Kỷ niệm 10 năm ra mắt “The Devil Wears Prada”: Những câu chuyện chưa kể
Thấm thoát đã 10 năm trôi qua từ khi “ The Devil Wears Prada” tạo nên cơn sốt thời trang trên toàn thế giới.
Được đánh giá là một trong những bộ phim chuyển thể thành công nhất, The Devil Wears Prada kể về Andy Sachs, một cô sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học Northwestern may mắn nhận được một công việc mà hàng ngàn cô gái trẻ khao khát: trở thành trợ lý của cho một nữ biên tập viên thời trang đầy quyền lực, Miranda Priestly. Qua quá trình thử việc của Andy, bộ phim không chỉ hé mở cho khán giả về thế giới thời trang cao cấp đầy khắc nghiệt mà còn mang lại thông điệp về nỗ lực chiến thắng chính bản thân mình.
Meryl Streep, Anne Hathaway và Emily Blunt
Ngay sau khi ra mắt vào năm 2006, The Devil Wears Prada đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ cả phía chuyên môn lẫn khán giả. Phim thu về 300 triệu đô la trên toàn thế giới và nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng, trong đó có đề cử Oscar thứ 14 kỷ lục của Meryl Streep, 1 giải Quả Cầu Vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim hài kịch, ca nhạc cho và 2 đề cử cho Phim hài kịch, ca nhạc và Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong phim hài kịch, ca nhạc cho Emily Blunt.
Bộ phim còn gây chú ý khi được cho là tái hiện lại hình ảnh của tổng biên tập Vogue, Anna Wintour, người đàn bà quyền lực nhất giới thời trang hiện nay
Nhân dịp kỷ niệm The Devil Wears Prada tròn 10 tuổi, tờ Variety đã có cuộc trò chuyện với tất cả mọi người từ dàn diễn viên chính Meryl Streep, Anne Hathaway, Emily Blunt, Stanley Tucci, cho đến đạo diễn David Frankel, biên kịch Aline Brosh McKenna, và chủ tịch hãng Fox 2000, Elizabeth Gabler. Sau đây là những thông tin mà không phải ai cũng biết xoay quanh bộ phim ăn khách này:
1. Mức cát sê ban đầu của Meryl Streep chỉ bằng phân nửa
Ban đầu, Meryl Streep đã được đề nghị một mức cát sê “khá xúc phạm”. “Lời đề nghị đối với tôi, nếu không phải là sự xúc phạm, thì có lẽ nó phản ánh giá trị thực của tôi với dự án,” Streep nói. “Và ngay thời điểm tôi “nói lời tạm biệt,” họ đã nâng mức giá lên gấp đôi. Tôi đã 55 tuổi và tôi vừa mới rút ra được bài học làm thế nào để giành lại quyền lợi cho chính mình”.
2. Bạn trai cũ của Anne Hathaway, Raffaello Follieri, không cho cô ghi hình vào ban đêm
“Annie đã rất tâm trạng,” đạo diễn David Frankel nói. “Cô ấy sống với một gã dữ tợn và là một kẻ biển thủ công quỹ. Hắn ta không hề muốn cho cô ấy đi làm; hắn ta ghét cô ấy làm việc vào ban đêm. Cô ấy luôn lo sợ mỗi khi chúng tôi ghi hình trễ”.
Đã từng có tin đồn bạn trai của Anne Hathaway ghen với nam tài tử Simon Baker (vai Christian Thompson)
3. Hãng Fox từng muốn Rachel McAdams vào vai Andy
Nhưng Rachel đã từ chối hết lần này đến lần khác vì cô muốn tránh xa những bộ phim xu hướng.
Video đang HOT
4. Anne Hathaway đã rất khao khát được đóng vai Andy
Đến mức cô đã viết dòng chữ “hãy mướn tôi đi” trên bãi cát trong khu vườn nơi mà cô và chủ tịch hãng Fox 2000 Carla Hacken gặp nhau lần đầu tiên.
5. Có hơn 100 diễn viên được cân nhắc cho vai diễn của Emily Blunt
Và Emily là một lựa chọn nằm ngoài mong đợi. Lúc đó Emily bị trễ chuyến bay đến London và trong thời gian chờ đợi, cô đã ngẫu hứng quay một đoạn băng thử vai chỉ với áo thun, quần jeans và… dép lào.
Emily Blunt đã ứng biến khá nhiều lời thoại và điệu bộ trong phim.
