Kỹ năng sơ cứu đột quỵ tại nhà
Thời tiết thay đổi, mọi người, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền ( tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…) rất dễ bị đột quỵ
Các bác sĩ chuyên ngành cấp cứu đưa ra khuyến cáo biện pháp dự phòng và xử trí trường hợp đột quỵ.Khi gặp yếu tố tác động như quá nóng hoặc quá lạnh làm cho huyết áp, đường huyết tăng lên, gây nguy cơ đột quỵ. Những năm gần đây có hiện tượng gia tăng số người bị đột quỵ khi đi tập thể dục vào lúc sáng sớm. Việc tập thể dục là thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp để không gây tác dụng ngược. Trong thời điểm nhiệt độ giảm sâu, người dân không nên ra ngoài trời đi bộ lúc 4, 5 giờ sáng hoặc khi tối muộn. Cần điều chỉnh thời gian phù hợp, thay đổi môi trường tập luyện trong nhà, kín gió.
Các bác sĩ cũng cảnh báo tình trạng khá nhiều người bị đột quỵ nhưng đưa đến bệnh viện muộn do quan niệm sai lầm của người nhà. Nhiều người cho rằng, nếu bị đột quỵ, phải nằm yên một chỗ, cho nên không đưa đi ngay. Nhưng đây là nhận thức không đúng. Việc sơ cứu kịp thời, đúng sẽ giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ. Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, hãy cho người bệnh nằm cao đầu. Trong trường hợp có nôn, rối loạn ý thức, để người bệnh nằm nghiêng một bên, tránh sặc vào miệng, họng, đường thở. Tuyệt đối không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì, ngay cả nước lọc. Khi cho uống (nước hoặc thuốc) rất dễ làm người bệnh sặc, gây ra tình trạng viêm phổi… để lại hậu quả nặng nề.
Với người bị đột quỵ, cố gắng bảo đảm thông thoáng đường thở cho họ bằng cách tháo răng giả (nếu có), lau sạch chất nôn, đờm dãi, nới rộng áo để thông thoáng đường hô hấp, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không lãng phí thời gian thực hiện các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu… Nhiều người, khi thấy người thân nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ, thường cho uống ngay viên An Cung. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi lẽ, khi bị đột quỵ, người bệnh thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Viên thuốc có thể gây sặc, trở thành dị vật đường thở.
Có ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ gồm: người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; đột ngột khó nói hoặc không nói được, mồm méo; đột ngột mất hoặc giảm thị lực một trong hai mắt. Khi có các dấu hiệu này, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu (115) để được cấp cứu ban đầu và đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ.
Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho người bệnh bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu người bệnh ngừng tim, phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người chung quanh. Dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ, lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải, ngáng ngang miệng để người bệnh không cắn vào lưỡi.
Theo các bác sĩ, cách đơn giản nhất để có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh nói – cười – giơ tay, chân. Yêu cầu nói để xem có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Yêu cầu cười để xem mồm có bị méo, lệch một bên. Yêu cầu giơ tay chào, nhấc chân để xem phản ứng của tay, chân. Nếu có ba dấu hiệu này thì chính là đột quỵ, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Video đang HOT
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đối với bệnh nhân đã từng trải qua đột quỵ hiện nay đã có thuốc Đông Y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội, chi phí rẻ, an toàn và không nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, được sản xuất theo dây chuyển hiện đại chuẩn GMP-WHO giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi di chứng sau tai biến.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Sai lầm khủng khiếp khiến người bị đột quỵ 'hết cơ hội cứu'
Số bệnh nhân đột quỵ ngày càng tăng, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Ảnh minh hoạ: Internet
ThS.BS Phan Thảo Nguyên - Trưởng khoa Nội tim mạch, Trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch - Trung tâm tim mạch BV E cho biết, khi một người đang ngồi nói chuyện thấy méo miệng, liệt nửa người, đau đầu... thì cần nghĩ ngay đến đột quỵ. Hoặc trên nền bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường thì cần phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ này vì đó là nguyên nhân gây nên đột quỵ.
Theo PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Tổ chức Đột quỵ thế giới đã đưa ra các dấu hiệu đột quỵ ở: Mặt, tay, lời nói khi có dấu hiệu nghi ngờ cần phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo thời gian vàng, cần thiết phải trước 4,5 tiếng sau khi xảy ra biến cố đột quỵ.
F - Face: Méo mặt, miệng lệch, mắt lệch
A - Arm: Một bên tay yếu, khó cử động
S - Speak: Bệnh nhân có thể nói hơi khó, không nói được, không hiểu lời nói
T - Time: Ngay lập tức phải gọi ngay cho cấp cứu 115 và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể chữa được đột quỵ.
BS. Thảo Nguyên nhấn mạnh, với bệnh nhân đột quỵ "thời gian là vàng", cho nên cần sớm đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời cứu chữa.
Tuy nhiên, theo thống kê, hiện chỉ có 5-6% bệnh nhân đột quỵ đến các bệnh viện trong "giờ vàng", tỉ lệ tử vong chiếm 30-50%. Đây là điều hết sức đáng tiếc...
GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đội quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Quân đội 108 cũng cảnh báo, tuyệt đối không tự ý cho người đột quỵ uống An cung ngưu hoàng hoàn hoặc uống loại thuốc này để dự phòng đột quỵ. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo các bác sỹ, một trong những sai lầm lớn nhất, có thể dẫn đến người bị đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng là việc cho bệnh nhân uống An cung ngưu hoàng hoàn. Trên thực tế loại thuốc này không có tác dụng phòng đột quỵ như nhiều người lầm tưởng. Hơn thế nữa, với các trường hợp đột quỵ có chỉ định dùng an cung ngưu hoàng hoàn thì cũng cần hết sức thận trọng.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ có hai thể khác nhau. Một là, đột quỵ thiếu máu cục bộ não - chiếm khoảng 85%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do vữa xơ động mạch. Hai là, đột quỵ xuất huyết não chiếm khoảng 15%, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Trong khi đó, An cung chỉ có tác dụng đối với thể đầu tiên - thể nhồi máu. Riêng thể xuất huyết não tuyệt đối không được dùng sản phẩm này, bởi chúng sẽ khiến tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Trong thực tế quá trình điều trị, các bác sĩ đã gặp nhiều bệnh nhân đã hôn mê, xuất huyết nặng sau khi người nhà cho uống An cung.
GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đội quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Quân đội 108 cũng cảnh báo, tuyệt đối không tự ý cho người đột quỵ uống An cung ngưu hoàng hoàn hoặc uống loại thuốc này để dự phòng đột quỵ. Trong quá trình điều trị, GS. Thông cho biết đã từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi uống An cung ngưu hoàng hoàn.
Sai lầm tiếp theo là bệnh nhân đột quỵ sau khi điều trị ổn định sẽ được tập luyện phục hồi chức năng để có thể hòa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lương Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai, nhiều người nhà bệnh nhân nóng vội nên đã can thiệp vào quá trình tập luyện của người bệnh, muốn giúp đỡ, làm thay họ để bệnh nhân mau khỏe. Đây là điều hoàn toàn sai lầm. PGS. Khanh cho rằng, cần để bệnh nhân tích cực làm tối đa phần tập của mình thì mới có thể đạt kết quả tốt.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, nắng nóng hiện tại là yếu tố thuận lợi nhất làm gia tăng đột quỵ. Vậy phải làm sao ngay khi có bệnh nhân đột quỵ ngay trước mắt bạn. Mỗi ngày có đến hàng chục bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng Theo PGS.TS Nguyễn Văn...