Kỹ năng xử lý nhanh khi trẻ bị hóc dị vật có thể cứu sống trẻ
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cần phải hết sức chú ý để tránh tình trạng trẻ bị hóc dị vật, một trong những tai nạn nguy hiểm nhất đối với trẻ em.
Trẻ bị hóc dị vật là hiện tượng thường gặp. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
1. Khi trẻ bị hóc dị vật cần xử lý nhanh nhất có thể
Khi trẻ bị hóc, phụ huynh cần bình tĩnh và xử lý nhanh nhất có thể. Đừng hốt hoảng gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Phải thực hiện những động tác sơ cứu ngay và đừng chần chừ.
Nếu sau 4 phút dị vật không được lấy ra ngoài có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Đối với những trẻ nhỏ, bạn đặt trẻ nằm úp lên cánh tay, tay còn lại vỗ mạnh vào lưng của trẻ. Với những em bé lớn hơn thì quàng tay quanh ngực, thực hiện động tác sốc mạnh trẻ về phía sau. Nếu làm đúng động tác cấp cứu này có thể khiến dị vật văng ra ngoài lên đến 90%.
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết những cách sơ cứu để giúp trẻ đưa dị vật ra ngoài. Nhiều người sơ cứu sai cách đưa tay vào móc dị vật khiến chúng lọt sâu thêm hoặc cũng có thể gây ra tình trạng trầy xước vùng họng gây khó thở cho trẻ.
Phát hiện trẻ hóc dị vật cần nhanh chóng xử lý – Ảnh Internet
Nếu trẻ vẫn thở bình thường, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để gắp dị vật ra nhanh nhất.
2. Cẩn thận với dị vật bỏ quên
Trên thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều trẻ em bị hóc dị vật. Tuy nhiên dị vật chỉ xâm nhập ở dạng thoáng qua nên điều này thường khiến các bậc phụ huynh bỏ qua.
Một biểu hiện rõ nhất khi trẻ bị hóc dị vật đó là khó thở, da tím tái, khóc thét rất hốt hoảng. Lúc này nếu dị vật trôi xuống khí quản, phế quản thì các triệu chứng này sẽ giảm hoặc mất hết. Điều đó khiến cho cha mẹ các bé nghĩ rằng dị vật đã trôi xuống khiến bé hết hóc.
Video đang HOT
Tuy nhiên rất nhiều trường hợp sau đó trẻ lại xuất hiện những triệu chứng ho dai dẳng, sốt kèm theo bị khàn tiếng. Thường các phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với việc trẻ mắc hen suyễn hoặc viêm phổi. Do vậy khi trẻ bị hóc dị vật nếu không lấy được dị vật ra ngoài phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
3. Khuyến cáo của các bác sĩ
Mỗi bậc phụ huynh hãy luôn để mắt đến trẻ, nhất là trong những ngày lễ. Với thời điểm có cùng lúc quá nhiều đồ ăn, các loại hạt, hoa quả, bánh kẹo,… có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ 1 phút lơ đãng có thể gây ra những nguy hiểm đáng tiếc.
Phụ huynh cần để ý trẻ để phát hiện kịp thời tình trạng trẻ bị hóc dị vật – Ảnh Internet
3.1. Trong trường hợp trẻ còn tỉnh
Khi trẻ còn tỉnh, bạn hãy để trẻ đứng. Người thực hiện động tác sơ cứu đứng sau hoặc quỳ gối. 2 tay choàng ra phía trước ngang với thắt lưng. 1 tay nắm thành nắm đấm, tay còn lại chồng lên và đặt ngay vị trí vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ.
Bạn thực hiện động tác ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tục 5 cái thật mạnh. Nếu lúc này dị vật chưa ra bạn có thể lặp lại từ 6 đến 10 lần để loại bỏ dị vật.
3.2 . Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh
Khi trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê, người sơ cứu cần để trẻ nằm ngửa, quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Bạn ấn mạnh từ dưới lên trên liên tục 5 lần. Khi bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê và không thở được, lúc này việc đầu tiên cần làm đó là phải hà hơi thổi ngạt. Cần thực hiện luân phiên 2 động tác này cho đến khi dị vật được văng ra hoặc trẻ đã thở được.
Một lưu ý đặc biệt dành cho các bậc phụ huynh đó là dù đã sơ cứu và lấy được dị vật ra thì vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, tránh trường hợp còn sót dị vật.
Thay tã cho con, bố tá hoả thấy cục cứng ở mông, thứ bác sĩ lôi ra thật đáng sợ
Chị Ren ngay lập tức liên hệ với phóng viên báo chí để khiếu nại.
Gần đây, nhóm phóng viên đài truyền hình của Trung Quốc nhận được phản hồi từ một bà mẹ có tên Ren. Chị cho biết, chị đã mua tã cho con trai 1 tuổi của mình ở quê vào hồi tháng 3 năm nay. Thế nhưng đến đầu tháng 5 thật bất ngờ, chồng của chị khi thay tã cho con đã phát hiện ra có một thứ gì đó cứng ở mông bé.
Anh lập tức đưa con đến bệnh viện thăm khám thì được phát hiện, phía trong mông của con trai anh chính là phần chiếc kim bị sót lại dài khoảng 2cm. Phía bệnh viện nhanh chóng tiến hành gây mê làm phẫu thuật để lấy phần kim đó ra khỏi cơ thể bé trai.
