Ký sự Organic – Kỳ 8: Bệnh tật từ đâu tới ?
Trong các sinh vật tồn tại trên trái đất, lạ lùng kỳ quái nhất là con người, càng hiện đại càng kỳ quái. Trong thiên nhiên từ cây cối, chim chóc, thú hoang cho tới con sâu cái kiến thứ gì cũng sinh sôi khỏe mạnh theo lẽ tuần hoàn tự nhiên tre già măng mọc, trong khi con người hiện đại thì hầu như ai cũng có bệnh
Dáng người hơi khom và đi rất nhanh, nhất là nỗi nhớ rừng, vẫn thường trực trong “ người rừng” Hồ Văn Lang khi mới trở về với gia đình, làng xóm – Ảnh: Hiển Cừ
Số lượng bác sĩ ngày càng tăng, những phát minh ra các thứ thuốc ngày càng nhiều, doanh thu của các hãng dược ngày càng lớn được coi là thành tựu của văn minh, trong khi lẽ ra là điều đáng buồn của nhân loại
Sự bất bình thường đó từ lâu đã thành bình thường, ít ai đặt ra câu hỏi ngược. Nhưng ngày xưa không như vậy. Các bộ tộc sống hoang dã không như vậy. Bố con ông Hồ Văn Thanh sống 40 năm trong rừng cũng không bệnh tật gì, cho đến khi được “giải cứu”, được đưa đi “chăm sóc sức khỏe” mới sinh bệnh.
Thiên nhiên đã bao bọc dân tộc ta bằng một thảm cỏ cây vô cùng phong phú với hơn 12 ngàn loài thực vật được ghi nhận, gấp hàng chục lần châu Âu. Mặc dù rừng rú cây cỏ bị tàn phá nghiêm trọng do chiến tranh và chất độc hóa học trong thế kỷ 20, nhưng kết quả điều tra đầu thế kỷ 21 của Viện Dược liệu thống kê được 3.948 loài là cây thuốc. Như vậy cỏ cây nước ta cứ 3 cây thì có 1 cây thuốc. Những cây thuốc đó không chỉ nằm ở rừng sâu núi cao mà còn ở ngay trong vườn tược, khắp các bờ bụi ao hồ. Thống kê trên chắc chắn là chưa đủ, vì cây lúa cũng chính là cây thuốc nhưng không được đưa vào, hạt lúa để lâu năm có thể chữa được bệnh nan y, hồi sinh cho người kiệt sức, tất nhiên cây lúa đó không phải là lúa lai.
Do sống thuận với thiên nhiên, bữa ăn truyền thống của người Việt chúng ta bản thân nó là một thang thuốc phòng ngừa bệnh tật. Thuốc đã hàm chứa trong cơm gạo thịt cá rau quả, cái gì ăn được cái đó chính là thuốc. Những khi trái gió trở trời, đã có đủ cây lá trong vườn nhà. Hãn hữu lắm mới có người gặp biến cố mắc bệnh nan y phải cần đến thầy thuốc.
Làng Giảng Hòa (Quảng Nam) tôi ngày xưa có một thầy thuốc bắc là bác Thúc, bác họ tôi. Ông bắt mạch hốt thuốc không chỉ cho người trong làng mà cho cả xã, nhưng năm thì mười họa mới có một người bị bệnh. Gia đình ông sống bằng trồng dâu nuôi tằm, trồng đậu tỉa bắp và dạy học, chứ không sống bằng nghề thuốc. Tôi vẫn nhớ cả làng tôi hầu như không có ai chết trẻ, trừ trận lụt năm 1964 và tiếp đó là bom đạn Mỹ sát hại hơn hai phần ba số người trong làng.
Dân tộc ta ngày xưa cũng không có nhiều người chết trẻ. Người ta tính tuổi thọ bình quân bây giờ cao hơn thời gian trước giải phóng, nhưng đó là cách tính gộp bình quân những người chết trẻ do chiến tranh, còn trước chiến tranh tôi chắc là không có số liệu tin cậy để so sánh. Những con số “bình quân”, bình quân tuổi thọ, bình quân GDP,… không có mấy ý nghĩa so với những gì diễn ra trong thực tế.