6. Nhân vật của Emily đáng lẽ phải là người Mỹ
Cho đến khi Emily đọc lời thoại của mình bằng giọng Anh và mọi chuyện đã thay đổi.
Mặc dù vậy Emily đã phải thử vai hơn một lần vì bộ trang phục của cô ngày hôm đó. “[Frankel] nói, “Này, tôi hoàn toàn có thể chọn cô sau khi xem đoạn băng, nhưng hãng phim muốn gặp mặt cô,” Nhưng lúc đó Emily đã sang đến London. “Vậy thì cô có thể làm lại giống như thế nhưng ăn mặcchỉnh tề hơn được không?”
Phim còn đánh dấu tình bạn thân thiết giữa Anne Hathaway và Emily Blunt
7. Stanley Tucci đã nhận vai chỉ trước giờ ghi hình 72 tiếng
Ngoài ra, bộ phim còn se duyên cho Stanley Tucci và chị gái của Emily Blunt, Felicity Blunt.
8. Meryl là người đưa ra ý tưởng cho hai trong số những cảnh phim biểu tượng của Miranda – cảnh về chiếc áo thun màu xanh da trời và cảnh trong phòng khách sạn
9. Không ai nghĩ rằng Miranda lại có tông giọng như vậy
“Tôi nghĩ chúng ta đều có quan điểm của riêng mình về giọng điệu của Miranda,” Hathaway hồi tưởng lại. “Nó sẽ phải là một giọng nói gay gắt, hách dịch và cục cằn. Nhưng khi Meryl Streep cất tiếng nói, nó chỉ là một lời thì thầm và cả căn phòng đã thở không ra hơi. Thật sự bất ngờ và xuất sắc”.
10. Meryl Streep đã đổi câu thoại cuối cùng của Miranda
Từ “Mọi người muốn được như tôi” thành “Mọi người muốn được như chúng ta”.
11. Những bộ trang phục trong phim được giám sát bởi Patricia Field, có trị giá hơn 1 triệu đô la
12. Cảnh phim Miranda thẩy áo khoác lên bàn của Emily là cảnh phim khó nhất với Meryl Streep
“Đã phải có khoảng 30 lần quay hỏng khi lúc thì tay bà ấy vướng vào chiếc áo, lúc thì chiếc áo rơi không đúng thời điểm. Đó là một trong những chuyện buồn cười nhất mà tôi từng nhìn thấy” – Emily chia sẻ.
14. Và cuối cùng, hy vọng về phần tiếp theo là khá mong manh
“Tôi cũng muốn được làm việc cùng tất cả mọi người lần nữa về một thứ hoàn toàn mới.” Anne Hathaway nói. “Nhưng có lẽ bộ phim đã quá hoàn hảo rồi. Hãy cứ để nó y nguyên như vậy thôi”.
Cách đây không lâu, Anne Hathaway và Emily Blunt đã có cuộc hội ngộ tại sự kiện của “Alice Through The Looking Glass”
Theo Ngọc Minh / Trí Thức Trẻ
'Cuộc chiến mùa đông' có thể gây lỗ 70 triệu USD
Sau năm 2015 đại thành công, hãng Universal hiện phải đối mặt với thất bại từ "The Huntsman: Winter's War" sau khi bộ phim có màn ra mắt kém cỏi tại quê nhà Bắc Mỹ.
Cuối tuần qua, phần tiếp theo của Snow White & The Huntsman (2012) chính thức khởi chiếu tại thị trường Bắc Mỹ nhưng chỉ thu được vỏn vẹn chưa đầy 20 triệu USD, trong khi kinh phí đầu tư sản xuất cho bộ phim lên tới 115 triệu USD (chưa tính các chi phí dành cho việc marketing và quảng bá).
Tờ Variety cho rằng thất bại có thể giết chết thương hiệu điện ảnh lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích kinh điển Bạch Tuyết và bảy chú lùn, cũng như khiến hãng Universal lỗ khoảng 70 triệu USD.
Một số nguồn tin nội bộ thì dự đoán mức lỗ của The Huntsman: Winter's War sẽ chỉ rơi vào khoảng 30-40 triệu USD, sau khi phim thu thêm lợi nhuận từ các định dạng băng đĩa và tiện ích giải trí tại gia.
