Kỹ thuật đảo lốp xe ôtô và những điều cần ghi nhớ
Đảo lốp xe ôtô theo định kỳ sẽ làm tăng tuổi thọ cho lốp và giúp tài xế lái xe an toàn
Đảo lốp xe ôtô là gì?
Đảo lốp là việc thường xuyên định vị lại lốp theo một trật tự nhất định từ trước ra sau hoặc từ bên trái sang bên phải. Đây là công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc bảo dưỡng ôtô.
Theo nhiều chuyên gia, các tài xế nên kiểm tra định kỳ và đảo lốp mỗi khi thay dầu máy hoặc sau 12.000 km hoặc 6 tháng. Điều này có nghĩa là trong một năm bạn nên đảo lốp xe ít nhất một lần. Nếu bạn thường xuyên di chuyển và đi hơn 16.000 km trong một năm thì bạn nên kiểm tra nhiều hơn.
Đảo lốp xe ôtô là một trong những hạng mục bảo dưỡng bắt buộc. Ảnh: CFAT
Tại sao phải đảo lốp xe ôtô?
Thứ nhất, đảo lốp xe thường xuyên sẽ giúp độ mòn được trải đều trên cả bốn lốp và tuổi thọ của chúng được tối đa hóa. Bởi vì mỗi vị trí cụ thể trên xe sẽ tác động lực khác nhau lên lốp xe.
Ví dụ lốp ở phía trước của xe dẫn động cầu trước sẽ chiụ tác động lớn của mô-men xoắn và ma sát khi phanh hay tăng tốc, dẫn đến việc lốp mòn không đều giữa các vị trí.
Thứ hai, độ mòn của gai lốp đồng đều trên cả 4 vị trí sẽ giúp xe giữ cho độ bám đường và khả năng xử lý đồng nhất trên cả bốn lốp. Điều này sẽ cải thiện hiệu suất vào cua vào phanh và giữ cho xe của bạn an toàn hơn khi di chuyển.
Thứ ba, nếu xe của bạn sử dụng hệ dẫn động AWD (dẫn động toàn thời gian), việc lốp mòn đều sẽ giảm áp lực đối với hệ truyền động, điều này tác động tích cực đến tuổi thọ của xe.
Video đang HOT
Các kiểu đảo lốp xe ôtô
Các kiểu đảo lốp thường gặp: Chéo phía sau, chuyển tiếp chéo và X-Pattern. (từ trái qua phải) Đồ họa: Trang Thiều
Kiểu đảo lốp phù hợp nhất với xe của bạn sẽ phụ thuộc vào loại lốp mà bạn đang sử dụng, dù lốp xe của bạn là loại dẫn động cầu trước, cầu sau hay tất cả các bánh. Và khi đảo bánh, cần xem lốp của bạn có phải là dẫn hướng hay không.
Các lốp có kích thước đồng nhất và không định hướng
Chéo phía sau
Đối với các loại xe ôtô dẫn động 4 bánh, tất cả các bánh nên sử dụng kiểu chéo phía sau. Lốp sau được di chuyển đến trục trước và giữ ở cùng một bên của xe trong khi lốp trước được chuyển sang hai bên đối diện của trục sau.
Chuyển tiếp chéo
Đây là kiểu phổ biến nhất cho xe dẫn động cầu trước. Lốp trục trước được chuyển thẳng về phía sau trong khi lốp sau được chuyển lên theo đường chéo sang phía đối diện của trục trước.
X – Pattern
Được khuyến nghị cho các phương tiện dẫn động cầu trước như xe tải nhẹ và xe sedan. Tất cả các lốp đều được di chuyển theo đường chéo, có nghĩa là các lốp được chuyển từ trục này sang trục ngược lại cũng như được định vị lại từ trục này sang trục kia.
Nằm lòng cách xử lý kính lái bị bám hơi nước
Kính lái bị mờ do hơi nước hoặc sương lạnh khiến cho tầm nhìn bị hạn chế. Do đó tài xế cần nhớ các tính năng hỗ trợ khi lái xe.
Tại Việt Nam, các tài xế thường hay gặp phải hiện tượng kính lái ô tô bị mờ khi lái xe trong trời mưa hay đi qua những khu vực thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Đặc biệt là các khu vực vùng núi như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang...
