Kỳ quặc kiểu nhịn ăn chữa bệnh
Một bác sĩ về hưu tại thành phố Huế có cách chữa trị kỳ quặc cho nhiều người mắc các loại bệnh khác nhau: buộc nhịn ăn dài ngày để thanh lọc cơ thể. Cơ sở chữa bệnh “chui” duy trì nhiều năm, nhưng cơ quan chức năng tại TT- Huế lại không hay biết.
Nhiều ngày qua, vùng núi Bình Điền (thị xã Hương Trà) xôn xao xung quanh cái chết của chị P.T.T, ngoài 50 tuổi, làm nghề buôn bán trên địa bàn.
Theo lời kể, chị T. đến trị bệnh tại cơ sở tình thương Diệu Hạnh, do bà Phạm Thị Xuân Quế (bác sĩ về hưu) tổ chức, thuộc khu vực 1 – phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Sau bảy ngày thực hiện phương pháp nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, bệnh tình chị T. trở nên trầm trọng. Khi chuyển đến khoa Tim mạch, rồi khoa Cấp cứu Hồi sức – Bệnh viện T.Ư Huế, chị T. không qua khỏi, sau hai ngày nỗ lực cấp cứu.
Cái chết đột ngột của bệnh nhân T. gây bức xúc trong giới phụ nữ thị xã Hương Trà và chính quyền xã Bình Điền.
Bà Trần Thị Tuyết, Chủ tịch Hội LHPN Hương Trà, cho biết: Bệnh nhân T. là hội viên phụ nữ xã, không biết nghe theo lời đồn đoán từ đâu lại tìm đến chữa bệnh theo phương pháp nhịn ăn, sau đó bệnh trở nặng rồi chết.
Bệnh nhân mắc võng chờ chữa bệnh theo cách nhịn ăn. Ảnh: Ngọc Văn
“Điều đáng lo ngại, vẫn còn một số người dân trên địa bàn tin vào kiểu chữa bệnh kỳ lạ này” – Bà Tuyết nói.
Ông Nguyễn Đại Hóa, Chủ tịch UBND xã Bình Điền cho biết: “Chúng tôi phản đối cách tổ chức chữa bệnh chưa được cơ quan chuyên môn và pháp luật cho phép. Trong điều kiện y tế hiện đại như bây giờ, nếu chị T. đến bệnh viện chữa trị bệnh tim ngay từ đầu, hậu quả đáng tiếc như hôm nay rất khó xảy ra”.
Video đang HOT
Trong vai người nhà đi “tiền trạm” tìm hiểu cách chạy chữa cho thân nhân, chúng tôi được bà Quế giới thiệu: Bệnh nhân mắc các loại bệnh nặng hay nhẹ, khi tìm đến cơ sở đều được tiếp nhận giúp đỡ.
Đối với một số bệnh quá nặng, chờ đến lúc “đi”, người bệnh và thân nhân phải làm giấy cam kết, nếu chết cơ sở không chịu trách nhiệm.
“Nhiều bệnh nhân đến đây cũng đã chữa khỏi, một số trường hợp cũng không qua được. Đã vào đây chữa trị thì phải nhịn ăn đúng cách”, bà Quế kể.
Thời điểm chúng tôi có mặt, cơ sở tình thương Diệu Hạnh tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Trái với thông tin truyền miệng, là cơ sở chỉ tiếp nhận các ca ung thư giai đoạn cuối (khi bệnh viện trả về cho người nhà), nơi đây còn điều trị cho cả bệnh nhân mắc gout, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, viêm cơ xương khớp, nội tiết… Tất cả đều áp dụng phương pháp có tên gọi là OHSAWA (ăn gạo lứt, muối mè, uống nước sôi nguội).
Trước khi điều trị, bệnh nhân phải trải qua từ 3 đến 7 ngày nhịn ăn (có uống nước) tùy theo bệnh, với mục đích thanh lọc cơ thể.
Một bệnh nhân mắc gout kể, ông bị buộc nhịn ăn vài ngày cho đến lúc không chịu đựng nổi. Sang ngày thứ ba, bệnh nhân đành phải xin bác sĩ được ăn trở lại vì cơ thể quá suy nhược.
