Kỷ niệm chương “3 không” và sự hờ hững của giáo viên
Nhận bằng kỷ niệm chương mà vật chất, thành tích không có, cũng không có thêm quyền lợi gì, nên giáo viên thường thờ ơ cũng là lẽ thường tình.
Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” là một hình thức ghi nhận công lao đối với những nhà giáo, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: thukyluat.vn.
Nói kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì lẽ ra đây sẽ là niềm vinh hạnh tự hào cho những ai được công nhận.
Người ngoài ngành nghe cụm từ kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” đôi khi cũng nghĩ to lớn, vĩ đại và đáng ngưỡng mộ lắm. Tuy nhiên theo quan sát của người viết cũng là một nhà giáo đang đứng lớp, trong thực tế nhiều giáo viên chẳng mặn mà gì khi được yêu cầu làm hồ sơ để được nhận kỷ niệm chương.
Vì sao lại thế? Vì cách người ta đang đối xử với danh hiệu này không đúng với tên gọi .
3 không cho kỷ niệm chương
Không phần thưởng, không làm lễ trao nhận, không ghi nhận thành tích cho người nhận kỷ niệm chương sau khi đã đạt đầy đủ quy định và bỏ thời gian, công sức làm hồ sơ cho việc xét duyệt.
Khi được công nhận, giáo viên sẽ nhận về một tờ giấy ghi “Bằng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục”.
Nếu như nhiều năm về trước, nhận kèm bằng kỷ niệm chương là 200 ngàn đồng, số tiền quá nhỏ thì dăm năm trở lại đây số tiền thưởng nhỏ nhoi ấy cũng không còn.
Chỉ còn một tờ giấy chứng nhận be bé màu đỏ ghi dòng chữ Bằng vì sự nghiệp giáo dục cùng một chiếc huy hiệu.
Bằng kỷ niệm chương này, cũng được ngành giáo dục trao một cách đặc biệt. Có trường, văn thư qua phòng giáo dục lấy bằng kỷ niệm chương về đưa cho giáo viên ở bất cứ nơi nào gặp trong trường.
Video đang HOT
Có trường, chủ tịch công đoàn nhận tấm bằng và huy hiệu về để trong văn phòng. Chủ tịch công đoàn thông báo bằng miệng kiểu “có bằng công nhận vì sự nghiệp giáo dục rồi, đang để trong phòng khi nào rảnh thì các thầy cô lấy đem về”.
Nếu chỉ là hình thức, có nên duy trì việc xét kỷ niệm chương?
Nói về bằng kỷ niệm chương nhiều nhà giáo đều có chung một cách nói: đến hẹn lại lên chứ có gì đâu.
Đến hẹn lại lên được hiểu là giáo viên có thời gian công tác trong ngành giáo dục đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có thể vì những quy định thế này gần như ai đi dạy đến 20 năm hoặc gần 20 năm (có quy đổi số năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua nếu có) cũng đều được nhận kỷ niệm chương.
Nhận bằng kỷ niệm chương cũng không có thêm quyền lợi gì, vật chất không có, thành tích cũng không nên giáo viên thường thờ ơ cũng là lẽ thường tình.
Có thầy cô nói rằng không muốn nhận vì cũng chẳng được gì, đã thế còn mất công làm hồ sơ để nộp.
Nhưng chỉ khen mà không thưởng, cùng với cách trao kỷ niệm chương như chúng tôi đã phản ánh đã làm nhiều thầy cô không thấy hào hứng, không thấy vinh dự và tự hào.
Không ít giáo viên tới kỳ làm hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương mà nhà trường nhắc nhiều lần nhưng vẫn cương quyết không chịu làm.
Nhận bằng kỷ niệm chương – hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong tâm thế miễn cưỡng, bắt buộc. Vậy, có nên duy trì hình thức khen thưởng kiểu này không?
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên bị kiểm điểm vì dạy thêm có bị cắt thi đua không?
Nếu bạn vi phạm bị kiểm điểm sau thời điểm tháng 10/2020 thì phải áp dụng quy định tại Thông tư 21/2020.
