Kỹ năng mềm giúp người trẻ ’sống khỏe’
Hiểu biết về công nghệ, có thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách là những kỹ năng giúp người trẻ tiến xa trong công việc.
Trong hội thảo “Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng” do Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức tại Hà Nội ngày 23/11, các diễn giả là cựu du học sinh New Zealand, đang làm tại các công ty, tập đoàn lớn chia sẻ những kỹ năng mềm quan trọng mà người trẻ cần tự học hỏi.
Hiểu biết về công nghệ
Anh Trần Minh Duy, cựu du học sinh bậc thạc sĩ chuyên ngành Tài chính tại Đại học Massey (New Zealand), hiện là Phụ trách khu vực, Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia) khẳng định, gần như kiến thức sinh viên đang học ở trường không đủ dùng cho công việc sau này. Sự thiếu hụt đến từ việc thế giới đang vận hành và biến đổi quá nhanh, đến mức nhà trường không kịp thay đổi và cập nhật nội dung mới.
Anh Trần Minh Duy tại hội thảo chiều 23/11. Ảnh: Thanh Hằng
Anh Duy cho rằng không nhất thiết phải làm về công nghệ sinh viên mới cần tìm hiểu lĩnh vực này. Công nghệ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Người trẻ cần biết đâu là công nghệ có thể tác động và thay đổi công việc tương lai của mình, từ đó học hỏi kiến thức phù hợp để nâng cao khả năng bản thân, tự “sống sót” mà không bị công nghệ thế chỗ.
Thái độ
Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures chia sẻ, nhà tuyển dụng nào cũng nhìn vào thái độ, nhưng không phải ai cũng viết vào phần yêu cầu. Trong thời đại mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, thái độ tiếp nhận sự khác biệt, thử thách chính là điểm cộng cho sinh viên mới ra trường.
Video đang HOT
“Khi được giao một công việc mới, thay vì né tránh, nói mình chưa được học và nhờ sếp giao cho người khác, các bạn nên tiếp nhận và tìm cách giải quyết. Trong một công ty, khi thể hiện được thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách, tôi tin các bạn sẽ tiến rất xa”, anh Duy nói.
Học thêm chuyên môn phụ
Anh Duy theo học chuyên ngành tài chính, nhưng hiện làm về công nghệ. Theo anh, ngoài trục chuyên môn chính là kiến thức chuyên ngành đặc thù, được đào tạo bài bản tại trường học, sinh viên cần tự học thêm chuyên môn phụ. Chính kiến thức tự học hỏi và tích lũy sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn với ứng viên có cùng kiến thức chuyên môn chính và giúp bạn tăng cơ hội được tuyển dụng.
Hiểu về bản thân
Chị Lê Kim An Nhiên, cựu sinh viên ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Kỹ nghệ Unitec, hiện là Quản lý dự án của Công ty Green Horizon, cho rằng hiện việc đi lại, giao lưu văn hóa rất dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi bước ra nước ngoài để học hỏi hoặc chuẩn bị đi làm tại một công ty mới, người trẻ phải hiểu mình có gì thì mới biết mình cần gì, giới thiệu mình như nào với người khác.
“Khi bước vào môi trường mới, không phải học hết của họ và bỏ hoàn toàn bản sắc của mình là đúng và văn minh. Hiểu về bản thân giúp các bạn chọn lọc và tiếp thu những điều hay, loại bỏ hạn chế của mình; biết bản thân có thế mạnh nào để mài giũa và phát triển”, chị An Nhiên nói.
Chị Lê Kim An Nhiên. Ảnh: Thanh Hằng
Tôn trọng sự khác biệt
“Từ việc hiểu rõ bản thân, mỗi người sẽ học được cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt”, chị An Nhiên khẳng định và cho rằng những người đến từ những nền văn hóa khác nhau, khi cùng nhìn một sự vật, sự việc tất nhiên sẽ không thể có cùng quan điểm. Việc thấu hiểu bản thân và tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp tăng khả năng thích ứng trong môi trường làm việc và cuộc sống.
Sáng tạo trong tư duy phản biện
Anh Ngô Duy Quang, theo học bậc thạc sĩ ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Auckland, hiện là Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á của EcoStore, khẳng định sáng tạo giúp con người tạo ra cái mới, theo kịp tốc độ thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, không phải ý tưởng sáng tạo nào cũng có thể hiện thực hóa và áp dụng vào đời sống thực tiễn. Sáng tạo cần dựa trên nền tảng của những cái đã có, được thừa nhận và chứng minh, sau đó được xây dựng dựa trên tư duy phản biện để cho ra một ý tưởng tốt hơn.
