Kỳ nhông biển: Những con thằn lằn có vẻ ngoài giống như Godzilla
Kỳ nhông biển của Quần đảo Galapagos là loài thằn lằn bơi đại dương duy nhất trên thế giới. Và nếu bạn từng bơi cùng những sinh vật này, bạn sẽ nhận thấy chúng trông giống Godzilla đến đáng kinh ngạc.
Tại sao kỳ nhông biển Marine Iguanas được coi là nguồn cảm hứng cho Godzilla?
Kỳ nhông biển Marine Iguanas sở hữu các đặc điểm rất giống với loài rồng trong truyền thuyết, bao gồm một hàng gai kéo dài từ gáy, dọc theo lưng cho đến đuôi. Các vảy trên đỉnh đầu của chúng có hình nón và nhọn, chúng có các chi ngắn khỏe và thân hình chắc nịch. Chiều dài của chúng thường dao động từ 60 đến 100 cm và nặng tối đa là 11 kg. Kích thước của chúng phần lớn phụ thuộc vào lượng thức ăn có sẵn trên đảo.
Còn được gọi là kỳ nhông biển Galapagos, nó là một loài kỳ nhông đặc hữu của quần đảo Galapagos. Nó phân bố rộng rãi trên các đảo khác nhau, chủ yếu là trên các rạn san hô ven biển và đôi khi ở rừng ngập mặn. Loài thằn lằn này thường có màu đen, đỏ gạch hoặc xanh đen, chúng có khả năng kiếm ăn trong nước và ăn rong biển.
Kỳ nhông biển là động vật ăn cỏ hiền lành, chúng ăn tảo xanh và đỏ được tìm thấy ở vùng biển Galapagos. Những con đực lớn lặn xuống biển để ăn tảo mọc trên đá dưới đáy biển. Tuy nhiên, con cái và con non chủ yếu ăn tảo có sẵn trên đá lộ ra khi thủy triều thay đổi.
Video đang HOT
Loài này có kích thước trung bình, con trưởng thành thông thường đạt từ 50 đến 100 cm. Mặc dù số lượng của loài tương đối lớn và phong phú tại địa phương, tuy nhiên cự đà biển vẫn được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ bị đe dọa và cấm nuôi nhốt.
Kỳ nhông biển thu nhỏ kích thước để tồn tại trong tình trạng khan hiếm thức ăn
Trên đảo, thức ăn khan hiếm và nguồn thức ăn duy nhất của chúng đôi khi là tảo biển và rong biển dưới nước. Sự phụ thuộc của chúng vào nước cũng khiến chúng rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi do El Nino- Dao động Nam (ENSO) gây ra, mang đến vùng nước ấm hơn cho Galapagos.
Điều này dẫn đến sự biến mất của tảo đỏ và xanh lục, đồng thời khiến cho những con kỳ nhông có kích thước lớn phải đối mặt với nguy cơ chết đói. Để chống lại điều này, loài đọng vật này đã làm điều không tưởng. Chúng thu nhỏ kích thước và chiều dài, chỉ để tồn tại. Các nhà khoa học suy đoán rằng xương của chúng ngắn đi 20% và chúng tái hấp thu chất từ xương của chính mình. Khi nước bắt đầu nguội đi, cơ thể của chúng sẽ phát triển trở lại!
Loài thằn lằn này là động vật máu lạnh, màu sắc cơ thể của chúng sẽ thay đổi khi hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. Không chỉ vậy, chúng còn là một loại thằn lằn có khả năng “rút xương” – khi thiếu thức ăn, chúng sẽ thu nhỏ cơ thể, và nghiên cứu cho thấy hộp sọ của chúng có thể thu nhỏ trung bình 10%.
Kỳ nhông biển có thẻ hắt hơi ra muối
Một đặc điểm thú vị của kỳ nhông biển là các tuyến thích nghi đặc biệt làm sạch lượng muối thừa mà chúng hấp thụ khi ở trong đại dương. Chúng thường xuyên “hắt hơi” ra muối từ lỗ mũi và đào thải muối ra khỏi cơ thể. Loại muối này thường rơi trên đầu chúng, tạo thành cặn trắng.
Đây là loài lưỡng hình giới tính, con đực trưởng thành trung bình dài hơn đáng kể và nặng gấp đôi so với con cái trưởng thành. Ngoài ra con đực còn có gai dài hơn, các đĩa xương lớn hơn trên đỉnh đầu so với con cái.
