Kỳ nghỉ hè của học sinh ở Pakistan kéo dài thêm 2 tuần do nắng nóng
Giới chức Pakistan ngày 23/7 cho biết kỳ nghỉ hè của học sinh các tỉnh miền Nam nước này sẽ kéo dài thêm 2 tuần do nắng nóng, ảnh hưởng đến học sinh tại hơn 100.000 ngôi trường.
Người dân tắm biển tránh nóng tại Karachi, Pakistan ngày 16/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo người phát ngôn của Sở giáo dục tỉnh Sindh Atif Vighio, nhà chức trách đã quyết định đóng cửa trường học thêm 14 ngày vì sức khỏe của trẻ. Trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung điện, Pakistan thường xuyên phải cắt điện theo kế hoạch nhằm giảm tải cả ở thành phố và nông thôn. Có những vùng của Sindh, việc cắt điện có thể kéo dài tới hơn 12 giờ.
Pakistan đang ngày càng dễ tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, do tác động của biến đổi khí hậu, theo đó các đợt nắng nóng diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn, với tần suất lớn hơn, trong khi mưa to hơn và kéo dài hơn. Tháng 5 và 6 vừa qua, Pakistan đã hứng chịu các đợt nắng nóng liên tiếp, với mức nhiệt cao nhất lên tới hơn 50 độ C. Chính quyền Punjab – tỉnh đông dân nhất nước này đã bắt đầu kỳ nghỉ Hè từ tháng 5, sớm hơn 1 tuần nhằm bảo vệ trẻ em khỏi nắng nóng.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết hơn 75% số trẻ em ở Nam Á, tương đương 460 triệu trẻ, phải tiếp xúc với mức nhiệt trên 35 độ C trong ít nhất 83 ngày/năm.
Khoảng 80% thành phố trên thế giới đối mặt với hiểm họa khí hậu nghiêm trọng
Khoảng 80% thành phố trên thế giới đang phải đối mặt với những hiểm họa khí hậu nghiêm trọng như nắng nóng, lũ lụt và hạn hán.
Cảnh ngập lụt trên đường phố tại Karachi, Pakistan, ngày 12/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận quốc tế về môi trường CDP công bố ngày 13/10 trong báo cáo "Bảo vệ Con người và Hành tinh", sau khi tiến hành khảo sát 998 thành phố.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy hơn 30% thành phố, với ít nhất 70% dân số, đối mặt với các mối đe dọa liên quan đến khí hậu. Đáng chú ý, gần 67% thành phố được dự báo phải đối mặt với những hiểm họa khí hậu ngày càng khốc liệt hơn, trong khi 50% thành phố bị cho là sẽ phải hứng chịu thảm họa thường xuyên hơn vào năm 2025.
Karachi của Pakistan và Fort Myers ở Mỹ là hai trong số các thành phố bị thảm họa khí hậu ảnh hưởng nặng nề từ đầu năm đến nay. Thống kê cho thấy mưa lũ tại Pakistan đã cướp đi sinh mạng của gần 1.700 người, trong khi bão Ian khiến trên 100 người thiệt mạng ở Florida (Mỹ).
Báo cáo của CDP khẳng định người già ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, trẻ em và các cộng đồng thiểu số là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tính tới nhu cầu của người dân khi lập kế hoạch và triển khai các biện pháp ứng phó với khủng hoảng khí hậu.
Cũng theo báo cáo, gần 67% trong số 998 thành phố được khảo sát đang triển khai ít nhất một chương trình hành động vì khí hậu, lấy con người làm trung tâm và đang ghi nhận những lợi ích của chương trình, trong đó sức khỏe và xã hội được bảo vệ tốt hơn, kinh tế được thúc đẩy và môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, không phải thành phố nào cũng có thể đưa ra cách tiếp cận như vậy.
Theo báo cáo, hơn 50% thành phố đang phải đối mặt với những trở ngại trong việc đạt được các mục tiêu giảm phát thải ra môi trường, trong đó trở ngại lớn nhất là năng lực tài chính. Do đó, CDP cho rằng chính quyền trung ương cần hỗ trợ tài chính lớn hơn cho các thành phố để có thể thúc đẩy các sáng kiến và quy định bảo vệ môi trường.
Trung Quốc ghi nhận kỷ lục mới về nhiệt độ Trong tuần này, nhiều vùng ở miền Bắc và miền Trung Trung Quốc ghi nhận nền nhiệt cao kỷ lục, trong khi hạn hán nghiêm trọng ở miền Đông đang đe dọa mùa màng. Người dân che ô tránh nắng nóng trên đường phố tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Các nhà khoa học dự báo Trung Quốc cũng như nhiều...