Chị Ren cho rằng, chắc chắn chiếc kim bị gãy này nằm trong chiếc tã mà chị đã mặc cho con trai của mình và lỗi thuộc về phía nhà sản xuất.
Sau khi phóng viên liên hệ với hãng tã, đại diện hãng khẳng định sản phẩm hoàn toàn không có vấn đề gì và đã được bán trên thị trường toàn quốc lâu nay.
" Khẳng định từ phía người tiêu dùng là không hợp lý. Tất cả nguyên vật liệu của chúng tôi đều không hề chứa kim loại. Bên cạnh đó, loại tã này chỉ dày chưa đến 1cm. Nếu chiếc kim bị kẹt trong sản phẩm, đâm vào mông bé, bé sẽ khóc. Nếu bạn không tin, tôi có thể lấy bất kỳ một chiếc tã cho bạn xem. Hãy thử đi, trong tã không hề có kim" - giám đốc hãng tã cho biết.
Hiện tại, phía người phụ trách từ chối thương lượng với chị Ren về vấn đề này. Chị Ren cũng cho biết, phía bộ phận giám sát thị trường cũng hướng dẫn, nếu không thể đàm phán và hoà giải, chị Ren chỉ có thể nhờ đến pháp luật.
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, hầu hết cư dân mạng đều cho rằng khả năng trong tã có chứa kim là khó có thể xảy ra mà nguyên nhân có thể do người trong gia đình làm rơi kim ở nhà và bé đã gặp nạn.
Nguyên do chính xác của vụ việc hiện vẫn chưa được thông báo rõ, tuy nhiên, từ câu chuyện này cũng dấy lên những cảnh báo quan trọng về việc các nhà sản xuất cần kiểm tra sát sao và kĩ càng sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trưởng.
Bên cạnh đó, hơn hết vẫn là sự cẩn thận đến từ chính các bậc cha mẹ, cần kiểm tra bằng tay kĩ càng tất cả các sản phẩm tã, quần áo khi dùng cho con. Ngoài ra chính là việc bảo vệ trẻ tránh những tai nạn có thể xảy ra trong nhà.
Hóc dị vật, hóc vật nhỏ
Hóc những vật có kích thước nhỏ là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi chơi cùng những món đồ be bé xinh xinh, bé có thể dễ dàng "tiện tay" đưa chúng vào miệng khi mẹ không để ý, nhất là những món đồ chơi có hình thù ngộ nghĩnh giống đồ ăn thực.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh để con tự "khám phá" phá những loại hạt ngũ cốc nhỏ, hạt hướng dương, hạt đậu... vì chúng cũng rất dễ khiến con bị hóc.
Khi cho trẻ ăn hay cho con chơi dù ở nhà hay ở ngoài đường, cha mẹ cũng nên để ý thường xuyên quan sát và nhắc nhở con, sau nhiều lần, bé sẽ quen dần với lời nhắc của cha mẹ. Vì nếu trường hợp hóc dị vật lớn, khó lấy ra có thể nguy kịch tới tính mạng trẻ.
Ảnh minh hoạ
Bỏng
Chỉ một chút lơ là của cha mẹ, trẻ có thể dễ dàng bị bỏng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, ngoại hình của trẻ, thậm chí là tính mạng con nếu bỏng nặng.
Trẻ nhỏ chưa thể nhận thức hết được những nguy hiểm xung quanh, trẻ có thể bị bỏng nước sôi, nước canh, bỏng do chạm vào nồi cơm khi mẹ nấu, phích nước, bàn là... hay bất kì vật nào có nhiệt độ cao trong nhà. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tránh xa nhà bếp, nơi đun nấu.
Dù bé chưa thể hiểu hết sự nguy hiểm đó, nhưng mẹ vẫn nên nhắc bé, nhiều lần được nhắc nhỏ bé sẽ dần hiểu ra và biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm.
Giật điện
Ngoài việc bị bỏng nước nóng thì giật điện cũng là tai nạn khá phổ biến mà trẻ rất dễ gặp phải nếu mẹ không chú ý tới con. Nguyên nhân một phần do trẻ quá hiếu động mà mẹ làm việc gì đó giây lát mà lơ là, ít chú ý tới trẻ.
Chỉ một chút đường dây điện bị hở, cha mẹ sơ ý chưa sửa chữa và trẻ nghịch vào thì sẽ bị điện giật ngay lập tức. Thậm chí, trẻ cũng có thể bị giật nhẹ nếu nghịch điện thoại khi mẹ đang sạc.
Tốt nhất khi chơi cùng trẻ, mẹ nên cho con ngồi tránh xa những ổ điện quanh nhà, nói cho bé nghe ổ điện rất nguy hiểm cho con, tạo cho con thói quen tự bảo vệ mình. Cha mẹ cũng có thể sử dụng bộ nắp che ổ điện khi gia đình có trẻ nhỏ, để giữ an toàn nhất cho con trong mọi trường hợp.
Nội soi gắp còi đồ chơi trong phế quản bé trai 3 tuổi Các bác sĩ Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa nội soi và gắp thành công phần còi của chiếc kèn đồ chơi trong phế quản bé trai Nguyễn. M.Q (3 tuổi , Sóc Sơn, Hà Nội). Dị vật chui vào đường thở của bệnh nhi. Theo người nhà bệnh nhi, tối ngày 26/2, khi bé M.Q lấy chiếc kèn nhựa...