Kỹ thuật quay vô-lăng khi vào cua “một phát ăn ngay” ai cũng nên biết
Quay vô-lăng là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng, giúp các lái mới xử lý những tình huống phức tạp.
Thông thường việc cầm vô-lăng và tập thói quen cho bản thân điều khiển vô-lăng ít được để ý. Dưới đây là những gợi ý cách quay vô lăng “chuẩn kỹ thuật” của các bác tài lâu năm
Tư thế cầm vô-lăng
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí 10 giờ, tay phải nắm vào vị trí từ 3 giờ chiều, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.
Khi cầm vô-lăng, vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.
Tài xế cần chú ý, trên vô-lăng thường được tích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.
Quay vô lăng nhanh khi vào cua cần chú ý gì?
Để có thể thực hiện tốt kỹ thuật quay vô-lăng nhanh mọi người cần luyện tập nhiều mới quen.
Có một số phương án xử lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180 độ với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
Quay vô-lăng khi vào cua là một trong những kỹ thuật quan trọng khi lái xe. Ảnh minh hoạ, nguồn: Văn Phong
Đặc biệt, khi quay vô-lăng trong những khúc cua, người lái chú ý quan sát khúc cua từ xa và xem khúc cua rộng hay hẹp, quãng đường dài hay ngắn, mặt đường có dấu hiệu gồ ghề, trơn trượt gì không.
Video đang HOT
Và nên giảm tốc độ xe trước khi vào cua. Điều này giúp người lái dễ dàng làm chủ tốc độ, có thời gian quan sát và xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống bất ngờ.
Không nên chạy tốc độ cao rồi đánh lái gấp khi vào cua bởi rất dễ khiến xe bị thừa lái hay thiếu lái, dẫn đến khó kiểm soát, thậm chí xe mất lái.
Mặt khác vào cua tốc độ cao còn khiến người lái khó xử lý kịp nếu gặp tình huống bất ngờ. Phanh gấp lúc vào cua nhanh sẽ rất nguy hiểm vì bánh xe dễ bị mất độ bám làm xe bị trượt.
Các kỹ thuật quay vô-lăng khi vào cua/tình huống khẩn cấp
Quay vô-lăng sang phải với một tay: Người lái cần đặt tay ở vị trí cao nhất trên vô-lăng. Sau đó, nới lỏng tay nắm vô-lăng như bình thường, rồi sử dụng lòng bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
Tiếp đến, người điều khiển cần quay vô-lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay, tiếp tục quay và chuyển sang cách nắm bình thường, sau đó quay vô lăng lên điểm cao nhất.
Quay vô-lăng sang phải với kỹ thuật bắt chéo tay: Về cơ bản, kỹ thuật này giúp lái xe đánh lái góc lớn trong khoảng thời gian ngắn, rất hữu ích khi lưu thông trong những nơi có diện tích chật hẹp.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kỹ thuật quay vô-lăng chéo tay sẽ giúp người sử dụng xe đánh lái nhẹ nhàng hơn đối với những chiếc xe có vô-lăng nặng.
Đầu tiên, tay trên vô-lăng phải ở vị trí bình thường, bắt đầu quay cho đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải, cùng với đó lái xe hãy quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc với lúc bắt chéo tay phải.
Lúc này, lái xe sẽ tiếp tục quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó, tiếp tục như thế cho đến khi ôm hết vòng cua và đặt tay về vị trí bình thường.
Kỹ thuật quay vô-lăng bắt chéo tay là tập hợp các chuyển động kéo đẩy nối tiếp nhau một cách tuần tự. Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc quay vô-lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để vào cua.
Trả lái thoát cua để xe về lại quỹ đạo
Khi thoát cua, người lái trả lái xoay ngược vô lăng để xe trở về quỹ đạo ban đầu. Nếu vào cua đánh lái bao nhiêu vòng thì khi trả lái đánh ngược lại bấy nhiêu. Lưu ý trả lái chậm, không nên trả lái quá nhanh hay để vô lăng tự quay mà cần đảm bảo vô lăng lúc nào cũng trong tầm kiểm soát.
Một số mẹo hữu ích giúp đảm bảo lái xe an toàn trên địa hình đồi núi, sườn dốc
Những con đường đâm xuyên qua núi đều khá bằng phẳng và tiềm ẩn ít rủi ro. Tuy nhiên, tại những cung đèo hiểm hóc hơn, bạn nên lưu ý đến các tính năng của chiếc xe để có thể cầm lái an toàn.
Theo chuyên gia Ford, các mẫu xe hiện nay đã được trang bị hàng loạt các công nghệ để giúp bạn vượt qua các chướng ngại vật khi di chuyển trên khu vực đồi núi.
Việc phân biệt và sử dụng chế độ dẫn động 2 cầu nhanh (4H) hay 2 cầu chậm (4L) đóng vai trò quyết định trên cung đường đèo núi. Đặc biệt trên những đoạn đường dốc đứng, chế độ lái phù hợp nhất sẽ luôn là chế độ 2 cầu chậm (4L). Chế độ này tận dụng sự gia tăng tỷ số truyền để nâng cao khả năng vận hành và tăng độ phản hồi của động cơ, từ đó giúp bạn vượt qua những cung đường off-road có độ khó cao hay vượt qua những bãi đá lớn ở tốc độ thấp.