Thanh Hằng
Theo VNE
Người trẻ cần chuẩn bị gì để bắt kịp tương lai?
Hội thảo "Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng" vừa diễn ra tại Hà Nội.
Tại đây, các diễn giả tập trung giải đáp thắc mắc của người trẻ về việc chuẩn bị kỹ năng, kiễn thức gì để làm chủ tương lai, những tố chất mà các nhà tuyển dụng đã và đang tìm kiếm, ... Hội thảo do Cơ quan giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức.
Từ kinh nghiệm làm tuyển dụng, trước những thay đổi không ngừng của công nghệ, anh Trần Minh Duy (Phụ trách khu vực, Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures Malaysia) chỉ ra thực tế, kiến thức học được ở trường gần như không đủ cho công việc sau này, bởi những thứ bên ngoài trường học diễn ra quá nhanh.
Trong khi trường học chưa kịp đổi mới nội dung giảng dạy thì việc chuẩn bị ở mỗi cá nhân rất quan trọng. Để làm được điều đó, theo anh Duy, người học cần tìm hiểu rõ, nắm bắt tốt công nghệ; nâng cao khả năng thích ứng ở nhiều môi trường, hoàn cảnh; tạo cho mình thái độ làm việc cầu thị, sẵn sàng tiếp cận cái mới; nên đầu tư chuyên môn ở lĩnh vực này và trang bị thêm khả năng ở một lĩnh vực khác, một trục chính là học hành bài bản, và trục phụ là tự học hoặc rèn luyện thêm.
Từng học thạc sĩ ở nước ngoài, môi trường đa văn hoá giúp chị Lê Kim An Nhiên, Quản lý dự án tại công ty Green Horizon, hiểu được tính cần thiết của sự khác biệt và tôn trọng chúng, sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai đến từ mọi quốc gia, mọi nền văn hoá. Chị lý giải, "nếu không có khác biệt thì chúng ta không học hỏi được".
Bên cạnh đó, để hoàn thiện kỹ năng cho tương lai, người trẻ cần không ngừng đặt câu hỏi và thôi thúc bản thân tìm ra câu trả lời. Chị An Nhiên cho rằng, đây là cách giúp các nước Châu Âu phát triển như ngày nay.
Theo anh Ngô Duy Quang (Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á Công ty EcoStore), sự xuất hiện của công nghệ mới đòi hỏi con người không ngừng sáng tạo. Anh Quang nhận định, bản thân mỗi chúng ta cần sáng tạo để tụt hậu trong xã hội. Tuy nhiên, song hành với sáng tạo vẫn cần những cá nhân phản biện tốt để hiện thực hoá và làm thực tế hơn những ý tưởng.
Vận dụng kỹ năng này vào công việc của hiện tại (quản lý thị trường Đông Nam Á), anh Quang chọn cách xây dựng đối tác ở mỗi quốc gia trong khu vực, tận dụng, kết hợp các nguồn lực trong công việc để tạo ra những giá trị cao hơn, hiệu quả hơn.
Với kinh nghiệm từ New Zealand, ông Ben Burrowes (Giám đốc khu vực Đông Á, ENZ) chia sẻ, New Zealand luôn tập trung vào sự tiến bộ giáo dục, trong đó, nêu bật tầm quan trọng của học tập suốt đời và tối đa hóa cơ hội cho người dân cải thiện, nâng cao kiến thức.
Quốc gia này đang đầu tư hàng triệu đô la, thực hiện nhiều dự án, chiến dịch giáo dục, để nâng cao kỹ năng, đặc biệt là dự án Tư duy mới (Think New) và chiến lược "Một quốc gia có đầu óc tò mò", tạo cơ hội cho người trẻ, sẵn sàng với những thay đổi của thế giới.
VIỆT LINH
Theo Tiền phong
Những yếu điểm khiến người Việt trẻ 'gục ngã' tại thung lũng Silicon Sinh viên Việt Nam rất tệ về ngoại ngữ, gần như không có kỹ năng mềm, không có kỹ năng hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng đối tác. Tuy nhiên nếu chuẩn bị được kỹ, chúng ta hoàn toàn có cơ hội sang thung lũng Silicon. Muốn đi tây, phải học từ cách... giữ cửa, nhận quà Chia sẻ trong một...