Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dừa cạn cho kết quả rực rỡ khắp nhà
Hoa dừa cạn nhiều màu sắc là loại cây được ưa chuộng trồng trang trí nhà cửa cũng như giúp không gian sinh hoạt gia đình yên bình nhờ khả năng trừ tà cực tốt.
Kỹ thuật trồng hoa dừa cạn không khó nhưng không phải vì thế mà người trồng có thể lơ là các bước. Hãy đảm bảo cây hoa dừa cạn của bạn được chăm sóc đúng cách, định kỳ để thành quả ra thật mỹ mãn nhé.
1. Đặc điểm của hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn hay bông dừa, hoa hải đằng có tên tiếng anh là Periwinkle. Đây là loại cây của họ Trúc đào (Apocynaceae), có nguồn gốc ở vùng Madagascar.
Dừa cạn thuộc giống cây thân thảo, mọc đứng với nhiều cành, thân cây có nhựa mủ màu trắng. Theo từng giai đoạn của quá trình sinh trưởng mà màu sắc thân cũng thay đổi: khi non thì thân mang màu xanh nhạt và chuyển dần sang hồng tím khi về già. Lá dừa cạn là giống lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, có màu xanh bóng, cuống ngắn.
Hoa dừa cạn là hoa lưỡng tính, có 5 cánh dính vào nhau với đủ sắc màu từ trắng, đỏ, hồng cho đến tím,… và càng gần trung tâm thì màu hoa lại đậm hơn. Điểm đặc biệt của hoa dừa cạn là nở quanh năm nhưng đẹp nhất vẫn là vào khoảng tháng 5 – tháng 9.
Hoa dừa cạn màu vàng
Dừa cạn thường có 2 loại: Loại hoa đứng và loại buông rủ mềm mại. Cây hoa dừa cạn đứng có thân thẳng, phù hợp trang trí trên những thảm hoa hay công viên, sân vườn. Trái lại, cây hoa dừa cạn rủ thì có dáng rủ, phù hợp làm chậu treo trang trí.
Hoa dừa cạn đứng
Hoa dừa cạn rủ
Video đang HOT
2. Ý nghĩa hoa dừa cạn
Mỗi loại cây đều mang những ý nghĩa khác nhau và hoa dừa cạn cũng không phải ngoại lệ. Đây là loài hoa được dùng phổ biến trong dịp sinh nhật, mừng thọ hay kể cả dịp tết đến xuân về với ý nghĩa của sự trường xuân.
Không những thế, dừa cạn cũng là lời chúc mừng cho sự thành công trong sự nghiệp hay học vấn, cũng là món quà đặc biệt được dùng trong các buổi lễ khai trương hoặc lễ mừng thăng chức của sếp, của đồng nghiệp….
Hoa dừa cạn với nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống từ trang trí, làm quà tặng đến trừ tà.
Theo các chuyên gia phong thuỷ, hoa dừa cạn được xem là loài cây có khả năng trừ tà rất tốt, đem lại không gian sống yên bình cho cả gia đình.
Trồng hoa dừa cạn là kỹ thuật khá đơn giản, ai cũng có thể làm được. Vì vậy, nếu muốn sở hữu chậu cây đẹp của riêng mình, bạn hãy mau mau bắt tay vào trồng cây thôi nào.
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống
Trong khâu này, bạn có thể mua hạt về ươm thành cây hoặc mua cây giống cao gần bằng gang tay rồi trồng để tránh việc gieo giống bị hỏng. Nếu chọn cách mua cây giống có sẵn thì nên chọn cây xanh tốt, đầu các ngọn cây không bị héo, gốc khỏe. Hãy đi cùng người có kinh nghiệm lựa chọn giống cây để tránh mua phải những cây bệnh, bị nhiễm nấm,… bạn nhé.
Bước 2: Ngâm hạt giống
Đem hạt giống đã lựa chọn đi ngâm và bỏ hạt vào một miếng vải sáng màu, buộc túm lại rồi cho vào nước ấm từ 3 đến 4 giờ.
Bước 3: Chuẩn bị đất
Đất gieo hạt hoa dừa cạn tốt nhất là giống đất hỗn hợp gồm cát đen, bột xơ dừa và trấu hun trộn lẫn với nhau. Lưu ý nên để đất vào khay hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước.
