‘Ký sinh trùng’ là phim Hàn duy nhất lọt Top 100 phim hay nhất thế giới
Ký sinh trùng – bộ phim từng đạt giải Oscar của đạo diễn Bong Joon Ho đã xếp thứ 90 trong danh sách 100 phim hay nhất thế giới.
Kể từ năm 1952 đến nay, Sight & Sound, tạp chí điện ảnh do Viện phim Anh (BFI) xuất bản, cứ 10 năm lại công bố danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại. Trong năm 2022, danh sách này được tiến hành với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. 1.639 nhà phê bình, lập trình viên, giám tuyển, nhà lưu trữ và học giả chọn ra 10 tác phẩm hàng đầu trong lòng họ.
Trong danh sách vừa được công bố, Ký sinh trùng của đạo diễn Bong Soo Ho xếp thứ 90, cùng hạng với Yi Yi của Edward Yang. Đây là bộ phim Hàn Quốc duy nhất trong danh sách.
Ký sinh trùng lọt top 100 phim điện ảnh hay nhất mọi thời đại
Biên kịch Esther Leslie cho biết: ” Ký sinh trùng mang cảm giác về số phận của Shakespeare với sự hài hước, trớ trêu, kinh dị và cả bi kịch”.
Ký sinh trùng kể câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa hai gia đình, bắt đầu khi Ki Woo, con trai cả của Ki Taek – đang thất nghiệp, bước chân vào nhà chủ tịch Park để phỏng vấn. Từ đây, câu chuyện bắt đầu xảy ra.
Đây là bộ phim Hàn Quốc duy nhất xuất hiện trong danh sách
Ký sinh trùng đã trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu tiên giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 72 và Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Giải Quả cầu vàng. Ngoài ra, phim còn đạt được nhiều giải thưởng đáng chú ý tại Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh Quốc lần thứ 73 (Phim không nói tiếng Anh hay nhất và Kịch bản gốc hay nhất) và Giải Oscar thứ 92 (Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất, Phim truyện quốc tế hay nhất).
Video đang HOT
Ký sinh trùng đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế
Top 10 bộ phim hay nhất mọi thời đại do Site and Sound bình chọn:
1. Jeanne Dielman (1975) của Chantal Akerman
2. Vertigo (1958) của Alfred Hitchcock)
3. Citizen Kane (1941) của Orson Welles
4. Tokyo Story (1953) của Yasujiro Ozu
5. In the Mood for Love (2001) của Vương Gia Vệ
6. 2001: A Space Odyssey (1968) của Stanley Kubrick
7. Beau travail (1999) của Claire Denis
8. Mulholland Dr. (2001) của David Lynch
9. Man with a Movie Camera (1929) của Dziga Vertov
10. Singin’ in the Rain (1951) của Gene Kelly/Stanley Donen
Dậy sóng điện ảnh Hàn Quốc
Những năm gần đây, điện ảnh Hàn Quốc đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý của ngành giải trí tại thị trường Mỹ và Châu Âu.
Trong khi tiếng vang thắng 4 giải Oscar năm 2020 với Ký sinh trùng của đạo diễn Bong Joon-Ho vẫn còn mới mẻ; ngay năm tiếp theo, bộ phim Minari của xứ sở Kim Chi lại lần nữa giật giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, biến diễn viên gạo cội Youn Yuh-jung (75 tuổi) trở thành "bà ngoại quốc dân" của Hàn Quốc khi là diễn viên Châu Á thứ hai giành giải Oscar. Liên tiếp những thành công vang dội khiến Hallyu (làn sóng Hàn Quốc) một lần nữa dậy sóng, càn quét hướng về trời Tây.
Từ trái sang: Phim Người sống sót được chỉ định - 60 ngày (2019), Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc (2022), Ngôi trường Xác Sống (2022). Ảnh tổng hợp từ IMDB
Điện ảnh Hàn 'thay da đổi thịt'
Năm 2021 vừa qua, nền tảng xem phim trực tuyến Netflix đã đầu tư khoảng 550 tỉ Won (463 triệu USD) vào thị trường nội dung giải trí tại Hàn Quốc đã tạo nên nhiều thay đổi to lớn tại đất nước này. Sự thành công của những bộ phim truyền hình như Squid Game (Trò chơi Con Mực), My name (Tên tôi), Hellbound (Bản Án Từ Địa Ngục)... đã đem về nhiều doanh thu khả quan cho Netflix và nền tảng này được các lãnh đạo hàng đầu Hàn Quốc trao giải Korea Image Stepping Stone Bridge award (Tạm dịch: Giải thưởng hình ảnh Hàn Quốc - cầu nối quốc tế) cho những đóng góp giúp phổ biến hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới.
