Kỹ sư Việt chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân
Nhóm nghiên cứu viện Cơ khí, Đại học Bách khoa chế tạo buồng khử khuẩn bằng muối ion với khả năng diệt khuẩn đạt 99,99%.
Mô hình buồng khử khuẩn là kết quả nghiên cứu của nhóm kỹ sư viện Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Ý tưởng xây dựng từ đầu tháng 2/2020, khi Việt Nam có bệnh nhân nhiễm nCoV. Chỉ hơn một tháng, sản phẩm ra đời. Đưa vào thử nghiệm, Phòng Thí nghiệm Vi sinh, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đánh giá buồng khử có khả năng diệt khuẩn đến 99,99%.
Người đến khám tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đi qua buồng khử khuẩn.
Buồng khử khuẩn hoạt động theo cơ chế tự động. Để sử dụng, khi đèn báo tín hiệu bật màu xanh, người dùng bước vào trong. Khi đó hệ thống phun sương khử khuẩn thực hiện hai lần trong 15 giây, đèn báo chuyển sang màu đỏ. Dung dịch sát khuẩn là muối ion hóa dạng sương để tránh nguy cơ gây kích ứng da, khi hít vào có thể sát khuẩn trực tiếp mũi và họng mà không gây khó thở đối với người dùng.
TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, cho biết muối ion hóa có khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn, phòng lây nhiễm nCoV trên bề mặt như quần áo, điện thoại, giải quyết phần nào nhu cầu sàng lọc lây nhiễm tại một số khu vực tiếp xúc đông người như trường học, bệnh viện.
Phần chính của hệ thống là máy phun dung dịch sương mù tự động 360 độ, kết hợp với cảm biến hồng ngoại lắp đặt bên trong buồng, giúp quá trình phun khử khuẩn được thực hiện tự động khi phát hiện có người đi qua. “Ngoài việc lắp ráp các phần cơ của buồng khử, nhóm đang nghiên cứu tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt và đo nhiệt độ hình ảnh để cung cấp thông tin về thân nhiệt người trong buồng. Đây cũng là công đoạn khó nhất trong quá trình chế tạo”, TS Nguyễn Thành Nhân, trưởng nhóm cho biết.
Video đang HOT
Hệ thống phun sương khử toàn thân người. Ảnh: NX.
TS Nhân chia sẻ, để đối phó với Covid-19 tại Việt Nam, nhóm đã chủ động lên kế hoạch chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân chỉ sau một tháng. Hiện buồng khử khuẩn của nhóm đã được lắp đặt thử nghiệm, đáp ứng công suất lên tới 1.000 người/ngày.
Nhóm nghiên cứu dự định nhân rộng mô hình buồng khử khuẩn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các khu cách ly và địa điểm công cộng để công tác khử khuẩn, phòng chống dịch được đẩy mạnh. Ngoài thiết bị muối ion hóa phun sương, nhóm đang trong quá trình thử nghiệm thêm buồng khử khuẩn nhiệt ozone và thiết kế buồng sấy tiệt trùng quần áo y tế chuyên dụng của bác sĩ.
Nguyễn Xuân
Theo vnexpress.net
Dymka - Bé mèo mất cả 4 chân vì vùi mình trong tuyết "hồi sinh" với đôi chân giả
Sau khi mất cả 4 chi trước sau vì vùi mình trong tuyết quá lâu dẫn bỏng lạnh sâu, bé mèo Dymka đã được các bác sĩ làm cho 4 chiếc chân khác bằng titan để có thể đi lại bình thường.
Một trong những thương tích tàn khốc nhất đối với động vật đó chính là mất cả 4 chi vì bỏng lạnh sâu sau khi bị tê cứng dưới trời tuyết. Hầu hết những con vật này đều sống một cách chật vật rồi ra đi vì bệnh tật trong khi không thể di chuyển được. Nhưng Dymka thì khác, bé mèo này đã được làm cho 4 chiếc chân giả để có thể đi lại bình thường.
Câu chuyện bắt đầu vào một ngày tháng 10/2018, khi bác sĩ thú y người Nga Sergei Gorshkov, sinh sống tại thành phố Novokuznetsk có buổi gặp mặt với một người phụ nữ đã bắt gặp Dymka bị vùi trong tuyết.
Dymka được tìm thấy khi đang co ro dưới nền tuyết trắng.
Cái lạnh đã khiến 4 chi, tai và đuôi Dymka tổn thương nghiêm trọng.
Khi tìm thấy Dymka, cô bé ở trong tình trạng vô cùng xấu vì vùi mình trong tuyết quá lâu. 4 chi trước sau, tai và cả đuôi của Dymka đều bị đông cứng và bỏng lạnh sâu, các mô đã chết, không thể khôi phục. Cuối cùng, họ phải cắt đi những phần bị tổn thương của nó.
Vào mùa đông, các nhóm bác sĩ thú y tại Novosibirsk thường xuyên phải điều trị cho những chú mèo bị đông cứng trong băng tuyết. Những chấn thương nặng đến mức cắt chi khá hiếm, nhưng không phải là không có.
Tuy nhiên hiện tại cô nàng có vẻ khá hài lòng với 4 chiếc chi mới
Dymka là một trong những con mèo may mắn nhất được gắn chân giả. Các bác sĩ thú y đã hợp tác với kx sự, nhà nghiên cứu tới từ Đại học Bách khoa Tomsk (TPU) để tạo ra các bộ phận giả bằng titan đặc biệt để thay thế bàn chân bị mất của Dymka.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính, CT để quét chân Dymka sau đó tạo ra một mô hình 3D. Máy in 3D làm nốt nhiệm vụ của nó. Để ngăn ngừa ự đào thải, các bác sĩ dử dụng canxi photphat làm vật trung gian để cấy ghép. Phần canxi photphat này có tác dụng hợp nhất chân giả và xương chân của Dymka qua quá trình oxy hóa. Dymka đã thể hiện sự tiến bộ đáng kinh ngạc khi thích nghi được với 4 chiếc chân giả sau 7 tháng lắp đặt. Nó có thể đi lại, nhảy lên ở một độ cao nhất định và thậm chí còn có thể chạy.
Dymka và Ryzhik, chú mèo đầu tiên trên thể giới được ghép chân giả.
Cô mèo Dymka thực chất không phải con mèo đầu tiên được lắp cho 4 chiếc chân giả. Vào năm 2016, phòng khám này đã thực hiện ca phẫu thuật tương tự với chú mèo đực Ryzhik. Tổn thương chi của Ryzhik giống hệt như Dymka.
Hiện tại, cả hai đều thích nghi tốt với nhãn bàn chân mới của mình và hạnh phúc vì điều đó. Dymka được nhận nuôi bởi chính người phụ nữ đã phát hiện ra cô bé và mang đến phòng khám để chữa trị.
Theo infonet.vietnamnet.vn
Tuổi trẻ à Nẵng cùng dân chống dịch bệnh Chế dung dịch sát khuẩn, gel rửa tay cho các trường học trên địa bàn, ra quân dọn vệ sinh môi trường, tăng cường tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh... là những hoạt động nổi bật của những người trẻ à Nẵng trong Tháng Thanh niên năm 2020 để cùng cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid - 19....