Kỳ tái cơ cấu danh mục ETF quý III liệu có bất ngờ?
Các công ty chứng khoán đưa ra nhận định có phần khác nhau về kỳ tái cơ cấu danh mục ETF sắp tới.
Kỳ tái cơ cấu danh mục ETF quý III liệu có bất ngờ?
Theo kế hoạch, ngày 18/9 tới, hai quỹ ETF là Vaneck Vectors Vietnam ETF (gọi tắt là V.N.M ETF) và DB x-trackers FTSE Vietnam UCITS ETF (gọi tắt là FTSE Vietnam ETF) sẽ đồng loạt thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trước đó, ngày 4/9, FTSE Vietnam ETF sẽ công bố danh mục mới; còn với V.N.M ETF là ngày 11/9.
Dữ liệu sử dụng cho đợt tái cơ cầu của cả hai ETF đều được xác định dựa trên giá đóng cửa phiên giao dịch Thứ 2 ngày 31/8.
Các đợt cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF lớn này thường kéo theo những biến động mạnh của thị trường vì họ phải giao dịch số lượng lớn để đảm bảo tỷ trọng.
FTSE Vietnam ETF xây dựng danh mục dựa trên chỉ số FTSE Vietnam Index Series, bao gồm FTSE Vietnam All-Share Index và FTSE Vietnam Index.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhiều khả năng PVD sẽ là cổ phiếu bị loại ra khỏi danh mục của quỹ FTSE Vietnam ETF trong kỳ tái cơ cấu lần này do PVD vi phạm tiêu chí về thanh khoản. Ở chiều thêm vào, nhiều khả năng sẽ không có cổ phiếu nào được thêm mới.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam thì cho rằng quỹ này sẽ không loại cổ phiếu nào, cùng với đó, sẽ thêm cổ phiếu GEX vào danh mục vì đáp ứng đủ chỉ tiêu về thanh khoản.
Đồng quan điểm với Yuanta Việt Nam, Công ty Chứng khoán VNDirect cũng cho rằng quỹ FTSE Vietnam ETF sẽ thêm GEX vào danh mục trong kỳ tái cơ cấu quý III, đồng thời ước tính quỹ có thể sẽ mua khoảng 2,6 triệu cổ phiếu GEX.
Đối với quỹ V.N.M ETF, xét riêng những cổ phiếu đã nằm trong danh mục của Market Vectors Vietnam Index, tiêu chí đặt ra để các cổ phiếu không bị loại khỏi danh mục là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng dành cho nhà đầu tư nước ngoài (tỷ lệ room nước ngoài còn lại) phải lớn hơn 5%. Thêm vào đó, quy mô vốn hóa thị trường lớn hơn 75 triệu USD và giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong 3 tháng gần nhất phải đạt tối thiểu 0,2 triệu USD tại ít nhất 2 trong 3 kỳ tái cơ cấu gần nhất (tại kỳ xem xét và trong 2 kỳ gần nhất).
Video đang HOT
Song song, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong 3 tháng gần nhất phải lớn hơn 0,6 triệu USD hoặc có ít nhất 200.000 cổ phiếu giao dịch hàng tháng trong vòng 6 tháng gần nhất (hoặc một trong 2 kỳ tái cơ cấu liền trước).
Với các tiêu chí này, BVSC cho rằng nhiều khả năng sẽ không có cổ phiếu Việt Nam nào bị loại ra khỏi danh mục của quỹ V.N.M ETF trong kỳ tái cơ cấu quý III.
Đối với những cổ phiếu nằm ngoài danh mục của Market Vectors Vietnam Index, tiêu chí đặt ra là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng dành cho nhà đầu tư nước ngoài (tỷ lệ room nước ngoài còn lại) phải lớn hơn 10%; quy mô vốn hóa thị trường lớn hơn 150 triệu USD và giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong 3 tháng gần nhất lớn hơn 1 triệu USD.
Với các tiêu chí trên, BVSC cho rằng nhiều khả năng cũng sẽ không có cổ phiếu nào được thêm mới vào danh mục của quỹ V.N.M ETF trong kỳ tái cơ cấu danh mục. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này lưu ý nếu có 1 cổ phiếu nước ngoài bị loại ra, khi đó sẽ có 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là sẽ có 1 cổ phiếu nước ngoài khác được thêm vào thay thế. Trường hợp thứ hai là sẽ có 1 cổ phiếu Việt Nam được lựa chọn thêm vào. Nếu trường hợp này xảy ra, PLX (hoặc GVR) sẽ có thể được đặc cách thêm vào.