Bước 4: Gieo hạt
Sử dụng đầu tăm tre để cho từng hạt giống khay hoặc cốc. Khoảng cách cần đảm bảo giữa các hạt là 5 đến 7cm. Sau khi hạt được gieo xuống, cần phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 5: Tưới nước
Trong thời kỳ ươm mầm cây, đều đặn tưới bằng vòi phun sương 2 lần/ngày vào sáng và chiều để đảm bảo cây luôn giữ được độ ẩm thích hợp.
Kỹ thuật trồng hoa dừa cạn không khó nhưng cần sự khéo léo, tỉ mỉ.
Mặc dù đa dạng về chủng loại nhưng cáchchăm sóc hoa dừa cạn đứng cũng giống như cách chăm sóc dừa cạn rủ hay bất kì loại dừa cạn nào khác, đều cần tuân thủ các yêu cầu như sau:
- Nhiệt độ: Khi mới trồng, còn non, bạn nên đặt cây trong môi trường có nhiệt độ khoảng 26 – 30 độ C, khô ráo và thoáng mát. Nơi có ánh sáng vừa đủ, có mái che sẽ dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm hơn cho cây.
- Nước: Tưới nước cho cây định kỳ vào sáng sớm và chiều tối bằng vòi phun sương để tránh tình trạng cây úng nước.
Chăm sóc đúng cách, đều đặn giúp hoa dừa cạn phát triển tốt, ra hoa đều đều.
- Phân bón: Đối với hoa dừa cạn, phân bón dưỡng hoa là loại thích hợp nhất bởi loại phân này có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn. Về liệu lượng, hãy pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun và định kỳ 7-10 ngày phun một lần. Lưu ý chỉ dùng phân bón khi thấy cây vừa ra nụ hoa thôi nhé.
Không phun thuốc trên hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá. Ngoài ra, bạn cũng nên phun kết hợp với Vitamin B1, phân bón lá 20-20-20 TE để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.
5. Cách nhận biết bệnh ở hoa dừa cạn
Nếu thấy toàn bộ cây/một vài cành bị héo rũ từ gốc lên thì bạn cần có những biện pháp kiểm tra và tìm phương pháp cứu cây. Để nhận biết bệnh, bạn hãy kiểm tra gốc trước tiên. Nếu thấy gốc bị thâm và da cây gốc hơi sun lại, phần thịt của gốc không còn xanh mà thâm lại thì 90% cây đã bị nấm hoặc thối gốc. Đối với trường hợp này, cách tốt nhất là cắt cành bị nấm đi và cách ly cây bị bệnh. Tuyệt đối tránh dùng tay, kéo vừa cắt cành bị bệnh xong lại cắt cành của cây khỏe là bị lây sang cây khác.
Nhà cấp 4 vẫn có thể sở hữu một bể bơi đẹp
Ngày nay, cuộc sống đầy đủ, tiện nghi sở hữu những hồ bơi đẹp không còn gói gọn ở những biệt thự đồ sộ sang trọng nữa. Nếu bạn có một ngôi nhà cấp 4, bạn vẫn có được một bể bơi không kém phần nổi bật.
Lựa chọn vị trí, hướng đặt hồ bơi
Vị trí hồ bơi trong khuôn viên nhà cấp 4 rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, tính an toàn và đặc biệt là phong thủy của ngôi nhà. Hồ bơi có thể đặt ở khuôn viên sân vườn ngôi nhà. Hoặc tùy vào điều kiện mà có thể xây dựng ở trong nhà, trên sân thượng.
Theo phong thủy, nhà cấp 4 có hồ bơi nên đặt hồ bơi ở trước nhà. Nhưng đặc biệt lưu ý, hồ bơi phải tránh đặt ở lối ra vào vì vừa không tốt cho phong thủy, vừa bất tiện và mất an toàn trong sinh hoạt. Ngoài ra, tùy vào mệnh gia chủ mà có thể chọn vị trí hồ bơi ở hai bên phía sau và cả bên trong ngôi nhà.
Việc chọn hướng hồ bơi khá quan trọng và nếu chọn hướng xấu dễ sinh ra những hiểm họa thay vì sinh vượng khí. Nên chọn hướng Đông hoặc Đông Nam bởi thuộc hành Mộc và tránh hướng Nam (hỏa) xung khắc về phong thủy. Nên đặt hồ bơi ở vị trí thông thoáng, tránh âm u, tù đọng. Tuy nhiên, không để ánh sáng mặt trời chiếu vào tạo ra thế gương soi đáy chậu tức là phản chiếu vào mặt nước hồ bơi tạo thành năng lượng chiếu thẳng vào cửa chính ngôi nhà.
