Kỳ tích bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam được thay toàn bộ xương đùi
Bệnh nhi 11 tuổi bị ung thư xương tưởng chừng phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Thế nhưng, các bác sĩ đã quyết tâm mang lại cuộc sống mới cho em bằng việc phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi bằng xương nhân tạo.
Đây là trường hợp thay xương nhân tạo trẻ nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Bệnh nhi đang dần bình phục sức khỏe với đôi bàn chân mới.
Nằm bất động, đau đớn vì căn bệnh ung thư xương
Chiều 22-2, các bác sĩ, chuyên gia tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi chỉ mới 11 tuổi để điều trị ung thư xương.
Bệnh nhân Q.A (11 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh), đau đùi phải âm ỉ tăng dần suốt một năm nay. Gia đình cho cháu đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng được chẩn đoán ung thư xương đùi và được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục điều trị.
Sau đợt điều trị hóa chất lần đầu tiên, khối u không những không đáp ứng thuốc mà còn phát triển lớn hơn dẫn đến xâm lấn, làm gãy đôi thân xương đùi khiến cháu phải bó bột toàn bộ chân phải. Đồng thời, cháu vẫn phải tiếp tục điều trị các đợt hóa chất theo phác đồ để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật lấy bỏ khối u sắp tới.
Trong thời gian này, Q.A phải ngồi xe lăn bất động tại chỗ, luôn phải có người thân giúp cháu chăm sóc, vệ sinh cá nhân; đồng thời phải chịu đựng một nỗi đau dai dẳng dày vò suốt đêm ngày. Các bác sĩ đánh giá lại sau ba đợt điều trị hóa chất thấy bệnh của cháu không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu u tiếp tục to ra.
Hình ảnh khối u khổng lồ phá hủy gần toàn bộ xương đùi phải của bệnh nhân.
Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, với hy vọng còn nước còn tát, bố bệnh nhi đã cố gắng hết sức vay mượn rồi một thân một mình đưa Q.A ra Hà Nội để điều trị tiếp với hy vọng giữ lấy chân phải cho cháu.
Video đang HOT
Tới khám tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, GS, TS Trần Trung Dũng, phụ trách chuyên môn của trung tâm cho biết, ung thư xương ở lứa tuổi trẻ em là một bệnh lý có tính chất ác tính rất cao, không chỉ khiến bệnh nhân có nguy cơ tàn phế mà thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với trường hợp cháu Q.A, khối u đã phát triển quá mức dọc theo thân xương đùi và xâm lấn “ăn” gãy đôi thân xương. Do đó, giải pháp duy nhất là phải tháo bỏ toàn bộ xương đùi kèm theo khối u. Nhưng nếu không có giải pháp thay thế vị trí khuyết của xương thì nguy cơ phải cắt bỏ chân của cháu để cứu tính mạng là rất cao! Tuy nhiên, do cháu còn quá nhỏ và gia đình cũng khát khao đặt nhiều niềm tin vào việc bảo tồn chân cho con nên các bác sĩ đã tìm ra một giải pháp phù hợp nhất cho cháu.
Quyết định táo bạo thay xương nhân tạo cho bệnh nhi nhỏ tuổi
Bằng kinh nghiệm đã từng thay xương nhân tạo thành công cho một số ca bệnh tại Việt Nam, các chuyên gia chấn thương chỉnh hình, ung thư và gây mê hồi sức đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn với nhau. Cuối cùng, đã đưa ra quyết định sẽ lấy bỏ toàn bộ xương đùi bị ung thư sau đó thay thế phần xương bị loại bỏ này bằng xương đùi nhân tạo với chất liệu bằng hợp kim Titan. Tuy nhiên, đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam nên các bác sĩ phải cân nhắc nhiều yếu tố.
Các chuyên gia phải đo đạc tính toán cẩn thận làm sao có thể thay thế phần xương nhân tạo gần như tương đồng hoàn toàn với xương của bệnh nhi để giúp cháu Q.A có thể sớm hồi phục và đi lại được như trước. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong thiết kế, cháu có thể sẽ gặp các di chứng như trật khớp, cứng khớp ngay sau mổ.
