Sinh viên Việt Nam rất tệ về ngoại ngữ, gần như không có kỹ năng mềm, không có kỹ năng hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng đối tác. Tuy nhiên nếu chuẩn bị được kỹ, chúng ta hoàn toàn có cơ hội sang thung lũng Silicon.
Muốn đi tây, phải học từ cách… giữ cửa, nhận quà
Chia sẻ trong một buổi talk show vừa được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Hùng Trần – nhà sáng lập của Got IT cho biết, yếu điểm lớn nhất mà các sinh viên Việt Nam gặp phải là việc không có kỹ năng mềm. Không chỉ vậy, trình độ ngoại ngữ tệ, kiến thức nền tảng học không kỹ cũng là những khó khăn cản bước các kỹ sư Việt Nam bước chân ra thế giới.

Anh Hùng Trần – nhà sáng lập Got It chia sẻ về điểm yếu của các kỹ sư Việt Nam. Got It hiện được đánh giá là công ty do người Việt làm chủ thành công nhất tại thung lũng Silicon. Ảnh: Trọng Đạt
Theo anh Hùng, điểm đáng tiếc nhất của phần lớn kỹ sư Việt là các bạn quá dễ tính với chính mình, dễ dàng chấp nhận và cảm thấy hạnh phúc với thực tại, trong khi không nhìn thấy được tiềm năng của bản thân còn lớn hơn rất nhiều.
Cùng quan điểm với anh Hùng, thầy Tạ Hải Tùng – Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, cái thiếu đầu tiên của các kỹ sư Việt Nam khi ra trường là trình độ ngoại ngữ. Theo thầy Tùng, rất nhiều kỹ năng mềm mà các bạn kỹ sư còn thiếu chỉ lộ diện khi họ ra làm việc ở môi trường nước ngoài.
Thầy Tùng lấy ví dụ về một kỹ sư Việt đang làm việc ở Mỹ. “Vào ngày sinh nhật, mọi người ở cơ quan tặng cho cậu ấy một chiếc bánh gato. Khi nhận được chiếc bánh, cậu ấy khoét phần ngon nhất để ăn thay vì chia đều nó cho tất cả mọi người. Điều này khiến cả cơ quan rất ngạc nhiên và ở Mỹ họ không làm như vậy”, thầy Tùng chia sẻ.
Theo thầy Tùng, văn hóa đợi thang máy cũng là một vấn đề khác, không chỉ vậy, người Việt cũng không biết cách giữ cửa cho người vào sau. Đây là điều mà các kỹ sư Việt cần phải rèn luyện hàng ngày nếu muốn bước ra môi trường nước ngoài.
Làm sao để người Việt có thể đặt chân đến thung lũng Silicon?
Theo anh Hùng Trần, một trong những lý do khiến các trường đại học top đầu trên thế giới duy trì được vị thế của họ nằm ở chính cộng đồng các cựu học sinh. Tại thung lũng Silicon hiện có khoảng 30 cựu sinh viên Đại học Bách Khoa. Đây chính là cầu nối để đưa các bạn sinh viên Việt Nam ra với thế giới.

Khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng mềm là những điểm yếu chí tử cản trở các kỹ sư người Việt tiếp cận với thung lũng Silicon – nơi được mệnh danh là trung tâm công nghệ của thế giới. Ảnh: Trọng Đạt
Hiện nhóm của anh Hùng đang đào tạo kỹ năng và kiến thức cho khoảng 30 bạn sinh viên được tuyển chọn. Mục đích của nhóm là muốn đưa các sinh viên Việt Nam sang thực tập để thử sức tại thung lũng Silicon.
“Các bạn sinh viên Việt Nam gần như không có kỹ năng mềm, không có kỹ năng hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng đối tác. Tuy nhiên nếu chuẩn bị được các kỹ năng đó, chúng ta hoàn toàn có cơ hội sang thung lũng Silicon. Thực tế là đã có 2, 3 bạn sinh viên trong nhóm được các công ty Mỹ tiếp nhận.”, anh Hùng chia sẻ.
