Kỹ sư bỏ lương cao về nuôi con đặc sản cưa sừng làm thuốc bổ
Anh Quan Văn Tiệp, trú tại phường Tân Hà, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi hươu lấy nhung và con giống. Điều đặc biệt, anh Tiệp vốn là một kỹ sư kỹ thuật đã bỏ việc lương cao về quê nuôi hươu.
Bỏ bàn giấy, bán xe máy để nuôi hươu
Anh Tiệp là người dân tộc Tày, quê ở xã Trùng Khánh (Na Hang), di dân tái định cư công trình thủy điện Tuyên Quang về phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang. Năm 2004, anh tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định. Anh từng làm việc ở nhiều công ty có thu nhập ổn định nhưng cuối cùng anh Tiệp quyết định theo nghề nuôi hươu lấy nhung.
Theo anh Tiệp, hươu vốn là động vật hoang dã nên nuôi không khó. Ban đầu nuôi từ 3 con, đến nay trang trại của anh Tiệp luôn có từ 50 – 100 con hươu giống, hươu lấy nhung. Ảnh: Minh Ngọc.
Gặp anh nông dân trẻ Quan Văn Tiệp, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là chàng trai sức vóc, từng trải. Anh Tiệp kể, năm 2005, sau khi tốt nghiệp, anh xin về công ty Chế biến lâm sản Tuyên Quang. Trong những năm tháng làm ở đây, anh Tiệp được công ty cử vào TP.HCM học hỏi mô hình chế biến lâm sản, nhưng chính bản thân anh cũng không thể “ngờ” rằng, đây lại là cơ duyên của mình để bắt đầu cho những ý tưởng làm giàu từ nuôi hươu.
Trong thời gian ở TP.HCM, anh Tiệp may mắn một lần được đi tham quan mô hình nuôi hươu lấy nhung ở tỉnh Đồng Nai. Từ thời điểm này anh đã mê mẩn và nung nấu ý tưởng nuôi hươu. Tuy nhiên do thiếu vốn, lại bận công việc nên anh chưa dám liều.
Đến năm 2009, khi tích lũy được một số vốn nhất định, anh Tiệp quyết định đi vào huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) mua 3 con hươu giống về nuôi. Anh Tiệp nói, thời kỳ đầu gian nan, vất vả nhiều lắm, không có vốn để đầu tư, anh phải bán cả chiếc xe gắn máy – đây phương tiện đi duy nhất của cả nhà để lấy tiền “đổ” vào nuôi hươu.
Anh Tiệp cho biết, trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, anh đã xuất bán 50 con hươu giống cho một số trại trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Minh Ngọc.
Khó khăn càng tăng lên, khi gia đình anh Tiệp phản đối nuôi hươu, vì đây là mô hình mới ở Tuyên Quang. Mẹ anh bảo: “Dân làng đang bảo đầu mày có vấn đề. Hươu người ta chỉ nuôi ở vườn bách thú làm cảnh chứ có ai nuôi ở nhà”.
Khi anh Tiệp mời thợ đến nhà làm chuồng nuôi hươu, mẹ anh đuổi không cho thợ làm. Tuy nhiên, trước quyết tâm của con trai, bà đành phải “bó tay”.
Để học hỏi, nắm chắc kỹ thuật nuôi hươu, anh Tiệp thường xuyên gọi điện liên hệ với nơi bán giống. Có lần 3 con hươu cứ gầy còm không lớn được, anh phải vào tận tỉnh Hà Tĩnh để lấy thuốc chữa. Nỗ lực vượt khó, từ 3 con hươu giống ban đầu, đến nay chuồng hươu của anh thường xuyên có hơn 50 con.
“So với làm văn phòng, nghề nông vất vả hơn nhiều, điều quan trọng nhất là phải có đam mê. Từ lúc bỏ công việc văn phòng về làm nông dân tôi thấy tinh thần thoải mái, công việc hiện tại luôn mang đến niềm vui và thu nhập cũng cao hơn” – anh Tiệp chia sẻ.
