Kỳ tích “giữ chân, cứu mạng” bệnh nhân của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Ngày 12-1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa cứu sống và giữ được chân cho một nam thanh niên gặp tai nạn giao thông, bị lóc da, hoại tử toàn bộ phần đùi, hoại tử động mạch đùi và nhiễm trùng rất nặng.
Nhiều ca bệnh nặng đang điều trị giữ chức năng tại khoa Phẫu thuật tạo hình – BV Đại học Y
Thông tin với báo chí, PGS.TS Bùi Văn Lệnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh nhân là Nguyễn Văn L., 22 tuổi, ở Lào Cai, bị tai nạn giao thông, ô tô chèn qua đùi, được sơ cứu tại Bệnh viện Lào Cai sau đó chuyển về một bệnh viện tuyến trung ương rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Đại học Y. Lúc này, tình trạng của bệnh nhân rất nặng, bị lóc da, hoại tử toàn bộ vùng mặt trước, mặt trong đùi và bẹn phải. Các khối cơ vùng đùi trước và trong dập nát, nhiễm trùng nặng.
Sau khi được bác sĩ xử trí ban đầu để chuẩn bị phẫu thuật tạo hình, 4 ngày sau, bệnh nhân bất ngờ bị chảy máu ồ ạt từ vùng đùi phải. Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình nhận định đây là tổn thương hoại tử động mạch đùi buộc phải tiến hành cầm máu khẩn cấp để cứu sống bệnh nhân. Ngay lập tức một kíp phẫu thuật cấp cứu bao gồm các bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ phẫu thuật mạch máu và bác sĩ gây mê hồi sức khẩn trương tiến hành ca mổ.
Điều khó khăn khi tiến hành mổ là các phẫu thuật viên xác định được một đoạn động mạch đùi của bệnh nhân dài khoảng 15cm bị hoại tử, thành mạch máu mủn nát, máu chảy và phun ra thành tia dữ dội khiến bệnh nhân bị choáng rất nặng do mất máu cấp. Tình huống cấp bách đòi hỏi các thầy thuốc phải quyết định phương án chỉ trong giây phút bởi theo nhận định với lượng máu trào ra như vậy thì chỉ khoảng 5 phút bệnh nhân sẽ tử vong.
TS Nguyễn Roãn Tuất, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người trực tiếp tham gia kíp mổ chia sẻ, với trường hợp này theo y văn thì phương án tháo khớp háng, cắt bỏ chân bị hoại tử để cứu sống bệnh nhân là lựa chọn dễ dàng và an toàn nhất cho thầy thuốc. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ chân thì cơ may sống không cao (30-50%) và nếu có cứu sống được thì bệnh nhân cũng sẽ trở thành người tàn phế suốt đời ở tuổi 22. Do bệnh nhân còn quá trẻ, sau khi hội chẩn chớp nhoáng, các bác sĩ đã quyết định chọn phương án táo bạo là cắt bỏ đoạn động mạch đùi hoại tử và thay thế bằng kỹ thuật ghép đoạn tĩnh mạch của chính bệnh nhân.
Kíp mổ BV Đại học Y chia sẻ về kỳ tích giữ được chân cho bệnh nhân Nguyễn Văn L.
“Đây là lựa chọn hết sức mạo hiểm bởi nếu thành công thì có thể cứu sống và giữ được chân cho bệnh nhân nhưng mức độ rủi ro khi thực hiện lại rất lớn, đặc biệt phần được ghép đoạn tĩnh mạch của bệnh nhân đã bị hoại tử, nhiễm trùng nên khả năng thành công càng nhỏ và có thể gây tử vong cho người bệnh bất kỳ lúc nào. Dù vậy, dựa trên cơ sở đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân và tin tưởng vào khả năng, bản lĩnh của các thầy thuốc nên chúng tôi quyết định chọn phương án mạo hiểm để hy vọng bảo tồn được chân cho người bệnh” – PGS.TS Bùi Văn Lệnh nói.
Kíp mổ đã tiến hành loại bỏ đoạn động mạch đùi bị hoại tử và thay thế bằng một đoạn tĩnh mạch hiển trong. Sau 3 giờ, cuộc mổ thành công, bệnh nhân sống, chân phải được giữ lại. Bệnh nhân được theo dõi sau mổ theo một quy trình đặc biệt. Thế nhưng 16 ngày sau ca mổ, các bác sĩ lại phải đối mặt với “thử thách cân não” lần 2 khi bệnh nhân lại đột ngột bị chảy máu ồ ạt, có những thời điểm trụy mạch, tim ngừng mổ trên bàn mổ.