Để giải quyết phần khó khăn còn lại của bài toán này, GS, TS Trần Trung Dũng cho biết: “Chúng tôi phải quét mô hình 3D toàn bộ hai chân của cháu Q.A trước mổ để từ đó mô phỏng giả lập sau khi tháo bỏ xương đùi thì cần thay thế xương nhân tạo mới có các thông số kích thước là bao nhiêu. Đồng thời, chúng tôi cũng tính toán phần gân cơ xung quanh xương còn lại có đủ bảo đảm cho chân cháu hoạt động hay không. Cuối cùng, chúng tôi dự kiến sử dụng robot định vị trong suốt quá trình mổ để đảm bảo các bước phẫu thuật đều đạt độ chuẩn xác cao nhất”.
Trải qua đợt điều trị hóa chất tiền phẫu và ca đại phẫu kéo dài gần ba giờ đồng hồ, cuối cùng các bác sĩ đã lấy bỏ xương đùi bị bệnh cùng khối u khổng lồ có kích thước 28×10cm, nặng gần ba kg của bệnh nhân ra khỏi cơ thể. Đồng thời, thay thế thành công xương đùi nhân tạo kèm khớp háng và khớp gối nhân tạo.
Xương đùi nhân tạo bằng hợp kim Titan được in 3D theo thông số giải phẫu của người bệnh.
BS Dũng cho biết, xương đùi nhân tạo này được thiết kế in 3D bằng hợp kim Titan siêu bền, siêu nhẹ đặt hàng theo đúng thông số thiết kế giải phẫu được cung cấp bởi các bác sĩ phẫu thuật. Loại xương đùi nhân tạo này được thiết kế theo dạng module tháo lắp, do đó khi bệnh nhi lớn lên thì các bác sĩ hoàn toàn có thể kéo dài bên chân phẫu thuật tương xứng với bên chân lành.
Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ định vị của robot Pheno Artis cùng kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phẫu thuật mà chức năng, chiều dài và hình thể hai bên chân của bệnh nhân sau mổ là tương đương nhau.
“Nếu diễn biến hậu phẫu thuận lợi thì chỉ sau hai ngày nữa thôi là bệnh nhân đã có thể ngồi dậy tập đi với dụng cụ hỗ trợ”, BS Dũng cho hay.
Ca mổ lần này tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là ca thay toàn bộ xương đùi thứ 3 ở Việt Nam và là ca thứ 2 thay toàn bộ xương đùi do ung thư. Đặc biệt hơn cả, nghiên cứu trong y văn thế giới thì đây là ca mổ thay xương đùi cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam và nhỏ tuổi thứ 2 trên thế giới (trong một báo cáo vào năm 2010 đã có một bệnh nhân 10 tuổi được phẫu thuật tương tự ở Ai Cập).
Trong thời gian hơn một năm vừa qua, GS, TS Trần Trung Dũng cùng các chuyên gia tại trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội chính là ê-kíp đã thực hiện thành công rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp, như thay thế một bên xương chậu nhân tạo, thay cùng lúc tám khớp ngón tay, thay thế các trường hợp khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối phức tạp.
Đồng thời, ê-kíp này cũng là tác giả của hai ca phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam trước đây. Điều đáng mừng là, ca thay xương đùi đầu tiên do ung thư là một cô gái 25 tuổi, hiện nay sau gần hai năm phẫu thuật cô vẫn khỏe mạnh và hiện đang công tác cùng chính ê-kíp phẫu thuật cho mình tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh với vai trò thư ký y khoa.
Chàng trai hết tật nguyền nhờ kỹ thuật lần đầu áp dụng tại Việt Nam
Sau 6 đợt hóa trị vì ung thư xương, anh K. (33 tuổi, quê Quảng Nam) đã được các bác sĩ sử dụng mảnh ghép titan thay thế xương chày.
Chiều 5/1, bác sĩ Le Anh Tuan, Truong khoa Chan thuong chinh hinh, Bệnh viện Cho Ray (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa ghép xương chày thành công cho anh H.V.K (33 tuổi, quê Quảng Nam) bằng kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Anh K. tập đi lại bằng nạng sau 4 ngày ghép xương chày
Vào tháng 3/2019, anh K. phát hiện xương chày trái có khối u to dần, gây hạn chế vận động khớp gối nên đến bệnh viện khám. Các bác sĩ xác định anh bị ung thư xương, phải hóa trị.