Lên núi dễ dàng
Tính năng Hỗ trợ Khởi hành Ngang dốc sẽ ngăn chiếc xe của bạn không bị trôi trên đoạn đường dốc, để người lái có một vài giây để nhả chân phanh và chuyển sang chân ga. Không chỉ hữu dụng ở những cung đường núi hay những đoạn đường mòn dốc ở vùng nông thôn, Hệ thống Hỗ trợ Khởi hành Ngang dốc còn hỗ trợ những chủ xe trong các tình huống như đi lên đoạn đường dốc của nhà để xe cao tầng, hay tăng tốc sau khi dừng đèn đỏ trên đoạn đường dốc, và đặc biệt hữu dụng khi bạn cần lùi lên dốc để vào chỗ đỗ xe.
Dù người lái đang cài xe ở số tiến hay số lùi, công nghệ hỗ trợ người lái thông minh sẽ tự động phanh khi xe dừng giữa dốc, nhằm ngăn chiếc xe khỏi bị trôi. Sau đó, hệ thống sử dụng một gia tốc kế để đo độ dốc sẽ được kích hoạt độ dốc từ năm độ trở lên. Khi được kích hoạt, lực phanh sẽ được duy trì và giữ cho xe đứng yên trên dốc trong khoảng hai giây sau khi người lái nhả bàn đạp phanh. Phanh cũng sẽ được nhả khi người lái nhấn ga, để động cơ tạo ra đủ công suất giúp xe không bị trôi xuống dốc.
Đổ đèo an toàn
Hệ thống Hỗ trợ Đổ đèo trên các mẫu xe, ví dụ như trên các xe của Ford thực chất là một hệ thống kiểm soát hành trình sử dụng công nghệ kiểm soát lực kéo với hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Hệ thống này liên tục điều chỉnh lực phanh để hỗ trợ kiểm soát độ trượt và duy trì tốc độ đã được cài đặt từ trước trong khi bạn đang lái xe xuống dốc. Hệ thống này giúp bạn tập trung hoàn toàn vào việc đánh lái và không còn phải lo rà phanh hoặc giảm số liên tục. Khi xuống dốc, Hệ thống Kiểm soát Đổ đèo có thể duy trì tốc độ xe trong khoảng từ 3 - 20 km/h. Khi tốc độ di chuyển của xe đạt trên 32 km/h, Hệ thống Kiểm soát Đổ đèo sẽ vẫn được kích hoạt, tuy nhiên tốc độ xuống dốc sẽ không thể được thiết lập cho đến khi người lái giảm tốc độ xuống dưới 32 km/h.
Hệ thống Hỗ Trợ Đổ Đèo giúp người lái bớt căng thẳng khi đương đầu với những thử thách trên những con đường núi ngoằn ngoèo và chật hẹp. Cùng với đó, Tính năng Gài Cầu Điện tử Tự Động 4X4 (Shift-On-The-Fly) trên những mẫu xe của Ford cho phép người lái dễ dàng chuyển đổi giữa hệ thống dẫn động hai bánh và bốn bánh ngay cả khi xe đang di chuyển, trong khi Bộ Khoá Vi sai điện tử Cầu sau giúp người lái có thêm khả năng kiểm soát và tự tin hơn trên địa hình không bằng phẳng.
Tuy vậy, ngay cả khi không được hỗ trợ bởi những công nghệ ưu việt như trên các mẫu xe của Ford, vẫn còn rất nhiều cách để bạn có thể đối phó với con dốc đó nếu như bạn tuân thủ một số mẹo đơn giản dưới đây:
Khi lái xe trên dốc, hãy tránh đi ngang đốc hoặc đánh lái trên dốc vì hành động này sẽ khiến chiếc xe mất lực kéo và trượt ngang. Luôn lái xe lên thẳng và xuống thẳng, hoặc tránh hoàn toàn những đoạn đường dốc nếu có thể;
Trước khi lái xe qua đỉnh dốc, hãy cố gắng nắm bắt tình trạng giao thông ở phía bên kia;
Khi leo dốc với hộp số sàn, hãy bắt đầu ở số thấp, thay vì về số khi đã bắt đầu đi lên dốc. Điều này không chỉ giảm áp lực cho động cơ mà còn hạn chế việc chết máy;
Quan sát các biển báo tốc độ ở các khúc cua và trên những con dốc;
Tránh rà phanh khi xuống dốc. Nếu bạn đang điều khiển xe số sàn, hãy về số thấp trước khi bắt đầu đổ đèo để phanh bằng động cơ;
Hãy chú ý đến các phương tiện phía sau nếu bạn kéo rơ-moóc hoặc khi bạn đang lái một chiếc xe cắm trại (nhà di động) có trọng lượng lớn lên đoạn đường núi dài và dốc. Hãy đi sát vào lề đường và để các phương tiện khác vượt qua một cách an toàn khi có thể;
Hầu hết các con đường quanh co hoặc đồi núi dốc đều có những cảnh báo rõ ràng. Tuy nhiên, trước mỗi chuyến đi lên vùng núi, hãy thiết lập một lộ trình phù hợp và chắc chắn rằng xe của bạn có thể xử lý tuyến đường bạn đã chọn.
Bạn cũng cần hết sức lưu ý, các tính năng hỗ trợ người lái chỉ mang tính bổ trợ và không thay thế được sự tập trung, khả năng phán đoán và sự điều khiển của người lái. Chúng không thay thế việc lái xe an toàn.
Sáu nguyên tắc lái xe dưới trời mưa của các 'tài già' Trời mưa, đường trơn luôn khiến các tài xế khó khăn trong việc quan sát, phán đoán và xử lý tình huống. Dưới đây là 6 nguyên tắc được các "tài già" đúc rút sau nhiều năm kinh nghiệm. Trời mưa, đường trơn luôn là thách thức với nhiều tài xế, nhất là các lái mới. Khi lái xe ô tô dưới điều...