Kỹ sư Bùi Hiển: Sự quan tâm đến từ Bộ Quốc phòng
Sau khi thử nghiệm thành công máy bay Giấc Mơ của mình, kỹ sư Bùi Hiển đã được Bộ Quốc phòng chỉ dẫn rất kỹ càng về thủ tục cấp phép bay.
Trao đổi với PV, ngày 28/9, kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) – cha đẻ của máy bay “made in Vietnam” cho biết: “Hiện nay, tôi đang dành thời gian để tu sửa lại chiếc máy bay, phục vụ cho việc tập bay thêm.
Vừa qua, trong quá trình bay thử, tôi có bị va chạm mạnh khi tiếp đất, nên càng hạ cánh đã bị méo, giờ cần phải chỉnh lại cho an toàn. Thời gian này, cũng đang rảnh rỗi vì chờ đợi câu trả lời từ các đơn vị Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương về ý định xin ra nước ngoài nhập khẩu thiết bị máy móc về”.
Bên cạnh đó, theo ông Hiển, phía Bộ Quốc phòng cũng đã gửi cho ông hồ sơ để xin cấp phép bay, trong đó có khá nhiều giấy tờ, đến 5-6 bộ hồ sơ. Nhưng sau khi xem xét thì tất cả quy trình ông Hiển có thể tự làm được.
Kỹ sư Bùi Hiển bên chiếc máy bay Giấc Mơ
Theo sự chỉ dẫn của bên quốc phòng, ông Hiển quyết định không làm máy bay trực thăng không người lái, vì giá trị thấp. Nếu sáng chế không người lái rất đơn giản, mà dưới thành phố họ bán rất nhiều, công nghệ cũng đã làm hiện đại hơn.
Bây giờ, còn có bộ 3D, tự cân bằng, máy bay bay tự động, nếu có làm thì không hay, không có giá trị, vô nghĩa. Mà có làm thì cũng chỉ làm mô hình nhỏ, còn mô hình lớn không người lái rất khó.
Video đang HOT
“Động cơ máy nổ 4D hay bị nhiễu hệ thống điều khiển, ngày xưa tôi đã từng làm, máy bay không người lái bằng máy cưa xăng, tôi đã từng bay được, nhưng tia lửa điện của máy nó níu bộ phận điều khiển, nên không chuẩn và chính xác.
Vừa rồi, Hiệp hội hàng không vũ trụ VN có gợi ý làm máy bay không người lái, tôi thấy không đúng với mục đích của tôi khi sáng chế, cho nên, tôi sẽ tự đi lần mò xin giấy phép”, ông Hiển tiết lộ.
Sắp tới, ông Hiển sẽ đi mua động cơ nếu có giấy phép đồng ý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương. Còn riêng phần khung sườn thì dễ, vì chỉ cần treo khung lên cao từ từ, rồi thả xuống, cái này Đại học Bách khoa sẽ giúp đỡ được.
“Nói chung là nếu nhập được động cơ chính, đĩa điều khiển, cánh quạt thì mọi việc được xử lý.
Bên Bộ KHCN cũng hướng dẫn phải có đầy đủ giấy phép nhập khẩu động cơ, nên tôi quyết định sẽ làm luôn một thể, để chiếc máy bay “Giấc Mơ” sẽ cất cánh trên bầu trời, được công nhận là một đề tài sáng chế khoa học thực sự.
Tôi thấy thực sự vui khi những cống hiến của mình suốt thời gian qua đã được công nhận, sau khi bay thử thành công, dù chưa cao, nhưng bên Quốc phòng, Hội hàng không cũng như các lãnh đạo đã có sự quan tâm hơn, đối với tôi sự động viên tinh thần này vô cùng quan trọng”, ông Hiển chia sẻ đầy tâm huyết.
Theo Đất Việt
Thành đồng vững chắc tại Hoàng Sa
Tàu tiếp nhiên liệu SAR 412- thành đồng vững chắc tại Hoàng Sa. Bằng kinh nghiệm, tâm huyết với những hành trình cứu nạn trên biển, đội ngũ kỹ thuật tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II Đà Nẵng (Danang MRCC) tự nghiên cứu, thay đổi kết cấu két nhiên liệu trên tàu SAR 412, giúp tầm hoạt động của tàu tăng lên 350 hải lý.
