Kỳ tích nông thôn mới Nam Định
Đến hết tháng 12.2015 toàn tỉnh Nam Định có 112 xã (53,6%) được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, vượt 18,6% so với kế hoạch và cao hơn bình quân cả nước 37,6%…
Phát triển giao thông nông thôn ở Nam Định
Trong điều kiện của một tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, để phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân và huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Nam Định đã có những cách làm rất sáng tạo và hiệu quả.
Sức mạnh từ nhân dân
Trước nhất, xin muốn nói tới sự thay đổi nhận thức, tư tưởng. Xưa, người dân coi việc xây dựng NTM dựa vào nguồn lực từ bên ngoài, chờ đợi hỗ trợ từ ngân sách, đầu tư của cấp trên. Nay, người dân nông thôn xác định rõ: xây dựng NTM là công việc của chính mình, con cháu mình, cho quê hương mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Một ví dụ điển hình, thông qua vận động triển khai dồn điền đổi thửa, nhân dân đã góp được gần 2.897ha đất nông nghiệp (giá trị khoảng 5.800 tỷ đồng), tạo thêm nguồn lực quan trọng để xây dựng NTM. Đồng ruộng, kênh mương, giao thông nội đồng được chỉnh trang, kiến thiết tốt hơn phục vụ phát triển sản xuất, từ đó hình thành các vùng kinh tế tập trung.
Tổng vốn huy động xây dựng NTM của tỉnh Nam Định từ năm 2011 đến tháng 3/2016 đạt hơn 11.500 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng (chiếm 26,8%), vốn tín dụng 2.980 tỷ đồng (chiếm 25,8%), vốn huy động từ các doanh nghiệp khoảng 2.200 tỷ đồng (chiếm 19%), vốn đóng góp của cộng đồng dân cư gần 2.100 tỷ đồng (chiếm 18%)…
Nhờ đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, người dân đã tự nguyện hiến 206ha đất thổ cư, giá trị trên 1.000 tỷ đồng làm đường giao thông thủy lợi nội đồng, các công trình phúc lợi. Ngoài ra, tổng vốn tín dụng các thành phần kinh tế, các hộ dân vay đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động… trong 5 năm qua đạt trên 21.000 tỷ đồng.
Nam Định rất chủ động, sáng tạo trong lựa chọn con đường tiến đến đích NTM với phương châm: “Làm từ đồng ruộng làm về làng, làm từ hộ gia đình ra thôn xóm, làm từ thôn xóm lên xã; xã chủ trì xây dựng các công trình chính của xã, các thôn xóm vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình của thôn xóm; các hộ dân lo cải tạo ao, vườn, sân, ngõ, 3 công trình vệ sinh của hộ gia đình. Lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động xây dựng NTM”.
Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, giải phóng sức lao động cho nông dân
Video đang HOT
Nam Định không nóng vội chạy theo thành tích nhưng cũng không trông chờ ỷ lại trong xây dựng NTM. Nhờ phát huy năng lực nội tại, đặc biệt là sức mạnh nhân dân, Nam Định đã xây mới được hơn 6.000km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa, nâng cấp hàng ngàn công trình thủy lợi; cải tạo, xây mới được gần 400 trường học. Hầu hết các thôn/xóm đều có nhà văn hóa…
Để người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, tỉnh Nam Định quán triệt các địa phương phải công khai, minh bạch trong xây dựng NTM theo phương phâm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Đồng thời, luôn tạo cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng phù hợp, tạo động lực cho các phong trào thi đua và huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng NTM.
Để minh chứng cho điều này, chúng tôi muốn nhắc tới con số 171,5 tỷ đồng mà tỉnh Nam Định đã sử dụng để thưởng cho 108/112 xã và huyện Hải Hậu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010 – 2015. Đồng thời, tặng bằng khen của UBND tỉnh cho trên 600 tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp xuất sắc trong xây dựng NTM.
So với cả nước, Nam Định là một trong những tỉnh có mức hỗ trợ và mức thưởng khá cao từ ngân sách của tỉnh cho các địa phương xây dựng NTM (đến tháng 3/2016 cấp kinh phí và thưởng 1.053 tỷ đồng).