Video đang HOT
Đến ngày hái nhung quý
Với những nỗ lực, luôn tìm tòi, học hỏi, giờ đây cơ sở nuôi hươu của anh Tiệp không chỉ dừng lại ở quy mô 200m2 mà anh mở rộng lên hơn 1.000 m2 được quy hoạch thành khu nuôi hươu trưởng thành cho nhung, hươu sinh sản và hươu giống. Không chỉ tự sản xuất con giống, cơ sở của anh còn là địa chỉ cung cấp nhung hươu tin cậy trong và ngoài tỉnh.
Anh Tiệp cho biết thêm, Năm 2019, anh thu 20kg nhung hươu, với giá nhung hươu khoảng từ 2,3 đến 2,5 triệu đồng/lạng thì mỗi năm một con hươu cho thu nhập từ 10 đến 23 triệu đồng tiền lộc nhung. Ảnh: Minh Ngọc.
Hơn 10 năm lăn lộn, đi nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm nuôi hươu, đến nay trang trại của chàng thanh niên Quan Văn Tiệp Tiệp đã lên tới trên 100 con hươu, trong đó đàn hươu sinh sản là 10 con, hươu khai thác nhung 25 con, còn lại là hươu giống.
Tiệp cho biết, trước tết anh đã xuất bán 50 con hươu giống cho một số trại trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang. “Hươu vốn là động vật hoang dã nên rất phừ hợp với khí hậu tại địa phương, theo tiệp thì nuôi hươu rất đơn giản, nhiều địa phương có thể nuôi được” – Tiệp nói thêm.
Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi hươu, theo anh Tiệp, hươu là động vật dễ tính, ăn các loại lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Anh Tiệp cho biết thêm, hươu thường mắc bệnh đầy hơi, tiêu chảy, nếu biết cách thì chữa rất dễ, không tốn chi phí mà bảo đảm sức khỏe cho hươu. Bệnh đầy hơi là do hươu ăn phải thức ăn không bảo đảm vệ sinh, nếu phát hiện muộn, chỉ sau 2 tiếng là hươu sẽ chết.
Do vậy, khi có dấu hiệu bụng hươu trướng lên bất thường phải lấy tỏi giã cho hươu uống. Chỉ cần bài thuốc đơn giản này là hươu khỏi ngay. Để hươu phát triển tốt, khỏe mạnh phải chú trọng nguồn thức ăn sạch, khi cho hươu ăn phải để ý xem lá cây có sâu cuốn lá, trứng sâu hay không, nếu ăn phải những thứ này, hươu rất dễ bị đầy hơi, tiêu chảy.
Với số lượng đàn hươu luôn duy trì từ 50 con đến hơn 100 con, sản phẩm nhung hươu và hươu thịt, hươu giống của anh Tiệp mỗi năm thu lãi 500 triệu đồng. Ảnh: Minh Ngọc.
Hiện tại, giá hươu giống dao động từ 15 – 25 triệu đồng/con. Trung bình mỗi trại nuôi từ 6 đến hơn 60 con, anh Tiệp đều hướng dẫn tỷ mỷ cách dựng chuồng, bỏ nền bê tông để áp dụng đệm lót sinh học cho đến cách chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh cho hươu. Anh cho biết, sau 2 năm tuổi, hươu bắt đầu cho thu nhung. Con trưởng thành từ 45 kg trở lên cho khai thác nhung ổn định, mỗi năm thu được trung bình từ 0,4 đến 0,9 kg nhung.
Với giá nhung hươu trên thị trường hiện nay khoảng từ 2,3 đến 2,5 triệu đồng/lạng thì mỗi năm một con hươu cho thu nhập từ 10 đến 23 triệu đồng tiền lộc nhung. Chưa kể giá trị thịt thương phẩm, hiện nay anh Tiệp cung cấp thịt hươu cho các nhà hàng ở TP Việt Trì (Phú Thọ), TP Hà Nội, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), TP Hải Phòng với giá 250.000 đồng/kg, hươu phải đạt trọng lượng từ 40 đến 50 kg/con anh mới xuất bán để đảm bảo chất lượng thịt cho các nhà hàng, đặc biệt phục vụ cho các khu du lịch như ở Tam Đảo.