Lịch sử nước ta không có ghi nhận một trận dịch lớn nào gây chết người hàng loạt, trong khi ở châu Âu những trận dịch kinh hoàng từng giết chết hơn một phần hai dân số. Khi người Pháp đến đây “khai hóa” mới mang theo nhiều “bệnh lạ”. Kể từ đó, chưa đầy 150 năm nền văn minh công nghiệp phương tây đã kéo theo hàng trăm thứ bệnh lũ lượt “nhập khẩu” vào, những thứ bệnh mà dân tộc này chưa bao giờ mắc phải. Con chó Việt Nam vốn không mắc bệnh dại, bệnh dại là do chó tây mang đến. Con chuột Việt Nam vốn không mang dịch hạch, dịch hạch mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 1960.
Dịch bệnh ở châu Âu là cái giá mà con người phải trả trong quá trình đô thị hóa, vừa thoát khỏi thiên nhiên vừa tàn phá thiên nhiên. Những trận dịch đã khiến cho người châu Âu ai chết đã chết, ai sống sót đều mang một kháng thể chống được bệnh, nhưng mầm bệnh từ trong người họ vẫn lây nhiễm sang những người không mang kháng thể. Dưới đây tôi chỉ nêu một sự thật mà các sách lịch sử do không đủ dữ liệu nên không nhắc tới, nay thì nhiều nghiên cứu đã khám phá để giúp chúng ta khi xem lịch sử có thêm một cách nhìn.
Video đang HOT
Tác giả Jared Diamond trong cuốn sách nổi tiếng đoạt giải Pulitzer “Súng, vi trùng và thép”, với nhiều khảo cứu công phu và toàn diện, đã khẳng định người châu Âu khi chinh phục châu Mỹ, đã tiêu diệt các dân tộc bản địa châu Mỹ không phải bằng gươm bằng súng hay bằng trí tuệ hơn người mà chính là bằng vi trùng mang trong người họ. Ông viết : “Những căn bệnh từ các dân tộc đi xâm lược vốn đã mang kháng thể đáng kể lây nhiễm sang các dân tộc không có kháng thể. Bệnh đậu mùa, bệnh sởi, cúm, sốt phát ban, dịch hạch và những căn bệnh truyền nhiễm khác ở châu Âu đã đóng vai trò quyết định trong những cuộc chinh phục của người châu Âu, bằng cách giết hại nhiều dân tộc trên các châu lục khác”.
Jared Diamond viết tiếp : “Khắp nơi ở châu Mỹ, các bệnh dịch do người châu Âu mang tới đã lan tràn từ bộ lạc này sang bộ lạc khác từ lâu trước khi bản thân người châu Âu đến, giết chết khoảng 95% dân số người châu Mỹ bản địa tiền Columbus. Những xã hội bản địa đông dân và có tổ chức cao nhất ở châu Mỹ, các tù trưởng quốc vùng Mississippi, đã biến mất bằng cách đó trong khoảng từ năm 1492 đến cuối thế kỷ XVII, ngay cả trước khi bản thân người châu Âu đến định cư lần đầu tiên ở khu vực sông Mississippi. Một trận dịch đậu mùa vào năm 1713 đã là bước duy nhất và lớn nhất để người di cư châu Âu tiêu diệt sạch dân tộc San bản địa Nam Phi. Chẳng bao lâu sau khi người Anh định cư ở Sydney vào năm 1788 đã bắt đầu trận dịch đầu tiên làm chết hầu hết người châu Úc bản địa. Một thí dụ có bằng chứng rõ ràng từ các đảo Thái Bình Dương là trận dịch đã quét qua Fiji vào năm 1806 do một vài thủy thủ châu Âu bị đắm tàu Argo mà dạt lên bờ. Những trận dịch tương tự cũng xảy ra trong lịch sử Tonga, Hawatii và các đảo Thái Bình Dương khác”.
