Kỹ thuật hiện đại không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh khó
Ung thư, các bệnh lý tim mạch, phổi, gan, thận, tiêu hóa,… là những bệnh khó phát hiện, nhưng một trong những kỹ thuật được nhiều chuyên gia ưu tiên chỉ định hỗ trợ chẩn đoán bệnh là phương pháp không xâm lấn, dễ thực hiện và cho kết quả chính xác cao.
Máy chụp CT 128. Ảnh: MEDLATEC
Bệnh khó, nguy hiểm không ngừng gia tăng
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các ca bệnh nguy hiểm không ngừng gia tăng qua các năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Mỗi năm, có 14,1 triệu người mới mắc ung thư, khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, các bệnh về phổi, gan, thận, tiêu hóa cũng gia tăng nhanh chóng.
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị khám và tư vấn bệnh nhân tại BVĐK MEDLATEC. Ảnh: MEDLATEC
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện E – Chuyên gia Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC (Link vào website: https://medlatec.vn/) cho biết, tại Việt Nam, ung thư, tim mạch, bệnh phổi, tiêu hóa đang là những bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu. Hơn nữa, chi phí điều trị những bệnh này rất đắt đỏ, ước tính lên tới 200 triệu đồng/người. Đây chính là gánh nặng kinh tế của gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là điều vô cùng cần thiết, giúp giảm chi phí điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Để chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh, bên cạnh khám lâm sàng, các kỹ thuật cận lâm sàng có vai trò rất quan trọng. Trong số đó không thể thiếu vai trò của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner) rất hữu hiệu để phát hiện các ca bệnh khó ngay cả khi chưa có biểu hiện.
“Chìa khóa vàng” trong chẩn đoán bệnh khó
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhiều bệnh nhân đến khám và vô tình phát hiện bệnh nguy hiểm nhờ kỹ thuật chụp CT 128 dãy. Trường hợp bệnh nhân L.T.B.Q (nữ, 58 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một ví dụ.
Bệnh nhân Q, có tiền sử khỏe mạnh, sau một lần làm việc gắng sức, bệnh nhân bị ho ra máu và tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám ngay. Sau thăm khám và nhận định tình trạng sức khỏe, bác sĩ chỉ định bệnh nhân Q, chụp CT 128 vì nghi ngờ tổn thương phổi. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị giãn phế quản – một bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm khả năng trao đổi khí của phổi.
Hoặc với trường hợp của bệnh nhân N.C.S (61 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội) có tiền sử điều trị lao. Tuy nhiên, vài tháng nay bệnh nhân có biểu hiện đau bụng và sườn trái, hay có triệu chứng nghẹn tức, nuốt vướng tăng, ăn uống kém, gầy giảm 5 kg/2 tháng nên đã đến viện kiểm tra. Sau khi thực hiện các xét nghiệm và cận lâm sàng thăm dò chức năng cần thiết (siêu âm, X-quang, nội soi), bệnh nhân S, được chụp CT 128 dãy cho thấy hình ảnh dày thành thực quản đoạn 1/3 dưới. Kết hợp với kết quả xét nghiệm, giải phẫu bệnh, nên được chẩn đoán Ung thư thực quản đã di căn.
Video đang HOT
Hình ảnh chụp CT 128 dãy cho thấy dày thành thực quản đoạn 1/3 dưới của bệnh nhân S. Ảnh: MEDLATEC
Theo PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, hiện có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm vượt trội, kỹ thuật chụp CT 128 dãy được các chuyên gia Ung bướu ưu tiên chỉ định hàng đầu.
Kỹ thuật này đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của những máy đời cũ giúp thu về hình ảnh rõ nét hơn, phân giải mô mềm tốt hơn, nhiều lát cắt và thời gian chụp nhanh chóng. Vì vậy, đây là kỹ thuật tối ưu và được coi như “chìa khóa vàng” phát hiện các ca bệnh khó.
Trên thực tế, máy chụp CT càng chụp được nhiều lát cắt thì hình ảnh nhận được trên màn hình máy tính của bác sĩ lại càng nhiều. Chính vì nguyên lý này mà máy chụp CT mới 128 dãy sử dụng đồng thời nhiều tia X hơn các máy cũ để thu được lát cắt hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, giúp bác sĩ tìm được các bất thường nhỏ kể cả ở những góc khó phát hiện nhất, không bỏ sót bệnh.
MEDLATEC – Đơn vị đón đầu công nghệ chẩn đoán hình ảnh
Bên cạnh các kỹ thuật thường quy như siêu âm, chụp X-quang kỹ thuật số, xét nghiệm chuyên sâu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không ngừng đầu tư những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phục vụ chẩn đoán bệnh chính xác cho người dân. Với tiêu chí tiết kiệm thời gian, chi phí hợp lý và phát hiện đúng bệnh, MEDLATEC đã luôn đón đầu công nghệ trong chẩn đoán hình ảnh nhằm giải quyết triệt để vấn đề bệnh lý của khách hàng. Các máy móc hiện đại như: Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scaner); Chụp cộng hưởng từ (MRI); Mammography; Fibrocan; X – quang kỹ thuật số; Siêu âm 3D, 4D. Kỹ thuật chụp CT 128 dãy là một trong những công nghệ hiện đại đó.