Kính lái mờ rất khó quan sát
Theo kinh nghiệm của các tài xế khi gặp hiện tượng kính lái bị mờ do hơi nước hay sương lạnh thường có thói quen dùng khăn để lau.
Gặp thời tiết lạnh thường khiến kính lái ô tô đọng nước và bị mờ. (Ảnh minh họa)
Anh Lê Văn Tường (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ: "Tháng trước tôi có một chuyến đi Đà Lạt cùng gia đình bằng xe cá nhân. Lúc đó thời tiết Đà Lạt khá lạnh, khi bắt đầu đi vào đường đèo liền xuất hiện hơi nước làm tôi rất khó quan sát. Tôi đã phải vừa lái xe vừa lau kính liên tục để nhìn đường".
Tương tự như vậy, một số tài xế khác cũng chia sẻ khi đi vào các vùng có nhiệt độ thấp thường gặp hiện tượng kính lái bị mờ. Đặc biệt, đối với tài xế mới chưa gặp tình huống này thường rất "luống cuống" để xử lý tình huống.
Bên cạnh đó, trường hợp đèn xe không đủ độ sáng để tài xế quan sát cũng làm tăng thêm độ nguy hiểm khi lái xe.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng (Công ty TNHH Kỹ thuật De Vi) cho biết, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và khoang nội thất cùng với hoạt động của hệ thống điều hòa, hơi ấm tỏa ra từ người ngồi trong xe làm xuất hiện hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính. Điều này làm cản trở tầm nhìn của tài xế, gây khó khăn cho việc điều khiển xe.
"Khi độ ẩm cao, hơi lạnh từ máy lạnh thổi vào kính làm cho kính bị lạnh. Do đó hơi ấm trong không khí đọng lại làm mờ kính"- ông Đồng nói.
Xe ô tô có nhiều tính năng hỗ trợ
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng: "Nếu trời lạnh thì tài xế nên bật chế độ sưởi, nếu thời tiết nóng thì bật máy lạnh, chế độ lấy không khí bên ngoài".
Trên xe ô tô thường có nhiều tính năng hỗ trợ làm khô kính lái không bị mờ. Ảnh: TN
Thực tế, các nhà sản xuất xe ô tô cũng đã lường trước được những hiện tượng này. Theo đó, trên xe thường được trang bị một số tính năng hỗ trợ.
Cụ thể, tài xế có thể sử dụng tính năng sấy kính, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe. Trong đó, hệ thống sấy kính thường được trang bị cho hầu hết các dòng xe đời mới hiện nay. Do đó, người dùng nên kích hoạt chức năng sấy kính thông qua nút bấm thường được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm.
Khi được kích hoạt, đèn báo trên nút điều khiển sẽ bật sáng để người lái nhận biết chức năng sấy kính đang hoạt động. Tuy nhiên các tài xế cũng cần lưu ý, khi bật chức năng này nên đóng kính các cửa sổ trên xe, vì khi một cửa bị mở, hệ thống sấy kính sẽ hoạt động không hiệu quả và khó loại bỏ hơi nước trên kính xe.
Đối với hệ thống điều hòa trên xe, tài xế cũng cần lưu ý không nên dùng điều hòa nóng để xử lí hơi nước trên kính bởi tình trạng ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong xe và môi trường. Hãy sử dụng điều hòa lạnh và chế độ đường gió hợp lý.
Tài xế nên lựa chọn chế độ đường gió thổi lên kính chắn gió (nút điều khiển chế độ đường gió có ngay trên hệ thống điều hòa của xe), sử dụng cấp gió và nhiệt độ hợp lí bởi nếu để quá lạnh, rất dễ bị khiến kính bị động nước ở bên ngoài.
Cuối cùng là việc cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe. Cụ thể, tài xế có thể hé kính xuống khoảng 10-15 cm giúp cân bằng nhiệt độ, tránh bị đọng nước ở kính lái. Hoặc bằng phương pháp bật quạt gió và để chế độ lấy gió ngoài.
Chăm sóc xe hơi theo các tiêu chuẩn nào? Để duy trì tuổi thọ cũng như giá trị của một chiếc xe hơi cả về động cơ, nội thất và ngoại hình, trung bình nửa năm nên chăm sóc xe toàn diện. Chăm sóc xe là gì? Dịch vụ chăm sóc xe (Car Detailing) là một khái niệm mới được du nhập về Việt Nam vài năm gần đây. Hiểu đơn giản,...