Dẫn thông tin trên đây tôi không có ý “đổ lỗi” cho văn minh công nghiệp, cũng không phải để tự tôn dân tộc mình hay nói xấu người ngoài. Lịch sử là lịch sử, nhân loại không thể quay ngược thời gian để sửa sai. Nhưng phải biết tĩnh lặng nhìn vào quá khứ để biết bệnh tật từ đâu đến và làm sao để thoát khỏi bệnh tật nhằm duy trì nòi giống. Đọc các bài tường thuật về cuộc “giải cứu” cha con ông Hồ Văn Thanh để đưa về với thế giới văn minh tôi thấy tức anh ách, không phải tôi phản đối việc đưa cha con ông ấy về lại với làng mạc hay có ý muốn khuyên người khác lên rừng ở, mà ở chỗ cha con ông ở suốt 40 năm trong rừng mà không mắc bệnh, là điều mà ngành y tế và truyền thông phải học hỏi, nhưng chẳng ai nghĩ tới điều đó cả. Nhưng thôi, tôi lại “sân si” rồi…(còn tiếp)
Theo Dantri
'Người rừng' tháo vát việc nhà, muốn lấy vợ
Sau một ngày đi rẫy mệt nhọc, về đến nhà, "người rừng" con Hồ Văn Lang lại tất tả dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, hái thêm nắm rau rừng... rồi đợi thương lái từ dưới vùng xuôi lên bán kiếm tiền để mua thêm con cá, miếng thịt cho bữa ăn của gia đình được no cái bụng.
"Người rừng" giỏi kiếm tiền
Cứ mỗi khi đi tỉa lúa, ngô (giống như gieo hạt của người miền xuôi - NV) trên các ngọn đồi, chuyến về của " người rừng" Hồ Văn Lang luôn kèm theo 2 hay 3 bó củi rừng, mỗi bó bán được 10.000 đồng, tuy không lớn nhưng nó cũng đủ cho bữa ăn của những gia đình vùng cao có thêm con cá, miếng thịt.
Nắm rau rừng vừa mới hái được sau chuyến đi thăm rẫy.
Hằng năm, đến hẹn lại lên, cứ mỗi mùa đót trổ bông (khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 - NV), cả làng không ai rủ ai, lại cầm cây rựa lên rừng chặt đót về bán kiếm tiền, nói không quá khi cho rằng đây là tài sản quý giá mà núi rừng đã ban tặng cho người đồng bào vùng cao. Anh Tri nói: "Mùa đót vừa rồi cả gia đình đều đi chặt, tại đất nương rẫy ít nên số lượng không được nhiều lắm, rẫy người khác họ cũng chặt nên không cho mình làm. Anh Lang cũng lên rừng chặt đót cùng mọi người, bởi chưa quen nên cứ chặt từng cây một, còn mình thì nắm lại từng bó bằng nắm tay rồi mới chặt, mà anh Lang siêng năng nên làm cũng không thua ai đâu!".
Tối nay cả gia đình sẽ có một bữa ngon miệng, "người rừng" Hồ Văn Lang đang chế biến món thịt ếch và mấy chú cua mà mình bắt được ở con suối.
"Mùa tỉa vừa rồi, công việc nhiều quá nên không đi rừng lượm hạt ươi nhiều được. Hai anh em chỉ đi có vỏn vẹn 3 ngày, năm nay hạt ươi được mùa, giá lại cao mà không có thời gian đi", anh Tri tiếc nuối.
Trong ít ngày đó, anh Lang lượm hạt ươi về bán hơn 600.000 đồng, anh Tri thì đã nhạy trong việc này nên hái bán được 900.000 đồng. "Chỉ nhặt những hạt rơi dưới đất, không đốn hạ cây để lấy hạt như người ta", anh Tri nói về cách khai thác hạt ươi như bao đời nay.
Tháo vát việc nhà
Sau một ngày đi rừng mệt nhọc, về đến nhà, "người rừng" con Hồ Văn Lang lại tất tả dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, làm thịt con ếch, con cua vừa mới bắt được ở bờ suối trong lúc đi rừng. Chị Hồ Thị Nhung chia sẻ: "Bình thường mình hay anh Lang, ai đi làm về trước thì nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, mà anh Lang siêng lắm, ăn xong lại rửa liền cái chén cho sạch sẽ, gọn gàng".
Chiều nào cũng vậy, trong cái xách của "người rừng" Hồ Văn Lang đi rẫy về lúc thì có thêm mấy búp măng rừng, lúc thì nắm rau ranh, nắm ớt hái được trong lúc đi chặt cây mây, chặt củi. Nhà cửa tươm tất, tối đến, bà con hàng xóm lại tụ tập tới nhà "người rừng" trò chuyện, xem ti vi. Đêm khuya ở vùng cao ngập tràn trong bóng tối và buồn tẻ, thế nhưng trong gia đình nhỏ vẫn đầy ắp tiếng cười, họ xem phim, trò chuyện đến khuya mới trở về nhà cho lần đi rẫy của ngày hôm sau.