Máy chụp CT 128 dãy thực hiện hàng ngày tại BVĐK MEDLATEC. Ảnh: MEDLATEC
Để vận hành và phân tích chính xác kết quả trên kỹ thuật hiện đại này, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ tay nghề và chuyên môn cao. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về các lĩnh vực: Ung bướu, Tim mạch, Phổi, Tiêu Hóa, Chẩn đoán hình ảnh,… nhiều năm kinh nghiệm như:
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện E – Chuyên gia Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 40 năm kinh nghiệm;
PGS.TS Hoàng Thị Phượng – Nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi – Viện Phổi Trung ương, Chuyên gia Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 30 năm kinh nghiệm;
PGS.TS Trần Việt Tú – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện quân Y 103; Chuyên gia Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 40 năm kinh nghiệm;
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc – Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam; Chuyên gia Gan mật, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC;
ThS.BS Đỗ Đức Linh – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Trước hàng ngàn địa chỉ kiểm tra sức khỏe, những lý do dưới đây khiến triệu khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC:
- Bên cạnh đội ngũ chuyên gia giỏi, thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện đã linh hoạt xây dựng các gói khám đa dạng, tiện ích, nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn;
- Cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, sạch đẹp, phòng chụp bảo đảm đúng quy định của Bộ Y tế;
- Nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp, hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình tất cả khách hàng khi thăm khám;
- Thủ tục nhanh gọn, quy trình khép kín, khoa học, chi phí hợp lý, được thanh toán theo quy định của Bảo lãnh viện phí;
- Phục vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả Thứ 7, Chủ nhật và Lễ/Tết.
Vì sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC luôn mong muốn mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiện ích nhất cho người dân. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ba điểm trên cơ thể giúp nhận biết phổi của bạn đang kêu cứu
Nếu có các biểu hiện như da mặt xấu đi, đau tức ngực, ngón tay phình to, bạn có thể đang mắc bệnh liên quan tới phổi, cần đi khám bác sĩ.
Ngày nay, số ca bệnh liên quan tới phổi ngày càng tăng lên, mọi người cũng vì thế luôn lo lắng liệu phổi của mình có khỏe mạnh không.
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, có mối liên quan mật thiết, ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Để phán đoán phổi có hoạt động tốt hay không, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:
1. Da mặt
Phổi không khỏe có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác
Muốn đánh giá sức khỏe của một người, nơi đầu tiên chúng ta có thể nhận biết là màu sắc da mặt. Rất nhiều người bị bệnh ở phổi, sắc mặt sẽ xấu đi.
Trong quá trình hô hấp, phổi cần lấy oxy thì mới có thể đảm bảo tuần hoàn máu, vận chuyển các chất dinh dưỡng, mang theo oxy đến các bộ phận, giúp cơ thể hoạt động ổn định.
Khi phổi bị tổn hại, hô hấp không bình thường, lượng oxy cũng sẽ bị suy giảm. Khi đó, sắc mặt có thể trở nên nhợt nhạt do thiếu oxy.
2. Ngực
Đau ngực là triệu chứng của một số bệnh, trong đó có bệnh phổi
Khi có bệnh ở phổi, ngực sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên đau tức. Đây là tín hiệu bất thường mà cơ thể phát ra để chúng ta lưu tâm.
Trong quá trình phát triển của bệnh phổi, hô hấp khó có thể hoạt động bình thường, oxy không được cung cấp đầy đủ. Khối u có trong phổi sẽ đè nén dẫn đến tình trạng đau tức ngực. Do đó, bạn không nên chủ quan lơ là, cần đi kiểm tra sớm để biết tình trạng sức khỏe và chạy chữa kịp thời.
3. Ngón tay
Dấu hiệu sức khỏe thể hiện ở ngón tay của bệnh nhân
Ngoài các bộ phận trên, ngón tay cũng là một trong số những trợ thủ đắc lực giúp phát hiện sớm các bất thường liên quan tới phổi.
Khi cơ thể khỏe mạnh, ngón tay sẽ có kích thước đồng đều. Bạn cần cẩn thận khi đột nhiên phát hiện ra một số thay đổi như ngón tay phình to, đầu ngón tay dày và thô hơn. Khi đó, rất có thể trong phổi đang xuất hiện những tổn thương.
Khi thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc tất cả các biểu hiện trên tồn tại, có khả năng bạn đang mắc bệnh lý liên quan tới phổi, gây ra mối đe dọa cho sức khỏe của bạn. Việc cần làm lúc đó là tới gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm căn bệnh bị mắc (nếu có).
Cuộc sống hiện tại của bệnh nhi Việt Nam đầu tiên được ghép phổi Gần 4 năm kể từ khi ca ghép phổi được tiến hành, cháu Bình hiện đã khỏe mạnh, đi lại, sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường khác. Bình tíu tít, cười nói rộn cả một góc phòng tại Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103. Cậu bé 10 tuổi dõng dạc chào từng bác sĩ, điều dưỡng có...