Hiện nay có một số địa phương áp dụng các văn bản không phù hợp để không xét thi đua hoặc khen thưởng gây bức xúc cho giáo viên. Bày tỏ thắc mắc về Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một bạn đọc có tên H.D gửi thư về Tòa soạn có nội dung như sau:
"Tôi là một giáo viên đang công tác tại một trường Trung học phổ thông tại B.D, trong năm học 2020 - 2021 này, do không hiểu biết cụ thể quy định của pháp luật, tôi mắc một số lỗi chủ quan nên tôi đã có một số vi phạm về dạy thêm học thêm, nhưng lỗi được xác định là chưa đến mức kỷ luật, nên tôi được yêu cầu viết kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, hiệu trưởng trường nêu dựa vào Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nếu có vi phạm về dạy thêm, học thêm sẽ bị cắt thi đua vào cuối năm.
Xin kính nhờ Tòa soạn tư vấn, việc tôi có vi phạm về dạy thêm, bị viết kiểm điểm, rút kinh nghiệm bị cắt thi đua năm học là đúng hay sai? Xin trân trọng cám ơn!"
Giáo viên bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, có bị cắt thi đua không? (Ảnh minh hoạ: vietnammoi.vn)
Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tòa soạn.
Bằng hiểu biết cá nhân, căn cứ các cơ sở pháp lý người viết cung cấp một số quy định liên quan đến trường hợp bạn hỏi, như sau:
Thứ nhất, các trường hợp không được xét thi đua
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005; Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013; Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng; Theo Khoản 6, Điều 5, Nghị định 65/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013: Không xét tặng danh hiệu thi đua "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến" đối với một trong các trường hợp sau: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Do đó, chỉ khi giáo viên bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên mới không được xét thi đua.
Về kỷ luật, đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý thì theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, chỉ có 3 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.
Do bạn vi phạm chưa đến mức kỷ luật mà chỉ yêu cầu viết kiểm điểm, rút kinh nghiệm thì đó không phải là hình thức kỷ luật nên không có cơ sở để không xét thi đua cho bạn.
Thứ hai, bị kiểm điểm rút kinh nghiệm sẽ không bị cắt thi đua
Theo thông tin bạn cung cấp thì do bạn vi phạm dạy thêm nhưng chưa đến mức kỷ luật nhưng trường bạn đang công tác áp dụng Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục để cắt thi đua của bạn là không đúng vì:
Trong Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT tại "Điều 3. Yêu cầu đối với việc xét thi đua, khen thưởng
[...] 4. Không xét khen thưởng các tập thể, cá nhân, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có tập thể hoặc cá nhân thuộc quyền quản lý vi phạm một trong các điểm sau: kê khai không đúng thành tích đạt được; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi, dạy thêm, học thêm; thu chi sai quy định làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của đơn vị, địa phương, của ngành [...]"
Theo quy định của Thông tư 22 trên thì chỉ áp dụng không xét khen thưởng nếu có hành vi vi phạm dạy thêm, học thêm, các hình thức khen thưởng gồm:
Huân chương;
Huy chương;
Danh hiệu Vinh dự Nhà nước;
Giải thưởng Hồ Chí Minh;
Giải thưởng Nhà nước;
Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
Bằng khen;
Giấy khen.
Còn các danh hiệu thi đua như chiến sĩ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến,... thì không có quy định.
Do đó, hiệu trưởng trường bạn áp dụng quy định trên không xét thi đua cuối năm cho bạn là không hợp lý, không phù hợp, bạn nên có kiến nghị về Chủ tịch công đoàn để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp và chính đáng nếu bạn đủ tiêu chuẩn để xét thi đua.
Do bạn không trình bày rõ bạn bị kiểm điểm rút kinh nghiệm ở tháng nào của năm 2020 hay năm 2021 vì đến năm 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020, thay thế Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục.
Do đó, nếu bạn vi phạm bị kiểm điểm sau thời điểm tháng 10/2020 thì phải áp dụng quy định tại Thông tư 21/2020 trên, tại Thông tư trên việc vi phạm dạy thêm, học thêm cũng không còn quy định không được khen thưởng hay không được xét các danh hiệu thi đua.
Một số quan điểm và thông tin trao đổi cùng bạn.
Phần tư vấn có tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Nhà giáo được phép có "đạo đức nghề nghiệp" khác nhau, chuyện gì vậy? Với 4 thông tư đã ban hành, cơ quan quản lý giáo dục đã chính thức quy định giáo viên hạng thấp, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ thấp hơn giáo viên hạng cao. Ảnh minh họa Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các Thông tư 01, 02, 03, 04 "Quy định mã số, tiêu chuẩn...