Đầu năm nay, ông Dong Kang - Phó chủ tịch phát triển nội dung của Netflix chi nhánh Hàn Quốc, đại diện cho công ty tại lễ trao giải Giải thưởng hình ảnh Hàn Quốc 2022 đã tuyên bố 'chắc nịch' rằng: "Chúng tôi không thể tiết lộ chi tiết bao nhiêu vốn đầu tư trong năm nay; nhưng chắc chắn một điều, chúng tôi không có ý định giảm số vốn đầu tư hiện có.".
Nhận được nguồn tiền khổng lồ từ Netflix, thị trường phim Hàn sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều đạo diễn giống như Hwang Dong-hyuk liều lĩnh 'thử tài' và tạo nên những tác phẩm đầy thu hút như Squid Game. Trước khi Squid Game trở thành hiện tượng của thế giới, Hwang Dong-hyuk đã từng 'ngậm đắng nuốt cay' tận 10 năm cúi đầu với các nhà sản xuất trong nước nhưng bị từ chối hợp tác do nhiều nguyên nhân.
Thông qua Netflix, điện ảnh Hàn Quốc nay đã đổi khác, thêm nhiều khía cạnh mới; đặc biệt là xu hướng những câu chuyện xứ Hàn ở đất lạ trong bối cảnh quốc tế hoặc người Hàn đảm nhiệm vai trò người hùng giải cứu thế giới qua một số phim như: Cuộc đào thoát của đại sứ quán Nam Hàn tại Somalia trong Escape from Mogadishu (2021); hay những kẻ dọn rác vũ trụ giải cứu trái đất khỏi bị hủy diệt trong Space Sweep (2021); hoặc cuộc truy lùng tội phạm quốc tế của cảnh sát Hàn Quốc qua nhiều quốc gia trong Yaksha - Ruthless Opations (2022)...
Ngoài ra, phim Hàn công chiếu trên Netflix cũng có chiến lược 'bắt chước' những bộ phim đình đám của Mỹ theo phiên bản Hàn như: Collectors (Kẻ Săn Mộ, 2020) cũng là một dạng phim Hàn truy tìm cổ vật và chống lại kẻ xấu như Red Notice (2021); Hard Hit (Án Tử Trên Xe, 2021) gần như là Speed (2004) trong bối cảnh Hàn Quốc; Love and Leashes (Tình Yêu và Trói Buộc, 2022) cùng chủ đề BDSM/tình dục kỳ thú với Fifty Shades of Grey (50 Sắc Thái, 2015)...
Bên cạnh đó, lĩnh vực phim truyền hình Hàn Quốc cũng 'tất bật' không kém với các 'bản sao' của những phim truyền hình nổi tiếng trên thế giới như: Designated Survivor - 60 days (Người sống sót được chỉ định - 60 ngày, 2019) được đánh giá là hấp dẫn hơn phim truyền hình Mỹ Designated Survivor (2016-2019) do đầu tư nhiều pha hành động gây cấn hơn; Money Heist: Korea - Joint Economic Area (Phi vụ triệu đô: Hàn Quốc, 2022) trở thành phiên bản ít hấp dẫn hơn do thiếu đi các pha đối đầu tâm lý phức tạp mà tập trung nhiều vào tình yêu (điểm mạnh của drama Hàn), biến thành phiên bản nhẹ nhàng hơn so với bản gốc Tây Ban Nha Money Heist (2017-2021); All of Us are Dead (Ngôi trường Xác Sống, 2022) được phỏng theo Webtoon (truyện tranh đăng web) cùng tên của Hàn Quốc, lấy cảm hứng từ bộ Manga Highschool of the dead của Nhật Bản, phim theo đuổi đề tài zombie được xem là khá mới lạ trong điện ảnh Hàn... Điều này cho thấy Netflix đang thay đổi 'thực đơn' của mình để phù hợp hơn đối với xu hướng mới của người dùng.