Dù thế nào Winter's War cũng sẽ khiến Universal gặp lỗ và thương hiệu The Huntsmankhó lòng có thể được tiếp tục duy trì. Ảnh: Universal
Cách đây hai tuần, The Huntsman: Winter's War đã được trình chiếu tại một số thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam. Phim vẫn còn hai thị trường lớn chưa ra mắt là Hy Lạp và Nhật Bản.
Song, giới quan sát phòng vé dự đoán phim chỉ có thể mang về 55 triệu USD nội địa và 150 triệu USD ngoại địa cho Universal. Nếu như chỉ kiếm được 200 triệu USD toàn cầu, Winter's War sẽ đạt thành tích chỉ bằng khoảng một nửa so với Snow White & The Huntsman cách đây ba năm.
Tính đến ngày 26/4, doanh thu toàn cầu của Winter's War dừng ở mức 98 triệu USD. Thành tích 19,4 triệu USD ra mắt tại quê nhà Bắc Mỹ hồi cuối tuần trước kém Snow White & The Huntsman tơi 65% trong khoảng cùng kỳ thời gian.
Trên thực tế, quá trình phát triển Winter's War gặp khá nhiều trắc trở. Đạo diễn Frank Darabont bỏ ngang dự án do xảy ra bất đồng với nhà sản xuất. Sau đó, Cedric Nicolas-Troyan, chuyên gia kỹ xảo của Snow White & The Huntsman, được chỉ định làm người thay thế. Đây cũng mới là lần đầu tiên nhà làm phim người Pháp ngồi trên ghế đạo diễn một tác phẩm điện ảnh.
Theo kế hoạch ban đầu, Kristen Stewart sẽ thêm một lần nữa sắm vai Bạch Tuyết. Song, những lùm xùm hậu trường với đạo diễn Rupert Sanders của phần trước có lẽ đã ngăn cô trở lại.
Các nhà sản xuất quyết định hướng câu chuyện mới vào nhân vật thợ săn Eric do Chris Hemsworth thể hiện. Ngoài việc mời lại Charlize Theron, Universal chiêu mộ thêm Jessica Chastain và Emily Blunt - những cái tên đã khẳng định được tên tuổi tại Hollywood.
Nhưng rốt cuộc, Winter's War bị giới phê bình ghẻ lạnh. Điểm số của bộ phim trên chuyên trang Rotten Tomatoes chỉ là 19%. Công chúng dường như dễ tính hơn khi chấm phim điểm B theo Cinema Score. Các cuộc điều tra sau giờ chiếu cho thấy số đông khán giả của Winter's War là nữ giới trẻ.
Chuyên gia phòng vé Eric Handler cho rằng Emily Blunt, Charlize Theron và Chris Hemsworth đều rất tài năng, nhưng họ không phải là những "thỏi nam châm" thu hút khán giả tới rạp.
Chưa kể, Winter's War còn phải đối đầu với bom tấn The Jungle Book đến từ Disney. Trong tuần thứ hai trình chiếu, phiên bản live-action Cậu bé rừng xanh tiếp tục thu đến 61,5 triệu USD, tức chỉ giảm 40% so với tuần ra mắt 19/4.
Theo tính toán thông thường, một dự án điện ảnh có kinh phí sản xuất 115 triệu USD cần phải thu về 325 triệu USD nếu không muốn chịu lỗ. Đó có lẽ là cái đích quá xa vời dành cho những thợ săn Eric, hoàng hậu Ravenna và nữ hoàng băng Freya lúc này. Xem ra, The Huntsman: Winter's War sẽ là lần cuối cùng khán giả được gặp họ.
Với nhà phát hành Universal, tuy vấp phải thất bại đầu tiên trong năm 2016, nhưng họ vẫn còn sở hữu nhiều "át chủ bài" trong mùa hè 2016, có thể giúp lật ngược tình thế.
Đó là siêu bom tấn Warcraft dựa trên loạt trò chơi cùng tên vào tháng 6,Jason Bourne - phần năm của loạt phim điệp viên có sự tham gia của Matt Damon, và bộ phim hoạt hình The Secret Life of Pets.
Theo Zing
Những nữ hoàng quyền lực của màn ảnh Họ là những nữ diễn viên tài năng và xinh đẹp, trở thành huyền thoại Hollywood qua các vai diễn nữ hoàng gây ám ảnh và khiến hàng triệu trái tim rung động. Charlize Theron trong Snow White and the Huntsman (2012) & The Huntsman: Winter's War (2016): Trái ngược với Bạch Tuyết có phần mờ nhạt của Kristen Stewart, nữ hoàng độc...