Kỹ thuật nuôi thỏ mùa nắng nóng
Thỏ là loại vật rất nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, đặc biệt vào mùa hè thỏ rất dễ bị cảm nóng.
Vì vậy nuôi thỏ trong mùa nắng nóng người dân cần lưu ý những vấn đề sau.
Với thỏ nuôi thịt mùa nắng nóng, cần bố trí mật độ nuôi từ 5 – 6 con/ô
1. Chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa. Nuôi thỏ với quy mô lớn chuồng nuôi cần có hệ thống dàn mát và quạt thông gió.
Nếu nuôi thỏ quy mô gia đình, có thể đặt lồng dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà; không cho thỏ vào cùng trong chuồng của các vật nuôi khác.
2. Thức ăn và nước uống
Thỏ có dạ dày giãn tốt nhưng co bóp yếu, manh tràng có dung tích lớn và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Do đó người dân chú ý cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa có tác dụng chống nóng và bảo đảm tiêu hóa tốt.
Video đang HOT
Thỏ phải được ăn thức ăn đã được rửa sạch, không được dự trữ thức ăn cho thỏ trong nhiều ngày liền. Nếu dùng các loại rau lá có lượng nước lớn thì người dân cần phơi tái cho bớt nước trước khi cho thỏ ăn hoặc không cho thỏ ăn các loại rau đã bị dập nát.
Cần lưu ý khi thỏ bị thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Đặc biệt đối với thỏ đẻ, khi không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sữa, thậm chí có thể thỏ mẹ ăn thịt thỏ con. Vì vậy, trong giai đoạn này người dân nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường, vitamin để thỏ nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa nuôi con.
Với thỏ nuôi thịt mùa nắng nóng bố trí mật độ nuôi từ 5-6 con/ô chuồng, không nên vận chuyển thỏ khi nhiệt độ cao.
3. Phòng trị bệnh
Thỏ thường mắc các bệnh như bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng.
a. Bệnh cầu trùng
Biểu hiện bị nhiễm cầu trùng thỏ thường xù lông, kém ăn, đôi khi tiêu chảy, phân lỏng có màu xanh, thân nhiệt cao hơn bình thường, nước mũi, nước dãi chảy nhiều.
Khi thỏ bị bệnh này cần dùng thuốc chống cầu trùng như: Anticoc, HanE3: 0,1- 0,2 g/kg thể trọng. Phòng bệnh sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng liều điều trị.
b. Bệnh bại huyết thỏ
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Khi gặp môi trường có điều kiện vệ sinh, nuôi dưỡng kém, bệnh bùng phát rất nhanh và gây chết hàng loạt. Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lứa tuổi từ 1,5 tháng trở lên.
Mắc bệnh này đôi khi thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết. Bệnh do virus gây nên người dân cần chủ động tiêm phòng bằng vaccine bại huyết với liều 1ml/con lúc thỏ đạt 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6-8 tháng 1 lần.
c. Bệnh ghẻ thỏ
Đây là bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến, gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Nếu có con mắc bệnh thì phải cách ly và định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Khi thỏ mắc bệnh thì dùng Ivermectin tiêm 0,25 ml/1 kg thể trọng.
Quảng Bình hướng dẫn chữa bệnh ghẻ cho hơn 800 người dân
CDC Quảng Bình chuẩn bị thuốc, vật tư y tế, lực lượng hỗ trợ huyện miền núi Minh Hóa kiểm soát, ngăn chặn điều trị triệt để các ổ bệnh ghẻ trên địa bàn.
Ngày 9/4, bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức khám và cấp phát thuốc phòng, chống bệnh ghẻ và các loại dịch bệnh theo mùa cho bà con đồng bào ở huyện miền núi Minh Hóa.
Tại xã Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa xuất hiện lượng lớn người dân bị bệnh ghẻ.
Theo đó, sau khi có thông tin tại xã Dân Hóa xuất hiện lượng lớn người dân bị bệnh ghẻ, với các triệu chứng viêm, loét, nhiễm trùng ngoài da, lãnh đạo CDC Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị thuốc, vật tư y tế, lực lượng y bác sĩ, dược sĩ tiến hành hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Minh Hóa kiểm soát, ngăn chặn điều trị triệt để các ổ bệnh ghẻ trên địa bàn.
Trong 2 ngày (8-9/4), đội ngũ y tế khám và hướng dẫn chữa bệnh ghẻ cho hơn 800 người dân trên địa bàn 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa.
CDC Quảng Bình chuẩn bị lượng lớn thuốc phòng, chống dịch cấp phát cho người dân dự phòng điều trị, nâng cao sức đề kháng đối với các loại dịch bệnh theo mùa.
Cán bộ, y bác sĩ của CDC Quảng Bình tiến hành khám, tư vấn điều trị ghẻ cho người dân.
Theo BS. Đỗ Quốc Tiệp, bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng ghẻ xâm nhập trên da gây ra các tổn thương, gây ngứa. Một số biểu hiện thường thấy của bệnh ghẻ là ngứa, có thương tổn đỏ, bong vảy da, có nốt sần đóng vảy ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Bệnh ghẻ rất dễ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da hoặc do dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người bị ghẻ... gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người. Căn bệnh này không khó chữa, nếu người dân tuân thủ hướng dẫn điều trị của cán bộ y tế.
Người dân được cấp thuốc điều trị ghẻ và thuốc dự phòng điều trị, nâng cao sức đề kháng đối với các loại dịch bệnh theo mùa.
Giải pháp hữu hiệu để phòng, chống bệnh ghẻ là người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở sạch sẽ. Người dân cần giặt, phơi quần áo, chăn màn, đồ dùng của người bệnh ngoài trời nắng hoặc hấp, luộc kỹ bằng nước sôi trước khi phơi, không dùng chung quần áo, không ngủ chung với người bệnh.
BS. Tiệp khuyến cáo, nếu người dân bị bệnh ghẻ hoặc nghi ngờ mắc bệnh này cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.
10 ngày điều trị sùi mào gà tại phòng khám tư không đỡ, vào viện phát hiện nguyên nhân do mắc bệnh ghẻ Đây là một trường hợp bệnh nhân nam (42 tuổi) bị chẩn đoán nhầm tổn thương sẩn ghẻ ở vùng sinh dục với tổn thương sùi mào gà. Hình ảnh kí sinh trùng ghẻ. Theo lời bệnh nhân kể, tổn thương diễn biến 1 tháng nay. Ban đầu bệnh nhân xuất hiện sẩn đỏ ở vùng da bao quy đầu kèm theo ngứa...