Kỹ năng ‘nói bậy’ khi lên giường
Một vị bác sĩ nổi tiếng từng so sánh chuyện ấy với hoa. Trong khi hoa chẳng qua chỉ là… bộ phận sinh dục của cây, người ta vẫn ca ngợi hoa hết lời nhưng lại ngại nói về “chuyện ấy” một cách trần trụi nhất. Tuy nhiên, những lời nói được cho là “bậy” ấy đôi lúc lại là thứ gia vị giúp cuộc yêu thăng hoa một cách khó ngờ.
Mới đây, một shop người lớn trực tuyến có tên Adam và Eve đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1000 người Mỹ trưởng thành để tìm hiểu xem việc nói bậy ảnh hưởng thế nào đến “chuyện ấy”. Và họ đã khám phá ra kết quả thật thú vị.
80% số người được hỏi khẳng định họ sử dụng từ ngữ “lệch chuẩn” trong suốt quá trình ân ái. Thậm chí, 33% trong số này đã tiết lộ họ đặc biệt thích dùng các từ thô tục để đưa bạn tình “lên đỉnh”.
Thú vị hơn, Adam và Eve đã tiến hành đồng thời cuộc khảo sát này trên trang mạng xã hội Facebook và thu được kết quả tương tự. 90% phản hồi đều nói rằng những câu chuyện tình dục “bậy bạ” khiến tâm lý cả hai thoải mái và kích thích ham muốn. Nhờ đó, họ cảm thấy chuyện ấy dễ dàng hơn.
Thường thì đàn ông là người chủ động và có xu hướng nói bậy nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực tình dục học cho rằng đôi lúc phụ nữ nói bậy khi “yêu” có hiệu quả hơn nhiều lần so với đàn ông. Các chuyên ra khuyên phái đẹp chẳng cần phải tỏ ra quá nghiêm túc, đàng hoàng, dễ khiến chàng chán. Cứ “sexy”, “bậy bạ” một chút khi gần lên đến “đỉnh” sẽ thú vị hơn nhiều so với việc để mọi thứ tuần tự kiểu A-B-C.
Những câu chuyện “bậy”, khó nói không chỉ có tác dụng khi hai người bên nhau mà còn đặc biệt hữu dụng cho màn dạo đầu đầy hứng khởi. Bạn có thể nhắn cho chàng một cái tin vào buổi sáng với những lời lẽ đầy khiêu khích, chắc chắn hai bạn sẽ có một tối khó quên.
Nói vậy không có nghĩa là lúc nào cũng nói bậy khi bắt đầu cuộc ái ân và từ nào cũng có thể “tuôn” ra được. Trao đổi với nửa kia về chuyện này để tránh bị đối phương đánh giá sai lầm. Tất nhiên, một người bạn tình hoàn hảo là người biết quan sát, lắng nghe và tôn trọng người kia.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi "bệnh chửi" lây lan trong giới trẻ
Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm. Các cô cậu học trò còn tung hẳn "cẩm nang" chửi cho bài bản...
Đó là một thực tế trong giới teen hiện nay.
"Vung vãi" mới... sành điệu
Không biết từ bao giờ, các xì tin đã quen thay những câu khẳng định, câu hỏi của mình bằng loại ngôn ngữ "văng tứ tung". Thậm chí còn bị coi là quê, nếu không mở đầu câu chuyện bằng "ĐM..."!!!
Chuyện học sinh chửi bậy thời nay đã trở thành bình thường. Hiếm khi đứng trước cổng trường cấp 3 nào (kể cả trường chuyên, trường điểm) mà không thấy bóng dáng vài áo trắng văng "phụ khoa" tứ tung. Càng là "hot boy", "hot girl" lại càng văng nhiều như để khẳng định vị trí "Vip" của mình.
Nhưng với các trai tài gái sắc ngày nay, thì không hẳn có việc gì mới chửi bậy, họ đã chuyển sang "nói bậy", nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng lôi từ bậy vào chứ không nhất thiết ghét ai mới chửi.
"Bệnh chửi bậy" đang lan nhanh trong giới trẻ
Phương Linh (Trường THPH TH, Hà Nội) chia sẻ: "Lớp tớ ai cũng nói bậy. Nói nhiều đến thành thói quen ấy. Chúng tớ không cho rằng những từ như ĐM, ĐC... là bậy nữa, dù sao còn bình thường chán so với mấy từ bọn con trai hay nói. Có những đứa mở mồm là l..., b... rồi. Nghe ghê lắm!".
Lý do của Phạm Tuấn (Trường HM, Hà Nội) thì nghe có vẻ to tát hơn: "Cuộc sống, việc học hành đôi khi có quá nhiều thứ khiến bọn tớ ức chế. Việc nói bậy, chửi bậy giúp chúng tớ phần nào giải tỏa những ức chế ấy. Khi điên tiết, chửi được ra vài câu thấy nhẹ lòng hơn, đỡ bực mình hơn. Vả lại, người lớn cũng nói bậy đầy ra đó thôi".
