Ký quyết định gây lãng phí, người đứng đầu chịu trách nhiệm
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi đưa ra các quyết định gây lãng phí thì cần có chế tài xử lý nghiêm minh.
Người đứng đầu ra quyết định gây lãng phí thì phải chịu trách nhiệm (Ảnh minh họa)
Hôm nay (ngày 5-6), Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi- THTK,CLP). Sau đó Ủy ban Tài chính, ngân sách (TCNS) của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra về dự luật này.
Ngay phần đầu của báo cáo thẩm tra đã cho rằng tính khả thi của dự thảo luật và Luật THTK, CLP hiện hành là chưa cao; nhiều quy định còn mang tính hình thức, hiệu lực thực tế thấp, khó đi vào cuộc sống. Để có căn cứ thực hiện và đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm hay không tiết kiệm, có lãng phí hay không lãng phí thì phải quy định được các nội dung cơ bản như: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể trong quản lý, sử dụng các nguồn lực; Trách nhiệm ban hành và tuân thủ quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức của từng tổ chức, cá nhân; Biện pháp chế tài tương xứng, mang tính răn đe để áp dụng trong trường hợp không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về THTK, CLP….
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những quy định này còn thiếu trong dự thảo luật; một số quy định về trách nhiệm bồi thường không khả thi.
Ủy ban TCNS cho rằng dự thảo luật cần bổ sung các quy định chi tiết và rõ ràng hơn về cơ chế công khai, minh bạch việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn, tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Cơ chế phát hiện, phản ánh, tố giác hành vi lãng phí; hình thức thông tin cụ thể cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận thông tin, cơ quan có thẩm quyền xử lý; Trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp nhận, xử lý thông tin lãng phí; Bổ sung quy định cụ thể hơn về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, bao gồm cả kiểm toán nội bộ về THTK, CLP.
Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể hơn về THTK, CLP trong tổ chức lễ hội, ma chay, cưới xin… để tránh việc huy động gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Cũng trong sáng ngày 5-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013.
* Từ 2006 – 2010, các đơn vị ngành Tài chính thực hiện 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN 15.037 tỷ đồng; xử phạt hành chính 1.037 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 2.398 tỷ đồng.
* Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Một số ý kiến cho rằng, lãng phí biểu hiện phổ biến hiện nay là việc đưa ra các quyết định gây lãng phí, như đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm tính kinh tế, xã hội, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn… Từ đó dẫn đến nhiều công trình đầu tư lãng phí, hiệu quả thấp, nhiều dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn; vốn đầu tư bị chôn vào các công trình kém hiệu quả hoặc chậm đưa vào khai thác. Do vậy, trong luật này cần quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định gây lãng phí; đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm minh trong trường hợp vi phạm.
Theo ANTD
Tạm trú 2 năm thì được nhập hộ khẩu nội đô
Cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thẩm tra dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú đều thống nhất, sẽ quy định cần tạm trú liên tục trong 2 năm tại thành phố thì mới được nhập hộ khẩu vào nội đô (quận).
Lượng người dồn về nội đô các thành phố trực thuộc TƯ quá lớn, gây ra nhiều vấn đề xã hội như thiếu việc làm hay tắc đường, kẹt xe... (Ảnh minh họa)
Sáng nay (23-5), Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; sau đó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này.
Nổi lên trong đó là quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm: giả tạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho đăng ký cư trú nhưng thực tế người được cấp đăng ký không sinh sống tại chỗ ở đó; đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để trục lợi.
Ủy ban Pháp luật tán thành với việc bổ sung nghiêm cấm hai hành vi như trên, vì cho rằng đây là những hành vi phổ biến mà một số người dân hay lợi dụng để đăng ký thường trú; việc bổ sung nghiêm cấm các hành vi này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý những người có hành vi trái pháp luật về cư trú. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra này cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể hơn về các hành vi bị nghiêm cấm.
Người dân làm thủ tục đăng ký hộ khẩu
Về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được dự thảo luật quy định như sau.
Công dân có một trong các điều kiện: có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 1 năm trở lên. Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 2 năm trở lên.
Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố, có xác nhận của chính quyền địa phương về điều kiện diện tích bình quân, được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Công dân đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thì thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Về điều kiện này, Ủy ban Pháp luật nhận thấy sự quá tải về dân cư tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Để hạn chế bớt số lượng người thường trú tại các quận nội thành thì nâng điều kiện về thời hạn tạm trú từ 1 năm lên 2 năm và phải bảo đảm về diện tích ở tối thiểu như quy định của dự thảo Luật là hợp lý.
Ngoài ra cũng có ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị, về lâu dài cần có giải pháp tổng thể về kinh tế - xã hội khắc phục vấn đề tập trung dân cư vào nội thành của các thành phố lớn trực thuộc trung ương.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật Cư trú (từ 1-7-2007), Công an các địa phương đã giải quyết đăng ký thường trú cho 3.742.574 hộ, 17.784.100 nhân khẩu; tách sổ hộ khẩu cho 2.220.664 trường hợp; cấp mới 1.992.923 sổ hộ khẩu; đổi 2.874.518 sổ hộ khẩu; cấp lại 600.872 sổ hộ khẩu; điều chỉnh 137.193 trường hợp có thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú 3.508.125 nhân khẩu; đăng ký tạm trú cho 1.861.260 hộ, 10.247.020 nhân khẩu; cấp 2.266.862 sổ tạm trú; tiếp nhận thông báo lưu trú 97.557.028 lượt trường hợp.
Theo ANTD
Hạn chế nhập cư vào nội thành: Không thể chần chừ Dự án Luật Thủ đô nhận được sự đồng thuận cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận những nội dung chỉnh lý, bổ sung trong dự thảo Luật lần này. 1 kilomet vuông phố cổ ở quận Hoàn Kiếm có tới 84.000 người đang cư trú Dự...