Kỳ thú chơi ngược (2): Chơi chim kiểu độc nhất vô nhị
Thú vui chơi chim giờ không còn định ở lứa tuổi nào, vùng miền nào mà nó ùa vào mọi giới già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược.
“Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Trước đây, ở những phiên chợ nơi cửa rừng họa hoằn mới có một người xách lồng chim ra ven đường bán thì bây giờ hoàn toàn khác. Bất cứ nơi nào có đường cái đi qua, hay điểm xe khách hay dừng đỗ có thể dễ dàng bắt gặp những người bán chim. Vùng cao Mường Khương, Lào Cai xưa kia chỉ đơn thuần là phiên chợ nông sản của bà con dân tộc trao đổi hàng hóa tiêu dùng, mấy năm gần đây có góc riêng để người họp chuyên bán mua chim rừng.
Góc chợ chim nơi cửa rừng Mường Khương, Lào Cai
Ban đầu họa mi là loại chim duy nhất được bán thì giờ có đủ loại: từ chim chích cho đến bìm bịp, cu gáy… Những tiếng chim thánh thót nhớ rừng hót lên ở một góc chợ miền núi vừa là nét riêng, lại vừa là lời cầu xin oán trách của những chú chim đã bị vào lồng để thỏa chí đam mê cho nét chơi sinh vật thánh thót.
Câu chuyện về việc chơi chim ở miền ngược này cũng có nhiều điều khác lạ với miền xuôi đô thị. Ở miền xuôi có người bỏ tiền vài chục triệu thậm chí cả trăm triệu đồng ra mua một chú chim vành khuyên nho nhỏ về chơi, chăm sóc, nghe tiếng hót thì ở miền núi lại có người chơi không muốn chăm sóc mà vẫn muốn nghe chim hót. Để làm việc này, một gia đình ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương đã nhốt những chú chim non chưa kịp chuyền cành vào chiếc lồng nhỏ để mặc cho cặp chim trống mái tự kiếm mồi nuôi cho đến khi lớn biết hót và mãi mãi bị người chơi nhốt đàn chim như vậy để chúng không thể bay được đi đâu nữa.
Giờ phiên chợ Mường Khương bán đủ thứ chim
Khi được hỏi sao lại làm thế thì chủ nhân nói rằng, như thế không cần chăm sóc gì cả mà vẫn được nghe cả bầy hót suốt ngày. Bởi theo quy luật tự nhiên, cũng như “tình mẫu tử” của sinh vật bé bỏng này thì chim trống mái sẽ kiếm mồi nuôi đến khi thấy con mình chuyền cành và biết kiếm mồi mới thôi. Trong trường hợp này thì chúng sẽ mãi mãi không bao giờ có cơ hội chuyền cành, và như thế chim trống mái sẽ nuôi con mình mài mãi.
Theo tìm hiểu, hộ gia đình này ở miền xuôi Thái Bình lên làm ăn kinh tế ở trên Cao Sơn, Mường Khương, Lào Cai. Và từ “ý tưởng” của người miền xuôi đi khai phá vùng kinh tế mang lên, từ bận rộn bờ bãi nương rẫy không muốn chăm nuôi chim mà vẫn được nghe tiếng hót theo ý muốn, họ đã làm như vậy. Thương thay cho những con chim nhỏ, từ một người chơi lạ kỳ đã được nhiều người dân bản địa “học được” rất nhanh và nhân rộng thành phong trào ở góc núi. Giờ ở Mường Khương đến mùa chim sinh nở đã xuất hiện nhiều cách chơi chim như thế…
Video đang HOT
Một mẻ ụp bẫy có thể “hót” được cả đàn chim hàng chục con
Những tiếng chim nhớ rừng
Người không đam mê nhìn chú chim vành khuyên nhỏ xíu cũng chỉ cảm nhận thấy vẻ xinh xinh đáng yêu, chứ mấy ai nghĩ sinh vật nhỏ nhắn ấy lại có giá cao ngoài sức tưởng tượng như vậy.
“Có con vành khuyên được trả tới cả trăm triệu mà chưa chắc đã mua được của chủ nhân. Có con cũng chỉ vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn là cùng”- khi hỏi về giá của con chim vành khuyên đang nhảy nhót trong lồng của anh Nguyễn Vinh Nhật ở Nghĩa Tân, treo ở trước cửa quán cà phê trên phố Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Hà Nội thì anh thủng thẳng nói như thế chứ anh cũng không khẳng định con chim đang nhốt trong lồng là chim đắt giá. Bởi theo lý giải của anh Nhật, giá nó cao hay thấp thì cũng không bán bởi người có nó đã thích và dồn công chăm sóc như chăm vợ đẻ rồi thì đâu có còn là chuyện bán mua nữa. Chuyện mua bán chỉ có ở giới kinh doanh chứ đã vào tay người chơi đam mê rồi thì chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện “tỷ giá”.