Dạo quanh những blog của thế hệ 9X, chúng ta không khỏi "sốc" khi rất nhiều blogger sử dụng ngôn ngữ chửi một cách vô tư, có bài bản. Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Và nữa, thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm.
Vấn đề này đã được các teen tranh luận rất thẳng thắn và đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng phần nhiều các teen tỏ ra ủng hộ, thông cảm, thậm chí coi chửi bậy là "một phần tất yếu". Tại trang web Quangtrung.org, nickname Họa My chia sẻ: "Bản thân tôi không bao giờ nghĩ chửi bậy là xấu. Cá nhân tôi luôn chửi bậy. Chửi bậy là một cách để xả stress. Đôi khi bạn bè thân thiết cũng luôn chửi nhau vì chửi bậy rất vui, giải tỏa tâm lý mỗi khi học hành căng thẳng, ngoài ra còn là để thể hiện xem thằng nào nghĩ ra nhiều câu chửi hay".
Nick name Thúy Vịt tỏ ra rất am hiểu trong lĩnh vực này, bày tỏ: "Theo tớ định nghĩa thì chửi bậy là một trong những cách biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao trào, lúc tức giận, lúc vui vẻ. Nhưng con gái mà chửi nhiều thành câu cửa miệng, nghe sẽ rất khó chịu. Chửi bậy thì chửi làm sao cho đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, đúng người đúng tội, chửi làm sao có văn hoá, thấm vào lòng người để người ta không hiểu nhầm mình là vô văn hoá?. Nếu được sử dụng đúng cách thì chửi bậy hoàn toàn không phải là một hành động vô văn hoá".
Không ít teen đã tỏ ra đồng tình với ý kiến trên. Nhưng cũng có những ý kiến hoài nghi, lo lắng: "Chẳng nhẽ thiếu văn minh bây giờ lại là hay sao??? Em không hiểu được xã hội ngày nay như thế nào nữa? Đi đến đâu cũng thấy những lời nói bậy, nói tục, thiếu văn hoá. Ngay cả tại các trường chuyên lớp chọn bây giờ cũng không hề giữ được nếp sống văn minh như thời trước. Làm thế nào để hết những tệ nạn này đây?".
Một cách xả... stress?
Một thầy giáo THPT (Hà Nội) cho biết, không phải chỉ có học sinh (HS) hạnh kiểm kém, học dốt mới nói tục, chửi bậy mà ngay cả HS trường chuyên, lớp chọn cũng nói bậy. Nó như một căn bệnh, một trào lưu khiến các em bị lây nhiễm rất nhanh và coi đó là "chuyện thường".
Theo TS.Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) thì việc giới trẻ, kể cả học sinh, sinh viên, công chức nói tục, chửi bậy ngày càng phổ biến. Nhiều người coi nói tục chửi bậy là một thứ đồ trang sức, là cách thể hiện với mọi người là tôi rất dân dã, hòa đồng và không lạc lõng giữa số đông. Một lý do nữa, đó là hình như người ta nói bậy, nói tục cũng là một sự giải thoát, xả stress, là một sự phủ định xã hội hiện tại.
TS Trịnh Hòa Bình cảnh báo, việc nói tục chửi bậy thường xuyên kéo dài, kể cả trong một bộ phận người thầy làm cho bầu không khí xã hội bị vẩn đục. Việc nói tục chửi bậy cũng như việc nói ngoa nghĩa... làm méo mó, biến dạng ngữ pháp tiếng Việt, không trong sáng tiếng Việt. Nói tục, chửi bậy làm cho phong cách, hình ảnh của giới trẻ Việt Nam thiếu đi phần đàng hoàng, văn minh.
Cái chuẩn mực dường như đang bị đánh rơi đâu đấy. Việc giữ được chuẩn mực không quá khó cũng không dễ, nó là một sự giằng co giữa cái đẹp và cái xấu mà con người phải vượt qua. Cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải giản dị nhưng không giản đơn, ngắn gọn nhưng không cụt lủn, thô mộc nhưng không thô lỗ.
TS.Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: Có 3 nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ của giới trẻ lệch chuẩn là: Trong gia đình, cách nói năng giao tiếp giữa mọi người cũng không chuẩn mực; Trong giờ học thì HS không nói bậy nhưng giờ ra chơi các em vẫn chửi bậy; Còn ở ngoài xã hội, việc nói tục, chửi bậy khá phổ biến nhưng rất ít người lên án.
Thầy Tùng Lâm chia sẻ kinh nghiệm: "Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩn sẽ có thể dẫn đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần phải được lên án". Cần xây dựng phong trào giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt để HS hiểu và thực hiện theo.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Melissa Leo xin lỗi vì nói bậy trong lúc nhận giải Oscar Nữ diễn viên giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Melissa Leo đã phải nói lời xin lỗi tất cả những người có mặt tại nhà hát Kodak, những người theo dõi lễ trao giải Oscar lần thứ 83 qua truyền hình, khi lỡ miệng nói bậy lúc nhận giải. Melissa Leo (phải) nhận giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc...