Kỹ sư quê lúa tiết lộ tiến độ chế tạo tàu ngầm Trường Sa 2
Cha đẻ của tàu ngầm tự chế Trường Sa 1 đang bắt tay vào chế tạo tàu ngầm mang tên Trường Sa 2.
Tàu ngầm Trường Sa 2 sẽ có hình dáng giống tàu ngầm Trường Sa 1 và có thể chở được 4 người.
Ngày 1/7, ông Nguyễn Quốc Hòa (56 tuổi, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) cho biết, sau khi thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa 1, ông đã cùng với đội ngũ kỹ sư bắt tay vào hoàn thiện bản thiết kế tàu ngầm Trường Sa 2.
“Hiện tại chúng tôi đang bắt tay vào việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa 2. Bộ khung của tàu ngầm đã hàn xong, công nhân đang thực hiện hàn gắn phần vỏ bên ngoài. Tiến độ hoàn thành con tàu phụ thuộc vào túi tiền của gia đình. Tôi cứ kiếm được tiền lại mua vật liệu về chế tạo, còn thời điểm không có tiền lại ngừng việc chế tạo. Cũng có thể cuối năm nay xong việc chế tạo tàu ngầm hoặc sang 2019 mới xong”, ông Hoà chia sẻ.
Cha đẻ của tàu ngầm tự chế Trường Sa 1 cho hay, ông cùng với đội ngũ kỹ sư làm việc tại xưởng tham gia việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa 2. Theo thiết kế, tàu ngầm Trường Sa 2 có thể lặn và hoạt động được dưới độ sâu 250m, bán kính hoạt động khoảng 500 hải lý, chở được 4 người. Hình dáng tàu Trường Sa 2 sẽ giống tàu Trường Sa 1 nhưng to và dài hơn. Tàu Trường Sa 2 có thể lặn được vài ngày ở trên biển.
Tàu sẽ được có đầy đủ tính năng cơ bản như liên lạc thủy âm khi lặn sâu, hệ thống liên lạc tầm xa VHF khi nổi, hệ thống camera quan sát dưới nước; hệ thống dò quét đáy biển, vật cản phía trước. Vỏ của con tàu sẽ sử dụng loại thép có độ bền cao, chịu được áp lực lớn.
Video đang HOT
Tàu ngầm Trường Sa 1 thử nghiệm ở biển Diêm Điền, Thái Bình ngày 30/5
“Đây là con tàu ngầm hiện đại kết hợp những tính năng ưu việt của Trường Sa 1 và Hoàng Sa với khả năng đi xa và lặn sâu. Chính vì vậy, số kinh phí để hoàn thiện con tàu ngầm mini Trường Sa khoảng 4, 5 tỷ đồng”, ông Hoà thông tin.
Về thông tin chiếc tàu ngầm Trường Sa 1, ông Hoà cho biết thêm, sau khi thử nghiệm thành công trên vùng biển Quảng Ninh ông đã đem con tàu về xưởng để và phục vụ một số đoàn đến thăm quan. Ông muốn giữ con tàu ngầm này lại để làm kỷ niệm.
Trước đó, vào tháng 7/2016, dưới sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng và lực lượng Hải quân Việt Nam, ông Hòa đã thử nghiệm tàu ngầm Hoàng Sa tại khu vực biển tỉnh Quảng Ninh.
Tàu ngầm Hoàng Sa đã vượt qua kỳ “sát hạch” 2 ngày khắt khe của Hội đồng giám khảo do Bộ Quốc phòng lập, với các bài chạy nổi, chạy ngầm, chạy vòng tròn, lùi, xử lý đâm va khi chạy ngầm…
Sau buổi thử nghiệm, ông Hòa nói rằng: “Buổi thử nghiệm tàu thành công, Hội đồng kết luận tàu Hoàng Sa đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn để chạy được trên biển”.
Năm 2013, ông Nguyễn Quốc Hòa cùng đội ngũ kỹ sư chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa 1. Tàu ngầm có chiều dài 8,8m, cao 3m. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày.Đến năm 2015, ông Hòa tiếp tục chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa. Tàu nặng 9 tấn, dài 7m, bề ngang 2,5m; cao 2m và có thể lặn sâu 50m. Thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3 đêm. Vỏ tàu được thiết kế bằng thép cường lực. Tàu có hình thoi dẹt, chở 2 người.
Theo Danviet
Lính tàu ngầm rèn thể lực
Để bảo đảm đầy đủ sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ, những người lính thủy Lữ đoàn Tàu ngầm 189 (Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân) phải tuân thủ chế độ luyện tập thể lực rất khắc nghiệt, thường xuyên, liên tục với cường độ cao...