Bài toán cắt chân để cứu sống bệnh nhân hay chọn phương án mạo hiểm là tạo hình và tái tạo động mạch đùi để vừa cứu sống vừa bảo tồn được chân cho bệnh nhân – dù hy vọng thành công nhỏ hơn nhiều so với phương án cắt chân – lại được đặt ra. Và một lần nữa, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội quyết định lựa chọn phương án mạo hiểm, tiến hành các kỹ thuật tạo hình và tái tạo. Rất may, một lần nữa cuộc mổ đã thành công, bệnh nhân được cứu sống, chân phải vẫn được bảo tồn.
Đến nay, sau 2 tháng điều trị, qua 5 lần mổ, bệnh nhân đã ra viện với đôi chân của mình trong niềm vui khôn siết, trong hạnh phúc của gia đình và cả những người thầy thuốc. TS Nguyễn Roãn Tuất cho biết, hiện tại bệnh nhân đã có thể đi lại bằng nạng, sắp tới sẽ trải qua đợt điều trị phục hồi chức năng để phục hồi khả năng đi lại. Việc cứu sống và giữ được chân cho bệnh nhân này là một kỳ tích của tập thể y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Ngày thứ 2 xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường
Sáng nay, 5/12, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử 2 bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh trong vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường gây xôn xao dư luận năm 2013.
8h37, luật sư Vũ Gia Trưởng tiếp tục thẩm vấn bị cáo Đào Quang Khánh.
8h35, HĐXX bắt đầu buổi làm việc sáng 5/12.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố về các tội về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" quy định tại khoản 2 điều 246 Bộ Luật Hình sự và tội "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo khoản 3 điều 242 Bộ Luật Hình sự.
Bị cáo Đào Quang Khánh, bảo vệ của Thẩm mỹ viện Cát Tường, bị truy tố 2 tội danh "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" theo quy định tại khoản 2 Điều 246 và tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự.
Tại phiên xét xử ngày 4/12, hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh "đổ" cho nhau vai trò chủ mưu trong việc phi tang xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền xuống sông Hồng.
Các luật sư vặn hỏi Nguyễn Mạnh Tường nhiều chi tiết xung quanh việc pha chế thuốc cho chị Huyền và việc tại sao không đưa chị Huyền đi cấp cứu ngay khi phát hiện nạn nhân có biểu hiện bất thường.
Vợ bị cáo Nguyễn Mạnh Tường, chị Nguyễn Thị Hằng, cũng bị HĐXX và các luật sư thẩm vấn kỹ về vấn đề chị này có can ngăn chồng mình thực hiện hành vi ném xác nạn nhân Huyền xuống sông hay không.
Cuối phiên xét xử chiều ngày 4/12, bị can Đào Quang Khánh khai ra một chi tiết khiến nhiều người giật mình. Sau khi chị Huyền tử vong, Khánh đã cùng một số nhân viên trong thẩm mỹ viện ngồi tại quán cà phê bàn bạc việc dàn dựng một vụ tai nạn giao thông để "hợp thức" cái chết của chị Huyền.
Đào Quang Khánh (18 tuổi, bảo vệ tại thẩm mỹ viện Cát Tường) còn khai Nguyễn Mạnh Tường (41 tuổi, nguyên bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường) hứa hẹn sẽ tăng lương gấp đôi cho mình từ tháng sau.
Ai đề nghị vứt xác?
Qua lời khai của bị cáo Tường và người liên quan cho thấy sau khi nạn nhân tử vong, bị cáo Tường đã cùng bàn việc xử lý xác nạn nhân theo hai hướng, một là gọi gia đình nạn nhân để đàm phán và hai là đưa vào bệnh viện nào đó cấp cứu và dựng lên tình huống một vụ tai nạn.
Sau đó, Tường quyết định phương án hai và nhờ bị cáo Khánh cùng nhân viên Lê Văn Công đưa xác nạn nhân đến Bệnh viện Bưu điện.
Theo lời khai của bị cáo Tường, chính Khánh là người đề nghị mang xác đi vứt.
Khoảng mười lời khai và tường trình của bị cáo Khánh, lời khai tại phiên tòa trước cũng thừa nhận điều này.
Trước đó, sau khi bản cáo trạng được công bố, bị cáo Tường đã phản bác và cho rằng cáo trạng có nhiều điểm không đúng. Tuy nhiên, bị cáo Tường thừa nhận cơ sở thẩm mỹ của mình chưa có đủ thủ tục hành chính.
Về chuyên môn, bị cáo cho rằng mình đủ điều kiện vì là bác sĩ ngoại khoa và phẫu thuật tạo hình, có trình độ sau đại học về thẩm mỹ.