Phim Tây 'mất giá', phim Hàn 'lên ngôi'
Thực trạng cho thấy thị trường phim Âu, Mỹ đang dần đánh mất sự hấp dẫn do thiếu tính sáng tạo và khó đổi mới ý tưởng. Hầu hết phim truyền hình phương Tây chạy theo trào lưu của giới trẻ trong từng thời kỳ và có sự phân biệt riêng biệt về độ tuổi dựa trên nội dung có bao nhiêu phần là bạo lực và tình dục, tạo nên sự ngăn cách giữa các thế hệ là khá lớn.
Ngược lại, phim Hàn lại tìm thấy hướng đi của mình với những bộ phim truyền hình 'cây nhà lá vườn' dễ tiếp cận với khán giả quốc tế do không cần phân biệt tuổi tác hay rào cản văn hóa. Đặc biệt, phim Hàn mang đậm màu sắc đạo Khổng truyền thống, không quá dễ dãi tình dục như phim Âu, Mỹ - thường kết thúc phát triển các mối quan hệ sau các cảnh quan hệ tình ái để đi vào những vấn đề khác trong phim.
Nội dung tình cảm của phim Hàn thường tập trung vào sự truy cầu của các mối quan hệ, vượt qua bao khó khăn để cuối cùng các nhân vật mới đạt được hạnh phúc toàn vẹn bên nhau. Ngày nay, khán giả trẻ yêu thích phim Hàn khi trưởng thành cũng vẫn tiếp tục duy trì sở thích của mình và dễ dàng chia sẻ sở thích cùng thế hệ sau. Đây là điều kiện giúp duy trì và gia tăng lượng khán giả của Netflix trong thị phần toàn cầu trong 20 đến 30 năm tới.
Điện ảnh là chiến lược quảng bá của một quốc gia
Trước khi được cả thế giới công nhận và thu hút được vốn đầu tư từ Netflix, Hallyu từ những năm khởi đầu (thập niên 90) đến nay đã là một hạng mục được nhà nước đầu tư trọng điểm.
Không đơn giản chỉ là tiền, các nội dung của ngành giải trí đều được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, các lãnh đạo cao cấp, các ngành công nghiệp giải trí và các tập đoàn lớn đều phải góp sức, lên kế hoạch tỉ mỉ và phân bổ các nguồn lực cho văn hóa đại chúng, du lịch và thể thao, bên cạnh các khía cạnh văn hóa khác.
Ngoài ra, Hàn Quốc đã tạo ra môi trường thuận lợi sáng tác nội dung cho âm nhạc, điện ảnh, truyền hình và cả trò chơi điện tử. Các nhà sáng tạo được đảm bảo quyền tự do sáng tác và hưởng lợi từ công sức của mình dựa trên việc áp dụng chặt chẽ luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và truy tố kẻ vi phạm bản quyền.
Ngày nay, Hallyu thông qua phim ảnh và âm nhạc đã trở thành một điều đáng tự hào của người Hàn. Các đời Tổng thống Hàn Quốc đều có nhận thức chung là phải có trách nhiệm duy trì và phát triển văn hóa giải trí của Hàn Quốc. Kể cả lãnh đạo cao cấp cũng sẵn sàng nhảy theo điệu nhảy Gangnam Style nổi tiếng để 'ghi điểm' với công chúng và Đảng chính trị phe mình.
Giá trị của Hallyu chính là quyền lực mềm thay mặt Hàn Quốc chứng tỏ sự hiện diện của mình trên khắp thế giới. Sự thành công của chiến lược gửi đi những đại sứ văn hóa Hàn Quốc có thế thấy thông qua hai sự kiện lớn bao gồm ca sĩ Psy trình diễn điệu nhảy Gangnam Style cho tổng thống Obama tại buổi hòa nhạc giáng sinh ở Washington, Mỹ năm 2012 và nhóm nhạc BTS phát biểu tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2021. Chính điều này đang thúc đẩy thế giới hướng về Hàn Quốc thông qua du học và du lịch nhằm kết nối cùng phát triển kinh tế, mà Netflix chỉ là một thành quả trong đó.
Những dịch bệnh khủng khiếp nhất từng oanh tạc màn ảnh Màn ảnh rộng xứ Hàn đã chứng kiến rất nhiều dịch bệnh khủng khiếp gây ra thảm họa đáng sợ. Hơn một thập kỷ qua, điện ảnh xứ kim chi đã chứng kiến sự chuyển mình vô cùng mạnh mẽ với hàng loạt tác phẩm gây tiếng vang lớn với cả khán giả trong nước lẫn Quốc tế. Trong đó, các bộ phim...