Hoạt động chui gần 10 năm
Cơ sở tình thương Diệu Hạnh tổ chức chữa bệnh từ cuối năm 2004, quy mô 4 phòng, 8 giường. Mặc dù hoạt động chui từ lâu, nhưng chỉ đến khi báo chí đặt vấn đề, các cơ quan chức năng như công an, y tế mới vừa vào cuộc kiểm tra, xử lý, đình chỉ hoạt động.
Qua lần kiểm tra đột xuất mới đây, Thanh tra Sở Y tế tỉnh TT- Huế xác định: Cơ sở tình thương Diệu Hạnh chữa bệnh mà không có bất kỳ giấy phép hoạt động nào do cơ quan chức năng cấp. Phương pháp chữa bệnh OHSAWA thực hiện theo một số tài liệu lưu hành nội bộ, chưa được Bộ Y tế công nhận và cấp phép.
Theo 24h
Chữa bệnh bằng nước lã, khói nhang và... bú
Một người đàn ông trước đây chỉ làm thuê cuốc mướn bỗng dưng gần hai tháng nay trở thành "thầy" có thể chữa được bách bệnh bằng những cách kỳ quái.
Thế nhưng qua đồn thổi, hàng nghìn bệnh nhân khắp nơi đã đổ về đây chữa bệnh.
Người có phương pháp chữa bệnh kỳ lạ đó là ông Nguyễn Giang Sơn ở xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.
Bệnh nặng thì hết, bệnh thường trở nặng?
Sáng 12/10, tại nhà "thầy" Sơn có hơn 50 bệnh nhân mắc đủ loại bệnh đứng ngồi lố nhố chờ đến lượt được chữa trị. Dù không có bệnh tật gì nhưng tôi khai trướng bụng, phình to, khó đi lại, chữa trị nhiều nơi không khỏi. "Thầy" Sơn cho tôi ngồi lên ghế nhựa rồi trách: "Sao không gặp thầy sớm?".
Nói xong, "thầy" vạch áo tôi ra và ngậm ngụm nước lã rồi phun thẳng vào đầu, cổ và bụng. Sau đó "thầy" dùng hai tay xoa xoa, nắn nắn làm tôi nhồn nhột, gai hết cả người. Mặc dù buồn cười không chịu được nhưng tôi ráng nhịn. Tiếp đến, "thầy" Sơn đốt ba cây nhang cháy rực hơ xung quanh bụng tôi, nóng quá tôi la to: "Phỏng, phỏng...". "Thầy" Sơn trấn an: "Bệnh con nặng phải hơ kỹ mới hết".
"Thầy" Sơn hơ nhang và... bú, liếm vào lưng một bệnh nhân để chữa bệnh - Ảnh: Bùi Liêm
Sau màn hơ nhang, "thầy" Sơn cho tôi ngồi ngay ngắn, rồi "thầy" chắp tay, mắt nhắm lim dim, miệng niệm chú bằng ngôn ngữ lạ. Màn chữa bệnh lạ gây ấn tượng mạnh khi "thầy" Sơn dùng miệng bú chụt chụt vào lưng, bụng của tôi. Cuối cùng "thầy" đưa một ly nước lã bắt uống hết và hẹn mai quay lại. Xong "thầy" xoa tay nói: "Bệnh con nặng lắm, may mà kịp đến gặp thầy. Con về siêu âm, chụp X-quang sẽ thấy bệnh giảm".
Đến lượt một người bạn đi cùng cho biết bị viêm gan, đau thận nặng không có tiền chữa trị. Lần này "thầy" Sơn cho nằm xuống nền nhà rồi ngậm nước phun nhiều ngụm tung tóe khắp người, sau đó đốt nhang hơ, xoa xoa, bóp bóp khắp người. Sau màn "xiếc" với tư thế nằm, "thầy" Sơn cho bạn tôi ngồi lên ghế rồi dùng miệng bú chụt chụt vào... núm vú và xung quanh rốn làm anh này co rúm người. Sau khi để lại đầy nước dãi trên cơ thể "bệnh nhân", "thầy" Sơn chuyển sang niệm chú. Cũng giống như bao bệnh nhân khác, "thầy" Sơn cho đồng nghiệp tôi uống hết nước lã đựng trong cối và nói phải kiên trì đến với "thầy".