Đảm đang, "người rừng" con đang rửa chén sạch sẽ sau bữa cơm tối.
Sáng dậy, "người rừng" Hồ Văn Lang thức giấc thật sớm, tiếng con gà rừng chưa gáy là anh Lang đã thức trước nó. "Ngọn mây rừng chặt được hôm qua đó, cái này cũng ăn được, mình nướng lên, chín rồi tách ra, giã chung với muối ớt ăn ngon lắm", anh Hồ Văn Tri giải thích cho chúng tôi trước đôi tay của Lang đang trở mấy ngọn mây trên bếp lửa hồng.
Về với cộng đồng, những nhận thức, hoài bão, khát khao ở một con người bình thường lại trỗi dậy trong suy nghĩ của "người rừng" con Hồ Văn Lang. Thế rồi, trong cơn ngà ngà say..., thi thoảng những "hờn trách" thoáng qua được anh Lang trải lòng bên "người rừng" cha Hồ Văn Thanh, vì đã đưa mình lên rừng sâu sống biền biệt hơn 40 năm trời.
"Người rừng" cha Hồ Văn Thanh vẫn chưa thôi ý định trở lại rừng. Đợi những lúc vắng người, chỉ có ông và "người rừng" con Hồ Văn Lang, ông lại bảo anh Lang dẫn vào rừng. Anh Tri tiếp tục câu chuyện: "Thời gian gần đây, anh Lang không dám nói chuyện với cha mình vì sợ ông bắt dẫn vào rừng sống một lần nữa. Khi đó, anh Lang chỉ biết giải thích cho cha: "Lên đó có ai mua củi, mua lồ ô đâu. Dưới này mình đi rừng chặt củi, đốn lồ ô còn có người mua...". Anh Lang chỉ phân trần như vậy mỗi khi cha bắt dẫn vào rừng.
Bữa cơm sum vầy ấm cúng trong gia đình "người rừng" giữa vùng cao.
Nói gì thì nói, nhờ biết cách dung hòa, tình cảm anh em cha con thân thuộc vẫn ấm nồng trong gia đình của "người rừng".
Bữa cơm của họ vẫn đầy ắp niềm hạnh phúc sum vầy. Bữa cơm đó chỉ có mớ rau rừng giã chung với muối ớt, canh măng rừng nấu chung với gạo rẫy... nhưng họ vẫn ăn một cách rất ngon lành, hân hoan trong không khí của một gia đình vùng cao vốn nghèo khó và thiếu thốn đủ mọi thứ. Anh Tri nói về kế hoạch tương lai: "Đợi cho năm sau đến, con trâu cái được cấp sẽ đẻ một con nữa. Thế là những mùa cày cấy sau, mình sẽ có trâu để bừa. Hi vọng gia đình sẽ mãi ấm êm, mọi người trong nhà sẽ luôn được no cái bụng".
"Người rừng" muốn cưới vợ
Trong cơn ngà ngà say, trở về nhà, có những lúc anh Lang đã lời qua tiếng lại, trách móc cha mình.
Anh Tri kể về những đêm anh trai say rượu: "Mới hôm trước, anh Lang xuống nhà anh Hồ Văn Lâm (anh họ "người rừng" con) ăn giỗ, anh uống rượu đến say xỉn. Về nhà, anh Lang đòi quậy phá, trách móc cha, bảo sao không rời khỏi rừng sâu cho về nhà sớm... để anh cưới vợ".
Anh Tri nói tiếp: "Từ khi còn ở trong rừng, đã nhiều lần anh Lang muốn về cùng khi mình lên thăm, thế nhưng ông già nhất quyết không cho. Có lẽ vậy mà giờ anh Lang "trách" cha như vậy".
Theo báo Thanh Niên
Cha con 'người rừng' bây giờ ra sao? Kỳ 1: Đi rẫy giỏi nhưng rất sợ... trâu Cứ chiều đến, từng cơn mưa rừng lại rả rích trên những ngọn đồi vùng cao ở xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đó, &'người rừng' Hồ Văn Lang vẫn đang ngày ngày vác từng bó mây từ cánh rừng già về bán để cải thiện thêm cho bữa ăn gia đình. Chiến lợi phẩm của "người rừng" con...