Theo anh Tiệp, trong khi thị trường có quá nhiều các sản phẩm hàng hóa thì phải biết khảo sát, đánh giá nhu cầu người tiêu dùng đang cần loại hàng hóa nào để tổ chức sản xuất hiệu quả. Anh đã tiến hành khảo sát nhu cầu nhung hươu ở thành phố Tuyên Quang, Hà Nội và các tỉnh lân cận và quyết định theo đuổi nghề này vì nhu cầu nhung hươu của người tiêu dùng khá lớn.
Với số lượng đàn hươu luôn duy trì từ 50 con đến hơn 100 con, sản phẩm nhung hươu và hươu thịt, hươu giống của gia đình anh không đủ để bán, mỗi năm thu lãi 500 triệu đồng từ bán các sản phẩm này.
Anh Tiệp bộc bạch, “Dù làm ở đâu, làm công việc gì cũng cần tinh thần nhiệt huyết, cống hiến và biết học hỏi thì sẽ có quả ngọt”.
Nuôi hươu, nai thả đi như trong rừng, lão nông có cơ ngơi tiền tỷ
Với 50 ha rừng trồng keo lai, 2 vườn ươm cây giống, kết hợp chăn nuôi 19 con hươu và nai, ông nông dân Nguyễn Bá Đào (50 tuổi, ở thôn Bình Long, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) mỗi năm bỏ túi vài trăm triệu đồng.
"Vua trồng rừng"
Ông nông dân Nguyễn Bá Đào vốn sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khó, tuổi thơ sớm phải theo cha mẹ lên nương rẫy. Năm 17 tuổi, ông đã biết lên rừng phát rẫy trồng rừng và sống nhờ rừng. Đến năm 30 tuổi, khi lấy vợ ông đã có trong tay 10 ha rừng trồng keo lai làm vốn.
Ông Đào chia sẻ: "Thời điểm đó, khi người dân địa phương chưa chú trọng tới trồng rừng thì vợ chồng tôi nhờ vào trồng rừng mà kiếm kế sinh nhai".
Trồng rừng kết hợp nuôi hươu, nai đem lại thu nhập "khủng" cho gia đình ông Đào
Nhắm cây keo lai sẽ trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế ở địa phương, những năm sau đó, vợ chồng ông liên tục mua rừng hoặc thuê dài hạn đất mở rộng diện tích để trồng loại cây này. Đặc biệt, cùng với mở rộng diện tích rừng trồng, ông Đào còn đầu tư vườn ươm tự cung ứng giống cho gia đình và cung ứng cho người dân địa phương.
Vài năm trở lại đây, khi cây keo lai có giá, người dân có rẫy ồ ạt trồng cây keo lai, ông Đào quyết định thành lập 2 vườn ươm cây giống với quy mô lớn. Ngoài ươm hạt, ông còn tiến hành cấy ghép hom giống keo lai để bán.
Theo ông Đào, hiện bình quân mỗi năm vườn ươm của gia đình ông bán ra thị trường khoảng 3 triệu cây keo lai giống, thu về từ 500 - 600 triệu đồng. Riêng 50 ha rừng trồng keo lai sẽ giúp gia đình ông thu về khoảng từ 2,5 - 3 tỉ đồng trong vòng 5 năm.
Những con nai đực rất hung dữ vào mùa động đực nên phải nhốt riêng.
Việc phát triển rừng trồng, vườn ươm cây giống không chỉ đem lại nguồn thu cho gia đình mà còn tạo điều kiện cho khoảng 20 lao động địa phương có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng.