Nán lại tại đây, chúng tôi nghe rất nhiều lời đồn đoán về tài chữa bệnh của ông Sơn. Một số người gặp chúng tôi khẳng định ông Sơn chữa cho mình hết bệnh hiểm nghèo, nhưng số khác bị bệnh thông thường thì ngày càng trở nặng. Nhiều bệnh nhân bị bệnh viện "chê" dù bệnh tình không chuyển biến gì nhưng vẫn kiên trì đến nhờ "thầy" Sơn ban "phép lạ".
Chỉ là trò bịp
Ngày 17/10, trao đổi với chúng tôi về phương pháp trị bệnh kỳ lạ của ông Sơn, bác sĩ Từ Phương Nam - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước - khẳng định đây chỉ là trò bịp. Cách chữa bệnh này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không chữa khỏi bệnh mà còn mất vệ sinh và làm bệnh thêm trầm trọng.
Còn về việc một số người nói rằng họ được chữa khỏi hoặc giảm bệnh, bác sĩ Nam giải thích: "Đối với người mắc bệnh nan y mà y học hiện đại chưa thể chữa khỏi, các bệnh viện thường tư vấn đưa họ về nhà tránh tốn kém cho gia đình, mất thời gian điều trị. Với tâm lý "còn nước còn tát", gia đình thường đưa họ đến các nơi chữa bệnh bằng tâm linh, mê tín dị đoan để cầu may nên việc họ giảm bệnh nhất thời thường chỉ do yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng có thể một số người là "cò" đóng vai người bệnh được chữa khỏi để dụ bệnh nhân đến đông hơn".
Bác sĩ Nguyễn Đồng Thông, giám đốc Sở Y tế Bình Phước, cho biết sẽ phối hợp với chính quyền địa phương sớm ngăn chặn, xử lý. Sở Y tế khuyến cáo người dân không nên nhẹ dạ cả tin vào những phương pháp chữa bệnh mang màu sắc mê tín dị đoan, lén lút để trục lợi làm thiệt hại kinh tế cho nhân dân. "Trên cơ sở kiểm tra, xác minh hoạt động chữa bệnh, sở sẽ có biện pháp xử lý nghiêm đối với ông Sơn và các cá nhân liên quan" - bác sĩ Thông nói.
Trong khi đó ông Lương Quang Trung, phó chủ tịch UBND xã Bù Nho, cho biết trước đây ông Sơn làm nông, ai thuê gì làm nấy, nhiều khi thất nghiệp. Bỗng nhiên ông Sơn phao tin mình có thể chữa được bệnh cứu người nhờ đi khấn nguyện, cầu kinh khắp các chùa chiền, đền tự nên được "bề trên" ban phép. Do ông Sơn hành nghề chui, không theo phương pháp khoa học nào nên xã đã nhiều lần đến kiểm tra, lập biên bản.
Cũng theo ông Trung, trước tình hình tụ tập đông người, ngày 4-9 xã có mời ông Sơn đến làm việc nhưng ông không đến vì lý do đang "nhập hồn" nên cử vợ đến. Hôm sau, xã tiếp tục mời nhưng ông cũng không đến, thay vào đó hơn 10 bệnh nhân kéo đến gặp lãnh đạo xã. Thậm chí Đảng ủy xã, các cấp đến tận nơi triệu tập, ông Sơn cũng từ chối làm việc. Trước sự việc này, Huyện ủy Bù Gia Mập đã có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp xử lý cứng rắn để chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm.
Theo 24h
Đột nhập "bệnh viện"... đau đâu chích đó Thực chất đó là một phòng mạch tư không phép với dăm ba thầy lang chữa bệnh bằng phương pháp giác hơi, chích lể. Để lọt được vào bệnh viện này là cả một nghệ thuật. Phóng viên đã vào vai người bệnh để rồi kết quả là một khuôn mặt sưng vù sau khi chích lể vào gáy và mặt. Hoạt động...