Trên thực tế, loài kỳ nhông biển có thể khác nhau về ngoại hình giữa các hòn đảo khác nhau. Tuy nhiên hầu hết chúng đều có màu đen gần như quanh năm, những con đực thay đổi màu sắc trong mùa giao phối với mỗi phân loài thích nghi với những màu sắc khác nhau. Trên đảo Santa Cruz, chúng chuyển sang màu đỏ và đen, trong khi đó, trên đảo Espaola và Floreana, chúng chuyển sang màu đỏ tươi và xanh lục, và được gọi một cách khéo léo là “Cự đà Giáng sinh”. Màu sắc của chúng đến từ sắc tố được tiêu hóa từ việc ăn tảo biển.
Những con kỳ nhông biển cái đạt đến tuổi trưởng thành về mặt sinh sản trong khoảng từ 3 đến 5 tuổi, trong khi con đực thông thường mất khoảng từ 6 đến 8 tuổi. Tuổi sinh sản có thể được nhận biết dễ dàng bằng sự suy giảm đột ngột về độ dày chu kỳ phát triển của xương.
Kỳ nhông biển và thằn lằn dung nham có mối quan hệ tương hỗ
Trên bờ đá, kỳ nhông biển có mối quan hệ tương hỗ với những con thằn lằn dung nham chạy qua chúng để săn ruồi. Những con cự đà để chúng ở đó và dựa vào chúng để đuổi ruồi. Thằn lằn dung nham kiếm thức ăn và thằn lằn có thể yên bình tắm nắng.
Chúng được coi là dễ bị tổn thương và được bảo vệ ở Ecuador. Những kẻ săn mồi du nhập vào quần đảo, chẳng hạn như mèo, chó hoang, và những kẻ săn mồi trên đất tự nhiên, như rắn đua, ăn trứng và con của chúng. Mặc dù có khả năng thích ứng tuyệt vời nhưng các chiến lược chống săn mồi của chúng vẫn chưa được phát triển.
Kỳ nhông biển có thân hình dày và chân tay tương đối ngắn, khỏe. Con trưởng thành có một hàng gai kéo dài từ gáy, dọc theo lưng và cái đuôi phẳng hỗ trợ việc bơi lội. Da có màu đen tuyền, con đực có thể chuyển sang màu xanh lục và đỏ trong mùa sinh sản.
Vì vậy, nếu bạn tình cờ đến thăm Công viên Quốc gia Galapagos sớm, hãy cẩn thận để không làm phiền những con kỳ nhông biển và đi tới quá gần chúng. Mặc dù có tính cách hiền lành, nhưng chúng có thể trở nên hung dữ khi bị làm phiền.
Phát hiện hai loài thằn lằn mới ở Machu Picchu
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, các nhà khoa học trong khu vực thông báo đã phát hiện hai loài thằn lằn mới trong khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu của nước này và tại một khu vực gần đó.
Các nhà khoa học đã phát hiện hai loài thằn lằn mới trong khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu. Ảnh: DW
Cơ quan quốc gia quản lý các khu vực tự nhiên cần nhà nước bảo tồn của Peru (Senarp) cho biết hai loài thằn lằn này đều thuộc chi "Proctoporus", một nhóm thằn lằn phân bố ở Argentina, Bolivia và Peru, hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu. Loài đầu tiên, "Proctoporus katerynae", được phát hiện trong vùng đệm của Khu bảo tồn cộng đồng Machiguenga và được đặt tên để vinh danh nhà sinh vật học Kateryn Pino Bolaos, trong khi loài thứ hai là "Proctoporus Optimus" được tìm thấy ở khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu, nơi có thành cổ Inca nổi tiếng và được đặt tên theo nhân vật "Optimus Prime" trong bộ phim khoa học viễn tưởng Transformers được quay tại chính khu vực tự nhiên này.
Việc phát hiện ra hai loài thằn lằn mới trên là thành quả của các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học Seor de Sipán ở Peru; Concepción (Chile); Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học quốc gia San Antonio Abad ở Cusco (Peru), Bảo tàng Đa dạng Sinh học Peru, Đại học Quốc tế Florida (Mỹ) và các nhân viên kiểm lâm của khu vực Machu Picchu.
Clip: Mẹ hoảng hốt bế con tháo chạy khi thấy rắn lao qua trước mặt Khi thấy con rắn hổ mang trườn qua sân nhà, người phụ nữ hoảng sợ, vội vàng bế theo con nhỏ bỏ chạy. Sự việc xảy ra tại một nhà dân ở Bangkok, Thái Lan và đã được camera giám sát ghi lại. Cụ thể, một người phụ nữ có tên Zendara đang bế con gái nhỏ bước ra khỏi chiếc ô tô...