Tàu SAR 412 - Thành đồng vững chắc tại Hoàng Sa - Ảnh: Tấn Việt
"Hô biến" két nước thải sinh hoạt thành két nhiên liệu
Mưa đầu mùa, trên triền đà của cảng X50 Đà Nẵng (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng) gió thốc liên hồi. Từng tốp công nhân của cảng X50 cùng thủy thủ tàu SAR 412 (biên chế Danang MRCC, thuộc Cục Hàng hải VN - Bộ GTVT) tất bật công việc bảo dưỡng, sửa chữa con tàu hiện đại nhất của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC). Trên boong tàu, ông Nguyễn Tùng Sơn (SN 1964, trú Đà Nẵng), máy trưởng tàu SAR 412 cẩn thận kiểm tra các chi tiết máy móc, thiết bị.
Tàu SAR 412 thuộc hệ tàu 4100, dài 41m, được đóng từ nguồn vốn ORET - Hà Lan với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu. Tàu được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại nhất khu vực. Riêng két nhiên liệu của tàu SAR 412 được thiết kế chứa đến 28.000 lít dầu, đủ cho tàu "cưỡi sóng" 250 hải lý. Tầm hoạt động này giúp SAR 412 vươn đến sát mép phía Tây huyện đảo Hoàng Sa, cứu hàng loạt ngư dân gặp nạn. Tuy nhiên, đến đầu năm 2013, nhận thấy tình hình biển Đông thay đổi phức tạp, thiên tai ngày càng dữ dằn, Vietnam MRCC chủ động liên hệ với Tập đoàn đóng tàu Damen (Hà Lan) nhờ cải tiến két nhiên liệu, nâng tầm hoạt động của 7 tàu thuộc Vietnam MRCC. Con số Damen đưa ra khiến tất cả giật mình: 1 triệu USD.
Ông Bùi Tân Nguyên, Giám đốc Danang MRCC cho biết, thành công trong việc cải tiến két nhiên liệu cho thấy khả năng của đội ngũ kỹ thuật không thua kém gì nước ngoài. Kinh phí cho việc hoán cải két nhiên liệu là 100 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với con số hàng tỷ đồng mà Damen đưa ra. Ngày 13/1/2016, ông Nguyễn Tùng Sơn vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho sáng tạo của mình.
Nhận thấy chi phí quá lớn cùng việc giao tàu cho Damen làm không có tàu nào đi cứu nạn, đội ngũ kỹ thuật của SAR 412 đã tự nghiên cứu cách cải tiến két nhiên liệu. Ông Nguyễn Tùng Sơn cho biết: "Hệ thống chứa nước thải trên các tàu hệ 4100 đều có hai két: Két nước đen có sức chứa khoảng 2.500 lít, két nước xám chứa được 6.000 lít".
"Chúng tôi nhận thấy, nếu đưa tất cả nước thải về két nước đen vẫn đảm bảo phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Khi đó, có thể sử dụng két nước xám để chứa nhiên liệu mà không làm ảnh hưởng tới tính năng của con tàu và điều kiện làm việc trong buồng máy", ông Sơn nói và cho biết, vấn đề còn lại là thiết kế và thi công chuyển đổi hệ thống van đường ống cho phù hợp với chức năng mới. Điều này có thể thực hiện được trong nước với chi phí rẻ hơn nhiều.
Được Vietnam MRCC duyệt ý tưởng, ông Sơn phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam phác thảo thiết kế két nhiên liệu mới và xắn tay thi công. Suốt 6 tháng ròng rã, hết đưa tàu qua cảng X50 lại di chuyển về cầu cảng Danang MRCC, tổ kỹ thuật của SAR 412 làm việc miệt mài. Riêng công đoạn mà các nhân viên ở đây cho là vất vả nhất, súc rửa vệ sinh két nước xám, mất đến 4 tháng và được làm hoàn toàn thủ công.
"Trong suốt 6 tháng đó, mỗi khi nhận lệnh SAR 412 vẫn sẵn sàng lên đường. Việc thi công két nhiên liệu không hề ảnh hưởng đến việc ra khơi của tàu", ông Sơn nói thêm.
Bao quát cả Hoàng Sa
Ông Phan Xuân Sơn, thuyền trưởng tàu SAR 412 cho biết, ngay sau khi két nhiên liệu được nâng cấp, tầm hoạt động của SAR 412 tăng lên 350 hải lý, vươn ra phía Đông huyện đảo Hoàng Sa. Phạm vi bao quát này biến SAR 412 trở thành tàu cứu nạn duy nhất tại Hoàng Sa hiện nay, là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm bám biển.