Người đam mê thì thường nâng niu, chăm bẵm cho thú chơi hoàn hảo hơn
Ở Hà Nội, trong mấy năm gần đây đã xuất hiện nhiều “câu lạc bộ” chơi chim khuyên, chích chòe, chào mào, cùng thú chơi ấy cũng đã xuất hiện những nhóm thanh niên trẻ thường tụ họp vào ngày cuối tuần mang theo chim để cùng nghe tiếng hót. Cũng có người đã mất nhiều tiền, thậm chí đánh đổi cả tài sản lớn như ô tô, xe máy chỉ để sắm một chú chim vành khuyên nho nhỏ treo trong nhà và mang theo mỗi khi đi hội tụ vào ngày nghỉ.
Chợ chim trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội- nơi hội tụ của chim rừng
Trong lòng thành phố ồn ào, những cảnh chơi, thú chơi như thế cũng tạo nên được nét riêng, một phong thái tĩnh tại để làm giảm stress những phút căng thẳng trong nhịp sống hối hả. Song, bao giờ cũng vậy, tính 2 mặt của nó cũng không phải là không có bởi từ góc nhìn nhận hay cách thức của một ai đó chơi theo phong trào, hoặc của người săn tìm để mang đến sự lựa chọn cho thú chơi.
Đó là thời gian gần đây, xuất phát từ nhu cầu thú chơi chim khuyên, chào mào, chích chòe… thì người cung cấp đã ụp những mẻ lưới bẫy tận diệt để mang về thành phố bán. Nhiều loại chim được bán đồng nghĩa với việc ở trên rừng người bẫy tìm cách bắt tất cả những con chim đang thánh thót làm nên phần hồn của đại ngàn thiên nhiên. Chim trời, cá nước…chẳng ai trách người đam mê, song để thỏa chí mà vẫn hài hòa giữa con người và thiên nhiên thì quả là đỉnh cao của nghề chơi sinh vật cảnh.
Theo ANTD
Kỳ thú chơi ngược (1): Những chiếc lồng chim độc đáo và đắt nhất Việt Nam
Đã lao vào thú chơi rồi thì bất luận đúng sai hay dở. Chơi là sở thích, là đam mê, là thỏa chí.
Chơi lồng không nhốt chim
Giới chơi chim ở Hà Nội thì nhiều, giới chơi lồng mà không chơi chim cũng lắm, ấy vậy nhưng người chơi lồng quý thì anh Nguyễn Tuấn Ngọc vẫn được mệnh danh như bậc "đại ca" của lồng son gác tía dành cho chim.
Những chiếc lồng không...được chơi chim
Người ta đam mê tiếng hót thánh thót trong trẻo vào mỗi sớm mai, hay trưa hè của những chú chim khuyên, chào mào, chích chòe...Sự đam mê ấy như để làm tươi trẻ trong nhịp sống bận rộn, làm cho người ta thư thái hơn ở nhịp sống hối hả. Thú chơi chim lâu nay là thế, tao nhã và thư thái, còn thú chơi lồng mà không chơi chim là thú chơi độc mới xuất hiện trong sự sáng tạo của người đam mê chưa lâu.
Ngày hội tụ của chim khuyên, chào mào vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần nởi cây xây phủ bóng khuôn viên Bach Thảo thì ngày hội tụ của lồng không chim lại thất thường bởi sự sắp đặt của chủ lồng định hẹn.
Gọng lồng làm bằng tre tinh tế từng chi tiết
Chiếc lồng bằng vật liệu quý của anh Nguyễn Tuấn Ngọc có thể gây ấn tượng khó phai cho lòng người đam mê lồng chim, có thể làm người bình thường nhìn thấy là cũng thích và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự tinh tế của nó. Song, nhiều người biết thú chơi sẽ đặt câu hỏi, lồng mà không để nhốt chim, chơi chim thì quả là vô nghĩa. Đó là suy đoán của kẻ ngoài cuộc mà thôi, còn đối với người đam mê, thú chơi chim và thú chơi lồng tách bạch rất rõ. Lồng chim để nhốt chim nếu sự tinh tế đến mức tinh xảo thì sẽ làm hỏng hoặc vẻ đẹp của chim sẽ bị mất đi phần nào. Còn chơi lồng đẹp đến mức hoàn hảo, thậm chí có cái đạt đến mức nghệ thuật đỉnh cao của lồng chim thì mới ngắm thôi đã làm cho người nhìn gật gù thốt lên "đẹp, tuyệt đẹp".
Đáy lồng như bức họa trác tuyệt
Chiếc lồng của anh Nguyễn Tuấn Ngọc là tuyệt phẩm của nghệ thuật lồng chim bằng vật liệu quý thì chiếc lồng của anh Vũ Xuân Dương là đỉnh cao cất lên tiếng nói giá trị của tre trúc. Mọi sự so sánh là khập khiễng, nhất là so sánh trong thú chơi thì quả là không có đối trọng. Vẻ đẹp thì miễn bàn, giá cả thì không phải suy nghĩ, bởi nói đến thú chơi thì đừng hỏi giá, bởi giá sẽ kìm hãm phần nào vẻ tinh tế và cầu kỳ của những chiếc lồng có một không hai.