Khác với BVSC, Yuanta Việt Nam dự báo rằng V.N.M ETF sẽ thêm SHB vào danh mục trong kỳ tái cơ cấu tới vì đáp ứng đủ tiêu chí thanh khoản. Đồng thời, cũng dự đoán sẽ không có cổ phiếu nào bị loại ra.
Trong khi đó, VNDirect có cùng dự báo với BVSC khi cho rằng sẽ không có sự thay đổi thành phần nào trong danh mục của quỹ này.
Giới phân tích chung kỳ vọng VN-Index nửa cuối năm có thể chinh phục mốc 900 điểm
Báo cáo chiến lược mới nhất của nhiều công ty chứng khoán cho rằng VN-Index có thể chinh phục mốc 900 điểm trong nửa cuối năm nay, thậm chí ngay trong tháng 7.
Giới phân tích chung kỳ vọng VN-Index nửa cuối năm có thể chinh phục mốc 900 điểm
Nhận định trong báo cáo chiến lược công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho hay khi nhìn vào đồ thị VN-Index trong đợt điều chỉnh tháng 6, có thể thấy khối lượng giao dịch đang giảm dần về cuối tháng, cho thấy giai đoạn tích luỹ. Trong khi đó, chỉ số VN-Index cũng đang giảm trở lại mức Fibonacci 50% so với mức tăng của tháng 5, báo hiệu lực cầu bắt đáy mạnh mẽ.
"Đối với tháng 7, chúng tôi lạc quan hơn so với tháng 6 do đợt điều chỉnh gần đây với khối lượng giảm dần trông giống như giai đoạn tích luỹ. Do đó, chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng hoặc ngừng giảm ít nhất là vào tháng 7. Tuy nhiên, thị trường có thể trở nên rung lắc vào cuối tháng vì kết quả kinh doanh quý II của các công ty niêm yết có thể tạo ra nhiều bất ngờ trong năm nay", KIS Việt Nam nêu quan điểm.
"Trong nửa cuối năm nay, mặc dù định giá VN-Index không còn rẻ nữa, chúng tôi nhắc lại quan điểm của mình rằng thanh khoản dồi dào sẽ định giá lại toàn thị trường. Lãi suất tiết kiệm thấp sẽ dẫn đến mức định giá P/E cổ phiếu cao hơn vì đây là những công cụ đầu tư thay thế", báo cáo nhấn mạnh.
KIS Việt Nam cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay ít bị tổn thương hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, khoảng cách giữa lợi tức cổ phiếu (P/E đảo ngược) với lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức cao kỷ lục so với các con số âm của năm 2008 - 2012.
Cùng với đó, một nửa thời gian trong số 12 năm qua, việc định giá lại là yếu tố chính dẫn dắt VN-Index ở cả thị trường tăng và giảm.
"Do đó, khả năng cao là VN-Index có thể sẽ kết thúc năm nay ở mức 900 - 1.000 điểm, giả sử rằng EPS sẽ giảm 9% và VN-Index giao dịch với mức định giá P/E cao hơn so với mức trung bình 2019 là 16,4 lần", KIS Việt Nam khuyến nghị.
Lạc quan hơn KIS Việt Nam, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nêu ra 2 kịch bản diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 7. Ở kịch bản thứ nhất, chỉ số VN-Index sẽ quay trở lại chu kỳ tăng giá với vùng kỳ vọng 987 - 990 điểm. "Chúng tôi nghiêng về kịch bản 1", phía Yuanta Việt Nam nhấn mạnh.
Công ty chứng khoán này cho rằng các yếu tố tiêu cực đều đã phản ánh vào đà giảm trong tháng 6/2020, đặc biệt là kết quả kinh doanh quý II/2020. Đồng thời, dịch bệnh Covid-19 lần 2 được đánh giá sẽ tác động ít tiêu cực hơn so với giai đoạn 1 và các chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, định giá rẻ và kiểm soát tốt dịch bệnh vẫn là điểm sáng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ở kịch bản thứ hai, nếu chỉ số VN-Index xuyên thủng mức hỗ trợ ngắn hạn 797,5 điểm thì xu hướng giảm có thể mở rộng về vùng giá 650 điểm. Tuy nhiên, Yuanta Việt Nam đánh giá xác suất thấp ở kịch bản này.