Từ tháng 3 tới tháng 7/2019, anh K. trải qua 6 đợt hóa trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau đo, benh nhan đuoc phau thuat cat rong buou, đe lai chieu dai khuyet hong đau tren xuong chay 11 cm.
Nhận thấy bệnh nhân còn trẻ, các bác sĩ tại bệnh viện đã phoi hop voi Vien nghien cuu CSIRO (Uc) lam manh ghep in 3D bang hop kim titan dang to ong để ghép cho anh K.
Mảnh ghép này đuoc thiet ke mo phong chan lanh cua benh nhan, sau đó đua ve Việt Nam ghep cho anh K.
Trong khi chờ ghép xương theo phương pháp mới, các bác sĩ đã đặt spacer xi-mang khang sinh va đat khung co đinh ngoai qua goi tam thoi cho người bệnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, gần đây, mảnh ghép trị giá 2.500 AUD (44,5 triệu đồng) mới chuyển về Việt Nam. Anh K. được tài trợ hoàn toàn do hoàn cảnh khó khăn.
Bốn ngay sau ca mổ, anh K. dung nang ho tro để tập đi. Du kien, anh co the đi lai binh thuong. Tuy nhiên, do khop goi bi cat nen benh nhan se khong phuc hoi van đong đuoc khop goi.
Bác sĩ Le Anh Tuan chia se, đay la lan đau tien manh ghep titan 3D dang to ong đuoc ung dung o chuyen khoa chan thuong chinh hinh.
Manh ghep titan 3D đa đuoc ung dung o Viet Nam nhung chi moi o vung rang ham mat. Y tuong manh ghep titan 3D đieu tri cac khuyet hong lon xuong tu chi đuoc bệnh viện trien khai thuc nghiem tren tho tu thang 5/2018.
Đến tháng 8/2019, bệnh viện chuan bi ung dung tren nguoi. Anh K. la benh nhan đau tien tinh nguyen thuc hien ung dung và manh ghep 3D đuoc tao ra vua van voi vung xuong mat.
Giải thích về kỹ thuật này, bác sĩ Đỗ Phước Hùng, Pho Khoa Chan thuong chinh hinh, Truong bo mon Chan thuong chinh hinh ĐH Y duoc TP.HCM, cho biet, voi kỹ thuật kinh đien, sau khi bi cat got xuong chan phia duoi, cac bac si se cat mot phan xuong đui tren chuyen xuong khien truc cua xuong chi benh nhan thay đoi, đi lai kho khan.
"Do vết mổ rộng, đụng tới xương nên dễ xảy ra nguy cơ ra máu khó cầm. Đồng thời, ca mo keo dai, nguy co nhiem trung chac chan se cao, nhieu bat loi voi benh nhan tre tuoi, con kha nang lao đong", bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, titan la kim loai đuoc Co quan quan ly Thuc pham va Duoc pham Mỹ (FDA) cho phep cay vao nguoi vi khong gay di ung, co tinh hoa hop mo tot nhat trong cac kim loai.
Bên cạnh đó, thiet ke manh ghep 3D titan to ong cho phep manh ghep rat nhe, chi 128g so voi viec dung khoi kim loai đac.
"Mảnh ghép này có nhung lo to ong con dan du te bao xuong đi vao sinh soi nay no, lam to ben vung theo thoi gian, manh ghep tro thanh vat the cua chinh benh nhan va khong bi thai loai ra ngoai. Trai lai, neu chi dung vat lieu kim loai đon thuan, sau một thoi gian, benh nhan se moi, khong co kim loai nao ben vung", bác sĩ Hung phan tich.
Bệnh viện Cho Ray đa ky ket hop tac voi Vien nghien cuu CSIRO (Uc) để tiếp tục ứng dụng phương pháp này.
Vận động sau gãy xương Chỉ vì sự sơ suất nào đó, chúng ta có thể bị chấn thương, mà gãy xương là tai nạn rất hay gặp. Sau một thời gian bó bột, nẹp đinh, người bệnh có thể ít nhiều mất những cảm giác vận động, vậy phải làm thế nào để cơ thể sớm có được sự vận động bình thường và tránh được sự...