Cửa lồng và tai cóng đưng thức ăn tinh xảo đển kỹ lưỡng
Tuyệt phẩm vô giá.
Lồng chim thì có giá, song tuyệt phẩm được tạc khắc trên những thanh tre, trúc làm chiếc lồng thì có thể nói là vô giá. Không chỉ là sự tỉ mỉ đến kỹ càng mà mỗi chiếc lồng là điển tích, là câu chuyện tóat lên từ mỗi chi tiết, tiểu công trên chiếc lồng không chim.
"Ngũ phúc lâm môm, mai điểu đón xuân, thập bát La Hán, mẫu đơn phú quý...". Tên và tích , đó là những chiếc lồng mà người đam mê đã gửi cả sở thích và tâm hồn vào đó. Ngũ phúc lâm môn của anh Nguyễn Tuấn Ngọc tạc 5 con dơi cách điệu mang hàm nghĩa Phúc- Lộc- Thọ- Song Hỷ- Tài. Nghĩa là thế, song sự công phu gửi vào đó mất cả hàng năm trời mới song, mỗi chi tiết là tiểu cảnh, là đường nét quá đỗi cầu kỳ khó có thể chiếc máy nào có thể làm được ngoài bàn tay tài hoa của nghệ nhân hiểu và cũng đam mê sự tinh xảo của lồng chim. Chiếc lồng này đến thời điểm gần như hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều chi tiết bởi nghệ nhân chưa kịp hoàn thiện. Giá ở thời điểm này anh Ngọc đã chi phí vào thú chơi hơn 3 trăm triệu đồng.
Đáy lồng của "tác phẩm ngũ phúc" làm bằng vật liệu quý
Tiếng nói của sự tinh tế nghệ thuật tre trúc đã chiếc lồng của anh Vũ Xuân Dương đã đưa lên đỉnh của tạc khắc tiểu công chi tiết. "Mai điểu đón xuân" chiếc lồng đã khắc họa đủ một bức tranh tinh tế về hoa mai và nhiều loài chim quý trên những chi tiết, khắc nổi thật sự khéo léo. Đỉnh cao của sự tinh tế sẽ được tre trúc cất lên từ chiếc lồng hoàn hảo. Người xem như lạc vào vườn xuân đầy tiếng chim hội tụ trên chiếc lồng. Chiếc lồng này chưa một lần nhốt chim, nhưng chủ nhân cũng không thể dùng để nhốt chim mà chỉ để ngắm nhìn và thỏa một thú đam mê.
Móc lồng tạc khắc thoe tích ngũ phúc có hình dơi cách điệu
Chim quý phải ở lồng son. Câu nói này quả là không hề tương xứng với chiếc lồng ngọc ngà trè trúc. Nếu người được chứng kiến những chiếc lồng này phải thốt lên đó là công trinh nghệ thuật tinh xảo. "Lồng này không chơi chim mà chỉ để chơi lồng. Mỗi chi tiết trên lồng đều khắc tạc từ trúc, tre miếng chứ không phải kẻ vẽ. Chơi lồng dù chỉ chi tiết nhỏ như chơi chỉ, cái tăm cũng khắc tạc tinh tế theo tích mà lồng đã chơi".- anh Nguyễn Xuân Dương bộc bạch.
Chân lồng đẹp hoàn hảo làm bằng vật liệu quý. Chiếc lồng này có trị giá
trên 3 trăm triệu đồng mà người đam mê bỏ ra để thỏa thú chơi
Chân lồng làm bằng vật liệu tre già tinh xảo, có trị giá hơn 1 trăm triều đồng
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết qua những chiếc lồng trong ngày hội tụ. Chủ nhân những chiếc lồng cho biết, đam mê thì sưu tầm để thỏa chí chứ không mua đi bán lại nên giá cả thì khó nói. Tiền bỏ ra cho mỗi chiếc lồng ít nhất cũng phải bỏ ra trăm triệu đồng, song đó chỉ là tiền người chơi tầm mua phải bỏ ra chứ nếu như lồng đã vào tay rồi thì họ cũng không bán đi bởi đó là thú đam mê của mỗi người.
Theo ANTD
Thực hư chiếc lồng chim có giá nửa tỉ đồng Giới chơi chim cảnh Hà thành đang xôn xao về một chiếc lồng chim, được cho là làm từ ngà voi, trị giá đến... nửa tỉ đồng. Một số người cho rằng, những chi tiết làm từ ngà voi của chiếc lồng chim thực chất là... nhựa tổng hợp. Những ý kiến khác dù không phủ nhận chất liệu, song cho rằng chiếc...