Không để chân tay ngừng nghỉ
"Trồng rừng chỉ vất vả thời gian đầu, khi cây keo đã 1-2 năm thì ít phải chăm sóc. Trung bình, cây keo 5-6 năm là cho thu hoạch, nhưng đất tốt thì chỉ 4-5 năm. Ở đây, không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều người dân vùng này kinh tế vững lên nhờ trồng keo lai. Tuy nhiên, trồng rừng rủi ro cũng cao, có khi do thiên tai hạn hán, cháy rừng. Thậm chí, do đốt thực bì lửa đốt luôn cả rẫy, nếu không kịp thời rập lửa coi như trắng tay"- ông Đào nói.
Nuôi hươu, nai không khó nhưng cho thu nhập cao.
Không chỉ phát triển trồng rừng, ông Đào kết hợp với chăn nuôi tăng thêm thu nhập. Năm 2010, ông đầu tư vốn làm chuồng trại nuôi bò, nhưng chỉ 6 tháng sau, ông bán hết bò để chuyển sang nuôi hươu, nai. Để chuẩn bị cho việc chăn nuôi hươu, nai, ông Đào tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách báo, mạng internet và học hỏi thực tế từ các trang trại đã chăn nuôi thành công từ nhiều nơi.
Sau đó, ông Đào vào thành phố Quy Nhơn mua 2 cặp hươu giống của một trang trại với giá 40 triệu đồng và tiếp tục vào tận Phú Yên mua 5 con nai với giá trên 100 triệu đồng.
Hươu của hộ ông Đào được thả ngay trong vườn nhà.
Sau một thời gian nuôi, ông Đào nhận thấy việc nuôi hươu, nai không quá khó, có khi dễ nuôi hơn dê, bò vì các loại động vật này ít bị dịch bệnh. Thức ăn dễ tìm như cỏ, các loại lá cây như: lá sung, lá mít, sầu đâu... Thậm chí, có thể tận dụng được các loại trái cây hư hỏng mà con người không dùng được.
Trong khi đó, vốn và công sức chăm sóc bỏ ra ít nhưng cho thu nhập cao hơn nuôi bò, heo. "Tuy nhiên, người nuôi phải chú ý, các con đực rất hung hăng trong mùa động đực có thể húc nhau làm gãy sừng mất nhung bán, làm hư hỏng chuồng trại và có thể húc cả người nên thường phải nhốt vào một chuồng riêng"- ông Đào chia sẻ.
Hiện tại, gia đình ông Đào đang nuôi 9 con nai (trong đó: 3 con đực đang lấy nhung) và 10 con hươu (3 con đực đang lấy nhung). Theo ông Đào, bình quân mỗi năm một con nai đực có thể lấy được khoảng 2,5 - 3 kg nhung (lấy 2 đợt/năm), một con hươu đực mỗi năm lấy được khoảng 0,8 kg nhung.
Nhung nai giá 8-10 triệu đồng/kg.
Với giá nhung hươu khoảng 12- 15 triệu đồng/kg, nhung nai khoảng 8- 10 triệu đồng/kg, ông Đào thu về khoảng 100 triệu đồng/năm. Ông Đào cũng cho rằng đặc tính của con nuôi hươu, nai sống trong tự nhiên rừng rú thì sinh sản mới tốt. Tuy nhiên khi nuôi trong chuồng trại vẫn sinh sản bình thường nên ông vẫn có hươu, nai giống để bán.
Ông Đào dự định: "Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục mở rộng nuôi hươu, nai kết hợp với trồng rừng tôi dự định sẽ nuôi thêm con chồn. Theo tôi tìm hiểu, giống chồn cũng rất dễ nuôi có thể ăn cơm, trái cây, thịt... đang tiêu thụ mạnh ở nhiều thị trường và cho giá trị kinh tế cao".
Theo Doãn Công (Báo Dân Trí)
Học ra làm kỹ sư vẫn nghèo, về quê nuôi con sinh lộc lại giàu Năm 2004, chàng trai dân tộc Tày Quan Văn Tiệp, tổ 2, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ra trường làm đủ việc từ lĩnh vực điện, cơ khí, bảo hiểm nhưng rốt cuộc vẫn... nghèo. Khi quyết định về quê nuôi hươu, nuôi nai, chàng trai này lại...