Trả lời hội đồng xét xử, bị cáo Tường khẳng định việc mình hút mỡ, nâng ngực cho nạn nhân Huyền là thủ thuật, không bị cấm chứ không phải là phẫu thuật.
Đại diện viện kiểm sát chất vấn việc phẫu thuật thẩm mỹ phải được thực hiện ở bệnh viện. Bị cáo Tường khẳng định đây là thủ thuật nên có thể làm tại trung tâm thẩm mỹ.
Điều này khiến đại diện viện kiểm sát cho rằng bị cáo quanh co và sẽ không áp dụng điều 46 về tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Thậm chí đại diện viện kiểm sát còn khẳng định "nguyên nhân chị Huyền chết là do việc làm của bị cáo".
Ngay lập tức, bị cáo Tường cãi: "Cho đến bây giờ trong cáo trạng cũng nói rõ chưa biết nguyên nhân chị Huyền chết mà viện kiểm sát lại nói nguyên nhân chết do phẫu thuật".
Bị cáo Tường lập luận: "Khi bị cáo đi chị Huyền vẫn sống và khi về đã chết rồi. Vậy căn cứ vào đâu để viện kiểm sát cho rằng chị Huyền chết do bị cáo?".
Đại diện viện kiểm sát cho rằng do "căn cứ vào lời khai các nhân chứng, số thuốc bị cáo dùng cho nạn nhân đã xác định được. Bị cáo đang quanh co đấy".
Điều này cũng được bị cáo Tường đáp trả: "Tranh luận là phải rõ ràng chứ không phải chối tội, nếu không có tội bị cáo không nhận".
Bị cáo Tường khẳng định mình không sai trong việc thực hiện thẩm mỹ mà chỉ sai khi vứt xác chị Huyền xuống sông.
Giám đốc và phó giám đốc đổ lỗi cho nhau
Trả lời luật sư bên bị hại, bị cáo Tường tiếp tục phản bác một loạt công văn của Bộ Y tế về việc mình được phép thực hiện thẩm mỹ hay không.
Theo luật sư, bị cáo không có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ thì không được phép hành nghề.
Bị cáo Tường phản bác trên thế giới chỉ có chứng chỉ phẫu thuật tạo hình chứ không có chứng chỉ riêng về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, phẫu thuật thẩm mỹ chỉ là một chuyên ngành nhỏ của phẫu thuật tạo hình.
Khi luật sư chất vấn việc chị Huyền có biến chứng ngay sau khi bơm thuốc tê khoảng 15 phút như lời khai của các nhân viên trung tâm, nhưng bị cáo vẫn tiếp tục hút mỡ, bị cáo Tường phủ nhận và cho biết nạn nhân chỉ đau, co tay phải chứ không bị biến chứng.
Khi nạn nhân sùi bọt mép, co giật, bị cáo Tường cho rằng có dấu hiệu bệnh động kinh và sai nhân viên đi mua thuốc động kinh.
Tại cơ quan điều tra, một số nhân viên đã khai dù không mua được thuốc nhưng bị cáo Tường vẫn hút mỡ, song tại phiên tòa lại trả lời không nhớ, hình như có...
Phần đối thoại căng thẳng của bị cáo Tường còn tiếp diễn khi luật sư thẩm vấn vai trò của bị cáo và phó giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường Lê Thị Thúy Mai.
Theo đó, bị cáo Tường khai đã chỉ đạo việc cấp cứu nạn nhân trong khi bà Mai cho rằng mọi người định đưa đi cấp cứu nhưng bác sĩ Tường sắp về nên phải để đó.
Trả lời hội đồng xét xử, bà Mai nhấn mạnh mình dù là phó giám đốc nhưng chỉ là người làm thuê, do đó phải chấp hành mọi chỉ đạo của ông Tường.
Bị cáo Tường phản bác một người không có mặt ở hiện trường làm sao đánh giá được tình hình mà chỉ đạo, phải do người có mặt xử lý...
Do nội dung này không ai thừa nhận nên luật sư đã đề nghị hội đồng xét xử xem xét đánh giá khi lượng hình.
Theo NTD
Vụ nổ nhà máy thép: Đã làm rõ nguyên nhân Do không đậy nắp thùng rót thép khiến thép trào ra ngoài. Thép ở nhiệt độ 1.600 độ ở dạng lỏng khi rơi xuống sàn gặp các vật liệu, thiết bị, sàn gạch lát hơn đã tạo ra tiếng nổ, bắn tung vào các công nhân đang làm việc ở dưới. Ngày 14/4, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các cơ quan...