Nông thôn là nơi đáng sống
Nông thôn Nam Định không có nhiều nhà lầu, xe hơi như một số tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế. Nhưng không thể phủ nhận, Nam Định có nhiều địa phương xanh – sạch – đẹp nhất về cảnh quan và môi trường. Những khẩu hiệu cổ động mạnh mẽ như “Nhà sạch, vườn xanh, đường bê tông, sông không rác” được in rất trang trọng và hiện diện ở khắp các miền quê.
Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường nông thôn với sự tham gia của cộng đồng được nhiều xã tổ chức tốt. Từ đó, môi trường nông thôn được cải thiện đáng kể. Năm 2015 có 93,2% dân số nông thôn dùng nước sạch và hợp vệ sinh; 86% hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh theo tiêu chuẩn.
Tỉnh Nam Định được Ban chỉ đạo Trung ương đánh giá cao về kinh nghiệm xây dựng môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh đó, các hoạt động thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, nhất là phong trào thể thao quần chúng.
Tạo lực đẩy phát triển kinh tế
Để nâng cao thu nhập cho cư dân khu vực nông thôn, trong những năm qua, các huyện, thành phố đã tích cực đổi mới nhiều bộ giống, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, mùa vụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT và cơ giới hóa, nâng cao chất lượng và giá trị, đưa sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện.
Huyện nông thôn mới Hải Hậu
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 3,2%/năm. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất trồng trọt tăng từ 75,6 triệu đồng năm 2010 lên 129,45 triệu đồng năm 2015.
Chăn nuôi cũng phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh; thành lập các doanh nghiệp chăn nuôi với công nghệ tiên tiến. Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ 85% năm 2010 xuống còn 60% năm 2015.
Mô hình nông dân thuê gom, tích tụ ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các HTX chuyển đổi, thành lập HTX chuyên ngành.
Từ năm 2013 đến 2015 có 24 HTX được thành lập mới đi vào hoạt động đạt kết quả bước đầu. Các mô hình mới trong liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị cũng được hình thành.
Cùng với duy trì và phát triển nghề truyền thống, các địa phương đã tích cực triển khai công tác đào tạo nghề, truyền nghề mới cho lao động nông thôn. Nhiều xã đã phát triển được nghề may công nghiệp, mây tre đan, thêu tranh, mộc mỹ nghệ, móc sợi, thúc dát đồng…
Hàng hóa của làng nghề Nam Định đã có mặt ở khắp cả nước, một số mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài. Hầu hết các hộ làm nghề đều có thu nhập khá.
Trong 5 năm qua, có 26 doanh nghiệp đầu tư, giải quyết việc làm cho từ 300 lao động nông thôn trở lên, tiêu biểu như Cty CP May Sông Hồng đầu tư các xưởng sản xuất tại huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng tạo việc làm cho gần 6.000 lao động nông thôn, Cty TNHH Yamani Dynasty – Đài Loan tạo việc làm cho gần 3.000 lao động nông thôn, Cty Dệt may Nam Định tạo việc làm cho 1.700 lao động nông thôn…
Từ đó, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên tăng từ 75% năm 2010 lên 91% năm 2015. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 12,7 triệu đồng/người năm 2010 lên 35 triệu đồng/người năm 2015. Ở 112 xã NTM thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/người năm 2015.
Một tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách mà xây dựng NTM tốt như vậy, thiết nghĩ là một kỳ tích!
Những con số ấn tượng Đến hết tháng 12.2015 toàn tỉnh Nam Định có 112 xã (53,6%) được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, vượt 18,6% so với kế hoạch và cao hơn bình quân cả nước 37,6%. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,2 tiêu chí/xã, tăng 10,4 tiêu chí/xã so với năm 2010. Huyện Hải Hậu được công nhận là huyện NTM năm 2015. Đáng chú ý, trong số 113 xã không nằm trong kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015, mặc dù chưa được tỉnh hỗ trợ đủ kinh phí từ ngân sách xây dựng NTM, nhưng đã rất nỗ lực, chủ động huy động các nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện chương trình. Đến hết năm 2015 đã có 26 xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Ngoài ra còn có 23 xã đạt và cơ bản đạt 15 – 18 tiêu chí, 51 xã đạt và cơ bản đạt 10 – 14 tiêu chí. Không còn xã dưới 8 tiêu chí. Bình quân đạt 14 tiêu chí/xã, tăng 9 tiêu chí/xã so với năm 2010.
