cửa mấy nhà để dậy nữa. Nghe tiếng động to quá, mọi người cũng bắt đầu dậy, tầm 10, 15 phút là em thấy nhà mình đổ sập ngay trước mắt mà không biết làm gì được. May mà chạy được người ra còn đồ đạc trong nhà mất hết, trên người còn đúng bộ quần áo”, anh Phạm Khắc Điệp bàng hoàng kể lại.
Không nỡ rời ngôi nhà của mình
Anh Điệp là một trong 3 hộ có nhà bị đổ sập do sạt lở đất. Do bị viêm đa cấp dạng khớp nên anh phải ở nhà đảm nhiệm việc chăm con cái, làm những công việc nhé. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào lương nhân viên của vợ ở Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103. Hai vợ chồng phải thức đêm bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Cũng may mắn vì vậy mới phát hiện sắp lở đất rồi chạy thoát thân.
Hiện trường vụ sạt lở đất làm sập 3 căn nhà ở TT.Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. ẢNH: NGUYỄN ANH
Kinh hoàng sau bão Yagi: 352 người chết và mất tích, sạt lở đe dọa khắp miền Bắc
Cũng bị sập hoàn toàn căn nhà sau trận sạt lở đất, Ngôi nhà của vợ chồng bà Lã Thị Nga cũng bị sập hoàn toàn sau vụ sạt lở đất. Khi nhà sập, bà đang ở về Hà Nội để tái khám, nhờ vậy mới thoát mạng. “May mà hôm qua cô không về, cô về khéo cô chết đấy, cô ngủ trong buồng chắc không nghe thấy. Nghe nhà mình sập thì rụng rời chân tay, cô nghĩ đời mình thế là xong rồi, 75 tuổi rồi vẫn phải làm nhà. Mong sao chính quyền hỗ trợ hốt hết lớp đất sạt lở đi rồi mình dựng lại căn nhà lá ở tạm cũng được”, bà Nga buồn bã nhìn nói.
Cán bộ phường lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở. ẢNH: NGUYỄN ANH
Liền kề nhà ông bà Nga, gia đình chị Nguyễn Thị Cẩm Huệ bị thiệt hại toàn bộ gian sinh hoạt phía sau, chỉ còn một phần xưởng gỗ phía trước. Từ hôm mưa lớn, chị đã lo sợ việc sạt lở nên dẫn hai con qua nhà ông bà ngủ nhờ. Không ngờ điều chị lo lắng lại thành sự thật.
“Tự nhiên thiên tai, bao nhiêu năm làm tích góp, cuộc sống đã khó khăn rồi mà bây giờ lại như thế này nữa thì không biết bây giờ sẽ giải quyết được như thế nào đây. Nó ít thì còn lo được chứ hàng vạn khối thì quá khả năng rồi. Thực sự đấy, hốt được đất rồi lấy đâu tiền để làm nhà. Rất là khó khăn”, chị Huệ nghẹn giọng khi nghĩ về những ngày sắp tới.
Sớm khắc phục, hỗ trợ người dân
Theo ông Đặng Thanh Hải, Bí thư TT.Yên Bình, ngày sau khi nghe báo cáo sự việc sạt lở đất, từ 4 giờ sáng, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng đến hỗ trợ các hộ ở xung quanh khu vực sạt lở đất di dời tài sản tới nơi an toàn, tiếp đó báo cáo cấp trên. Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành cũng đã vào trực tiếp kiểm tra, làm việc.
Trước mắt, thị trấn tập trung phương án “4 tại chỗ” hỗ trợ 22 hộ bị ảnh hưởng gồm lương thực, cơm nước cho những hộ có nhu cầu. Đồng thời, căng dây để cảnh báo, đảm bảo an ninh trật tự.
Thị trấn cũng đã họp để lên phương án di chuyển đất đá trong thời gian sớm nhất. “Đối với 3 hộ bị sập nhà, chúng tôi đã lập hồ sơ gửi lên huyện để thực hiện theo chính sách hỗ trợ chung của thành phố” ông Hải thông tin thêm.
Điện ở khu vực sạt lở được cắt để đảm bảo an toàn cho người dân. ẢNH: NGUYỄN ANH
Trước đó, rạng sáng 14.9, tại Km8 đường Đinh Tiên Hoàng, thuộc tổ 1, TT.Yên Bình, H.Yên Bình, TP.Yên Bái xảy ra vụ sạt lở đất, khoảng hơn 20.000 m 3 đất đã trượt từ độ cao hơn 100 m xuống vùi lấp hoàn toàn 3 hộ dân. Rất may, sau khi nghe tiếng động lớn, người dân đã hô hoán nhau chạy ra ngoài nên không có thiệt hại về người.
Nhanh chóng cứu hộ một gia đình bị vùi lấp do sạt lở đất ở Sơn La
Ngày 10/8, tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã xảy ra một vụ sạt lở đất khiến 3 người trong một gia đình thương vong.
Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, vào khoảng 4 giờ ngày 10/8, đất từ taluy dương đã sạt xuống, tràn vào cơ sở kinh doanh du lịch Man Đô tại xã Tà Xùa. Lượng lớn bùn đất tràn xuống đã vùi lấp 3 người trong gia đình anh Đặng Văn Lương (sinh năm 1990).
Ngay khi xảy ra sự cố, lực lượng ứng trực tại chỗ đã huy động phương tiện, máy móc khẩn trương cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, do lượng bùn đất tràn vào nhà nhiều nên phải sau 30 phút nỗ lực đào bới đất, lực lượng cứu hộ mới đưa được anh Đặng Văn Lương và người con (1 tuổi) ra ngoài. Cả 2 nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Yên. Đến khoảng 7 giờ 45 phút, chị Đặng Hương Giang, sinh năm 1992 (vợ anh Lương) mới được tìm thấy nhưng đã tử vong.
Theo bà Lừ Thị Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên, những ngày qua ở huyện có mưa lớn kéo dài khiến nhiều điểm bị ngập lụt, sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, đi lại của nhân dân. Trong đó, khu vực bản Tà Xùa, xã Tà Xùa bị sạt lở nghiêm trọng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Yên đã huy động lực lượng chức năng của huyện và xã Tà Xùa cắm biển cảnh báo, hướng dẫn người dân, phương tiện di chuyển an toàn; đưa phương tiện, máy móc khẩn trương khắc phục điểm sạt lở.
Lực lượng chức năng đưa thi thể nạn nhân ra ngoài. Ảnh: TTXVN phát
UBND huyện Bắc Yên cũng đã chỉ đạo, rà soát các điểm sạt lở và yêu cầu cơ sở kinh doanh du lịch, người dân ký cam kết di dời người, tài sản đến nơi an toàn. Tuy nhiên, gia đình anh Đặng Văn Lương vẫn quay lại nhà để ngủ thì xảy ra vụ việc đáng tiếc trên.
Trước đó, mưa lớn kéo dài từ ngày 4-5/8 đã làm sạt lở taluy dương, tại Km13 400m, tỉnh lộ 112, ở khu vực bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, gây ách tắc giao thông cục bộ. Tại điểm sạt lở, hàng chục nghìn mét khối đất, đá sạt lở xuống lấp kín đoạn đường dài hơn 50m. Đặc biệt, phía dưới khu vực sạt lở còn có 10 bungalow đang kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đồng bào vùng cao Sơn La chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất khi mưa kéo dài Đồng bào dân tộc Thái, Mông ở Sơn La với tập quán sinh sống ven suối và trên các sườn đồi núi dốc, mỗi mùa mưa thường đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất. Thực tế trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, trên địa bàn có 12 người chết và mất tích,...