Kỷ lục vươn xa nhất của SAR 412 được thiết lập ngày 2/6/2016 khi SAR 412 nhận lệnh đi cứu nạn một ngư dân trên tàu QNa 90779Ts bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người bên trái. Vị trí tàu cá lúc này ở phía Đông đảo BomBay (thuộc Hoàng Sa), cách đất liền đến hơn 400 hải lý. Khi nghe các bác sĩ đánh giá tình hình nạn nhân rất nguy cấp, thuyền trưởng Sơn mở máy hết tốc lực vòng xuống phía Nam Hoàng Sa và phát tín hiệu cho tàu cá di chuyển về phía mình. SAR 412 tiến thẳng hướng Đông, vòng ra bên ngoài rồi rẽ sóng lên phía Bắc Hoàng Sa. Thời điểm chuyển ngư dân bị nạn qua tàu, SAR 412 đang ở cách Đà Nẵng đến 370 hải lý. Đây là khoảng cách vượt ngoài mong đợi của tất cả thủy thủ tham gia cứu nạn.
Kể về hàng loạt hành trình cứu ngư dân, hơn 20 thủy thủ tàu SAR không thể nào quên chuyến cứu nạn ngày 10/2/2015. Theo thuyền trưởng Sơn, lệnh cứu nạn lúc đầu trực chỉ tàu BĐ 95427Ts bị chìm gần đảo Tri Tôn. Tàu xuất phát lúc 15h30 ngày 10/2. Hơn 12 giờ lênh đênh trên biển, đến rạng sáng 11/2, SAR 412 mới tiếp cận được vị trí tàu cá bị chìm.
"Lúc đến gần, tàu cá đã chìm hơn nửa thân. Sóng lúc đó khá lớn khiến xuồng máy cứu hộ chao đảo liên tục, rất khó để ngư dân bám lên... Vật lộn liên tục với sóng dữ, đến sáng 11/2, chúng tôi kéo được cả 5 ngư dân bị nạn lên tàu SAR 412", ông Sơn kể. Những tưởng hành trình kết thúc, tín hiệu từ đất liền lại cho SAR 412 nhiệm vụ mới, tiếp tục cứu tàu BĐ 95569Ts bị mắc cạn tại đảo Yến, khu vực trung tâm quần đảo Hoàng Sa.
Ông Trần Quang Thanh, Đại phó tàu SAR 412 kể, đó là lần đầu tiên các thủy thủ vào sâu trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa: "Khi chúng tôi vào đến nơi, tình thế rất nguy cấp. Sức khỏe các thuyền viên rất xấu. Lúc này, các tàu hải cảnh cùng trực thăng Trung Quốc đảo nhiều vòng thám thính, ngăn cản tàu SAR 412 tiếp cận. Tàu Trung Quốc dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào mũi tàu cứu nạn, ngăn cản tầm nhìn. Phía Trung Quốc kết hợp thiết bị điện tử phá sóng radar của ta, dùng loa phóng thanh quấy nhiễu tạo nên tình cảnh hỗn loạn. Nhưng với tinh thần mưu trí, kiên quyết giải cứu ngư dân, cũng như nhiều lần khác, chúng tôi vẫn cứu thành công các thuyền viên đưa về đất liền".
"Thiết kế phạm vi hoạt động của tàu chỉ là tương đối. Bởi, trong điều kiện sóng to gió lớn hay rượt đuổi nhau trên biển, tàu cảng bẻ lái nhiều, tăng giảm tốc độ liên tục, nhiên liệu đốt cháy càng nhanh. Chuyến biển ngày 10/2/2015, SAR 412 vật lộn giữa Hoàng Sa với khoảng cách 300 hải lý, lượn vòng liên tục để tránh tàu Trung Quốc nhưng nhiên liệu không hề cạn kiệt, cảm giác máy móc chạy rất khỏe", thuyền trưởng Phan Xuân Sơn chia sẻ.
Theo Báo Giao Thông
Chuyển hoạt động bay quân sự ra khỏi 3 sân bay lớn Thủ tướng đồng ý với Bộ Quốc phòng chuyển hoạt động bay huấn luyện quân sự thường xuyên của không quân từ 3 sân bay lớn là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đến các sân bay khác. Ngày 23/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật chủ trì cuộc làm việc giữa Bộ này và Bộ Quốc phòng,...