Theo Minh Phúc (Nông nghiệp Việt Nam)
Vốn tín dụng giúp nhà nông có "bát ăn bát để"
Đến nay, 140 xã ở Thái Nguyên đã được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) để phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã có điều kiện mở rộng sản xuất, vươn lên làm giàu.
Làm giàu từ đồng vốn ngân hàng
Chị Nguyễn Thị Quỳnh ở xã Yên Lãng (huyện Đại Từ) chia sẻ: "Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, nhờ được vay 200 triệu đồng từ Agribank Thái Nguyên để đầu tư chăn nuôi, đến nay gia đình tôi đã có thu nhập ổn định, con cái được ăn học đầy đủ. Mới đây, mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) của gia đình tôi tiếp tục được Agribank cho vay thêm 300 triệu đồng nữa để mở rộng sản xuất". Không riêng chị Quỳnh mà trên địa bàn Thái Nguyên hiện có hàng trăm hộ nông dân được Agribank cho vay vốn để phát triển sản xuất, nhờ đó đã thoát nghèo, có "bát ăn, bát để".
Nguồn vốn Agribank Thái Nguyên giúp nông dân phát triển kinh tế trang trại. Ảnh: B.C
Đại diện Agribank Thái Nguyên cho biết, sau 5 năm triển khai (2011-2015), doanh số cho vay chương trình xây dựng NTM của đơn vị đạt 10.983 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu của 124.000 lượt khách hàng. Tính riêng năm 2015, đơn vị đã cho vay 2.224 tỷ đồng với 28.000 lượt khách hàng vay.
Đến 31.3.2016, số khách hàng còn dư nợ tại Agribank Thái Nguyên là 34.652 khách hàng, trong đó dư nợ thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 1.974 tỷ đồng. Khách hàng vay phần lớn là hộ gia đình, chủ trang trại (chiếm 90% tổng dư nợ), còn lại là doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, đơn vị còn mở rộng cho vay để kiên cố hóa đường giao thông, kênh mương, điện... giúp diện mạo các thôn, xã của Thái Nguyên từng bước đổi thay.
Lãi suất ưu đãi chỉ 7%
Đánh giá về hiệu quả của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/NĐ-CP và Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Giám đốc Agribank Thái Nguyên cho biết, việc mở rộng đối tượng cho vay và mức cho vay không có tài sản bảo đảm được nâng lên nên số khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tăng nhanh. Đối với Agribank, các quy định cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng thông thoáng hơn, hạn mức tín dụng lên tới 200 triệu đồng/hộ nên vừa giúp bà con giảm bớt thời gian, thủ tục vay vốn, vừa duy trì đủ vốn phục vụ sản xuất.
Để khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực triển khai tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Agribank Thái Nguyên tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi ở mức 7% đối với vay ngắn hạn, 9% đối với vay trung dài hạn, ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp 5,5%/năm; giảm lãi tiền vay cho các khách hàng thực sự khó khăn. Đối với Chương trình xây dựng NTM, sẽ ưu tiên vốn vay cho các hộ gia đình để phát triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa; cho vay làm đường giao thông nông thôn, xây dựng kênh mương, làm nhà văn hóa, cho vay đầu tư các phương tiện phục vụ sản xuất.
Theo Danviet
Niềm vui lớn sau cuộc đại di dân Dự án di dân Tái định cư (TĐC)thủy điện Sơn La không chỉ hoàn thành vượt tiến độ trước thời hạn 3 năm, mà còn góp phần tích cực, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh SơnLa. Đảm bảo an sinh cho hơn 12.500 hộ dân Dự án di dân TĐC thủy...