Tiếp đó, bạn cần xem xét về bố cục không gian kiến trúc không những mang lại sự cân đối cho ngôi nhà mà còn là sự hài hòa của diện tích không gian giữa ngôi nhà và bể bơi, sân vườn và bể bơi, các kiến trúc xung quanh chúng để đảm bảo hài hòa về thẩm mỹ. Không nên thiết kế bể bơi quá rộng hoặc quá hẹp, bởi nếu rộng quá thì ảnh hưởng xấu đến phong thủy khi mà bể bơi dường như "nuốt trọn" ngôi nhà, quá hẹp thì không đảm bảo diện tích.
Lựa chọn kích thước và hình dạng
Đối với hồ bơi cho nhà cấp 4 nói riêng và hồ nước trong không gian kiến trúc nói chung việc lựa chọn kiểu hình vuông, có góc nhọn có thể đẹp về thẩm mỹ nhưng không tốt về mặt phong thủy, dễ mang đến các năng lượng xấu. Đối với nhà cấp 4 có hồ bơi hình vuông thì nên đặt các chậu cây ở các góc để hóa giải điều xấu nhờ vào khả năng cân bằng nguồn năng lượng.
Thông thường hồ bơi nhà cấp 4 sẽ có diện tích xây dựng nhỏ hơn so với diện tích nhà ở để đảm bảo cân đối. Đặc biệt đối với nhà cấp 4 có bể bơi trong nhà thì nếu bể bơi mà lớn hơn nhà sẽ mang lại cảm giác không gian bị chiếm trọn bởi hồ bơi, chèn ép sinh khí, hút năng lượng xấu nên ảnh hưởng không tốt đến tài vận của gia chủ.
Lựa chọn thiết kế bể bơi nhà cấp 4 phải đặc biệt chú ý đến hình dáng của bể sao cho hợp lý và phù hợp không gian, phong thủy. Hình dáng hồ bơi có nhiều kiểu từ tròn, vuông chữ nhật, tam giác, bán nguyệt, chứ S... Tuy nhiên, nên ưu tiên lựa chọn các hình như tròn, oval, bầu dục, bát giác là đẹp nhất về phong thủy.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến vật liệu xây dựng hồ bơi. Hiện nay vật liệu hồ bơi có rất nhiều loại, vì vậy bạn cần lưu ý chọn vật liệu phù hợp về nhu cầu chất lượng công trình cũng như giá thành theo khả năng đầu tư.
Mỗi loại vật liệu có những đặc điểm riêng, do đó, khi lựa chọn thiết kế bể bơi cho gia đình cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng gia chủ mà lựa chọn vật liệu phù hợp với yếu tố kỹ thuật, địa hình, đảm bảo chất lượng, độ bền, tính an toàn, dễ vệ sinh khi sử dụng. Bạn có thể thiết kế bể bơi bằng vật liệu bê tông, bể bạt, bể composite...
Đảm bảo yếu tố an toàn
Đây là yếu tố được rất nhiều người quan tâm. Với vấn đề trang bị kỹ năng bơi lội nhằm hạn chế tình trạng đuối nước như hiện nay đã giúp cho nhiều mô hình bể bơi cả gia đình và công cộng tăng cao. Đi kèm với đó là yếu tố an toàn cũng rất cần chú trọng.
Sự an toàn trong thiết kế bể bơi gia đình nằm ở độ sâu của bể, hệ thống lọc nước, các thiết bị trong phòng máy, rào chắn xung quanh, các biển báo, dải phân làn, phao bơi... Đây là các yếu tố cần và đủ để giúp cho người bơi có được môi trường rèn luyện sức khỏe tốt nhất.
37 ngày cải tạo nhà cấp 4 ẩm thấp giữa Hà Nội thành căn nhà có đủ phòng tiện ích và sân vườn chỉ với chi phí 200 triệu Dù khi mua nhà đã được xây để kinh doanh nên rất sơ sài và tạm bợ, sau vài năm sử dụng lại xuống cấp trầm trọng. Bởi thế chị Hà Thu Trang, 31 tuổi, nhân viên văn phòng đã quyết định cải tạo lại căn nhà cấp 4 của mình. Mỗi khi người quen đi ngang qua nhà chị Trang ở Lương...