Thủy thủ Lữ đoàn Tàu ngầm 189 tập bài vượt vật cản
Trong tiết trời se lạnh của Quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), ngay từ sáng sớm, chúng tôi tận mắt chứng kiến cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu ngầm 189 rèn luyện sức khỏe hết sức bài bản. Toàn đơn vị vang dậy tiếng hô "Rèn luyện sức khỏe, bảo vệ Tổ quốc...".
Dọc theo các cung đường, những bước chân rầm rập, tiếng khẩu hiệu rền vang. Quan sát các đồng chí cán bộ, thủy thủ thực hiện bài tập chạy dài 3.000m bảo đảm thời gian, yêu cầu. Điều đó chứng tỏ rằng, họ phải được rèn luyện một cách bài bản, nghiêm túc.
Theo Thượng tá Nguyễn Hữu Minh, Chính ủy Lữ đoàn Tàu ngầm 189, việc rèn luyện sức khỏe đối với cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm bắt buộc phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình, giáo án.
Bài tập bắt buộc chạy dài 3.000 m buổi sáng trong bầu không khí trong lành là điều kiện tốt nhất để chiến sĩ tiếp nhận năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Sau khi hoàn thành bài tập chạy dài 3.000 m, các tàu tổ chức cho thủy thủ vệ sinh cá nhân, ăn sáng, rồi xuống tàu huấn luyện chuyên sâu. Buổi chiều, các thủy thủ có một tiếng rưỡi đồng hồ để luyện tập các môn: Bơi, đi cầu sóng, quay lồng sắt, bóng chuyền, bóng đá, thể hình...
Đến khu vực rèn luyện thể lực, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến những thủy thủ cao to, mình rắn chắc, thoăn thắt chạy trên cầu sóng hay quay tít trong lồng sắt. Để có được sức khỏe và vóc dáng ấy, họ phải trải qua một quá trình luyện tập nghiêm ngặt và khoa học.
Vừa bước xuống từ cầu sóng, Trung úy Phạm Bá Dương, thủy thủ tàu Hải Phòng tâm sự: "Hồi mới nhập ngũ, tôi vác ba lô quần áo hơn 10 kg thôi mà cũng mệt mỏi. Nay nhờ tuân thủ nghiêm chế độ luyện tập của lính tàu ngầm nên bây giờ mang vác nặng vô tư!".
Trung úy Nguyễn Ngọc Linh, Trợ lý thể thao lữ đoàn cho biết, để rèn luyện sức khỏe cho các thủy thủ tàu ngầm cần các nhóm bài tập về: Thể lực, thể thao đặc trưng và thể thao tự do.
Trong đó, các bài tập chạy 3.000 m, bơi 1.000 m, bơi 5.000 m góp phần rèn luyện tính dẻo dai, thì các bài tập vòng quay trụ, đu quay, vượt cầu sóng sẽ tạo sức bền, sức mạnh để vượt qua các chướng ngại vật, tăng sức chịu đựng sóng gió.
Các bài tập vượt vật cản tạo sức bền và tăng sự khéo léo của người thủy thủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tàu. Trong điều kiện trời mưa lớn thì các thủy thủ sẽ được tập ở trong phòng tập đa năng với đầy đủ trang thiết bị như: Xà, tạ, xe đạp, máy chạy bộ...
Hiện nay, cơ sở vật chất được Nhà nước đầu tư khá đầy đủ với 10 sân bóng chuyền, 2 sân bóng rổ, 1 bể bơi lớn, 2 sân tennis, 4 sân bóng đá mini cùng 3 bãi thể thao đặc chủng. Tất cả đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện cho cả 6 kíp tàu chính và 2 kíp tàu dự bị.
Dù trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, các thủy thủ Lữ đoàn Tàu ngầm 189 vẫn hăng say rèn luyện thể lực để luôn trong tâm thế sẵn sàng ra khơi thực hiện nhiệm vụ "bảo vệ hòa bình dưới đáy biển".
Theo Quân Đội Nhân Dân
Gần 1.000 hải quân Ấn Độ trên 3 tàu chiến cập cảng Đà Nẵng Đoàn Hải quân Ấn Độ với 3 tàu cùng 913 sĩ quan thủy thủ đã tới TP.Đà Nẵng sáng nay. Sáng 21.5, 3 tàu Hải quân Ấn Độ gồm tàu khu trục INS SAHYADRY, tàu chở dầu INS SHAKTI, tàu hộ tống INS KAMORTA cùng với 913 sĩ quan và thủy thủ đoàn do Chuẩn Đô đốc Dinesh Tripatyi - Tư lệnh Hạm...