Dòng tiền nội là lực đẩy chính của thị trường trong thời gian qua
Công ty Chứng khoán VNDirect có phần thận trọng hơn. Trong báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2020 vừa công bố, VNDirect đã chỉ ra các yếu tố hỗ trợ thị trường trong nửa sau năm 2020, bao gồm: khối ngoại quay trở lại mua ròng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành, EVFTA có hiệu lực và Chính phủ đẩy mạnh thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy vậy, theo VNDirect, vẫn còn những điều bất định. Đáng chú ý nhất là làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 có thể phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh của các công ty niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực Tiêu dùng. Thêm vào đó, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào quý IV/2020 có thể gây ra sự kiện thiên nga đen cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
"Chúng tôi ước tính rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VN-Index sẽ giảm 5-6% so với cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng VN-Index có thể duy trì ở mức định giá hiện tại (P/E 2020 dự báo trong khoảng 14-15 lần) và dự báo VN-Index ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối năm 2020", nhóm chuyên gia của VNDirect nhận định.
Nêu quan điểm triển vọng thị trường sắp tới, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mặc dù dòng tiền trong nền kinh tế còn khá dồi dào khi mà chênh lệch tăng trưởng cung tiền và tín dụng vẫn còn đang ở mức cao, tuy nhiên thị trường sẽ có xu hướng đi ngang trong tháng 7 do kết quả kinh doanh quý II không được khả quan; cùng với đó, tâm lý thị trường sẽ tiếp tục thận trọng trước lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai.
"Sự chi phối của hai yếu tố trên sẽ khiến thị trường diễn biến trong xu hướng thận trọng trong tháng 7. Vùng điểm dao động của VN-Index được kỳ vọng trong khoảng 820 đến 900", chuyên gia của VDSC dự báo.
Cũng cho rằng VN-Index có thể đạt mức 900 điểm trong nửa cuối năm, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhấn mạnh lãi suất giảm và mặt bằng giá chứng khoán thấp vào cuối tháng 3 đã thu hút và hình thành lực lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường (F0). Các nhà đầu tư mới tham gia khá tích cực thể hiện qua việc số tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ và tỷ trọng giao dịch nhà đầu tư cá nhân trong tháng 6 đạt đỉnh trong nhiều năm.
Ngoài ra, nhóm F0 này chưa sử dụng đến tỷ lệ margin nên hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trong những phiên điều chỉnh.
BSC dự báo kết quả kinh doanh quý II nhiều khả năng sụt giảm mạnh tuy nhiên dòng tiền tham gia mới có thể giúp thị trường sớm ổn định mặt bằng giá và khởi động nhịp tăng mới khi dòng tiền đầu cơ trở lại.
Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng lưu ý đến hoạt động rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể thay đổi vào cuối năm. Cụ thể, sau khi dòng vốn quốc tế giá rẻ lấp đầy các thị trường phát triển thì xu hướng vận động tìm kiếm cơ hội ở các khu vực rủi ro hơn như khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên có thể diễn ra như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang giữ được ổn định vĩ mô, dần lấy được đà tăng trưởng sau khi kiểm soát được dịch bệnh và đang tạo ưu thế so với các nước khác. Đây là một trong những lợi thế giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút lại dòng vốn nước ngoài khi hình thành xu hướng chuyển dịch.
Do đó, BSC dự báo VN-Index có thể vận động quanh 832 điểm với biên độ dao động khoảng 70 điểm, vùng giá trọng tâm là từ 795 đến 900 điểm trong 6 tháng cuối năm 2020.
Mặc dù có phần khác nhau về tính thận trọng nhưng kịch bản VN-Index chinh phục mốc 900 điểm đều được các công ty chứng khoán trên đề cập đến, cho thấy góc nhìn có phần lạc quan của giới phân tích về triển vọng thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2020.
VNDirect: Lạm phát và lãi suất sẽ cùng giảm trong nửa cuối năm VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ giảm 0,25-0,5 điểm% trong nửa cuối năm, trong đó, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn có thể giảm mạnh hơn so với các kỳ hạn dài. VNDirect: Lạm phát và lãi suất sẽ cùng giảm trong nửa cuối năm Hạ dự báo...