Theo anh Hùng, để đi ra được với thế giới, các kỹ sư Việt Nam phải có được cho mình kiến thức nền đủ tốt, bên cạnh đó là kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ.
“Đó là những thứ giúp mình đi xa. Phải mơ lớn, đừng chỉ nghĩ đến việc đi làm outsourcing (gia công phần mềm) vì nó sẽ làm mất đi cả tương lai của mình”, anh Hùng Trần – nhà sáng lập của Got It và cũng là người Việt thành công nhất tại thung lũng Silicon nói.
![Những yếu điểm khiến người Việt trẻ gục ngã tại thung lũng Silicon - Hình 3]()
Theo thầy Tạ Hải Tùng – Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội), muốn đi ra thế giới, các bạn sinh viên phải học được cách bỏ đi cái tôi to đùng của mình. “Trừ khi bạn là một người đặc biệt, đừng cố cãi lại với những gì được xem như chuẩn mực chung toàn cầu.”, thầy Tùng chia sẻ. Ảnh: Trọng Đạt
Góp ý vào câu chuyện, thầy Tạ Hải Tùng kể về việc một sinh viên Việt Nam từng phản ứng khi nhận được lời khuyên đừng đi tất trắng với giày đen. “Đây là điều cả thế giới không làm, nhưng cậu sinh viên đó nói rằng anh ta hoàn toàn có thể làm thế với lý do “Em thích.”.”.
Theo thầy Tùng, điều đầu tiên mà các kỹ sư Việt cần phải thích ứng trong quá trình học kỹ năng mềm là việc cởi mở về tư duy. Để làm được điều đó, phải biết tiết chế cái tôi của bản thân để lắng nghe những góp ý từ người khác.
Giống như anh Hùng Trần, thầy Tùng – người đứng đầu Viện Công nghệ thông tin và truyền thông Bách Khoa cũng nhấn mạnh vào một điểm yếu cố hữu của sinh viên Việt Nam, đó là việc thiếu một giấc mơ đủ lớn.
“Đỗ vào trường Đại học Bách Khoa là các bạn đã có tài năng. Tuy nhiên nếu chỉ làm outsourcing, các bạn sẽ bỏ lỡ một giấc mơ khác còn lớn hơn rất nhiều”, thầy Tùng nói.
Trọng Đạt
Theo vietnamnet
Tập đoàn Egroup ký kết hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên
Tin mới nhất
SV Duy Tân giành giải khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV tốt nghiệp xuất sắc 2019
15:23:04 07/12/2019
Đồ án “Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan vùng chiến sự huyện Can Lộc -tỉnh Hà Tĩnh” của sinh viên (SV) Phạm Thị Hằng, Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành giải Khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV Tốt nghiệp xuất sắc năm 2019.
Phó Chủ tịch nước dự kỷ niệm 40 năm Trường Đại học Y dược Cần Thơ
15:15:53 07/12/2019
Hiện nay, Trường Đại học Y dược Cần Thơ có 7 khoa và đơn vị đào tạo, 15 phòng, trung tâm chức năng và Bệnh viện trực thuộc Trường.
SGK Thể dục đầu tiên trong chương trình mới có gì?
14:31:04 07/12/2019
Vượt qua 3 bản thảo sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 1 gửi lên Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT, đây là cuốn sách duy nhất được đưa vào sử dụng năm 2020-2021
Kỹ năng sống - Giáo dục yêu thương cho hơn 700 học sinh ở Hải Dương
14:15:32 07/12/2019
Chiều 6/12, Trung tâm khoa học giáo dục và đào tạo Đức Trí (Trung tâm Đức Trí) phối hợp với trường Tiểu học Cẩm Chế (huyện Thanh Hà, Hải Dương) tổ chức chương trình Ngoại khóa Kỹ năng sống với chủ đề Giá trị yêu thương nhằm giúp các em...
Thất bại đầu tiên của nam sinh “luôn gặp thành công”
14:09:28 07/12/2019
Xã hội Việt Nam còn thiếu sự tôn trọng cho thất bại. Đây là hệ quả của việc giáo dục vẫn coi trọng kết quả hơn quá trình. Cố gắng và tiến bộ chưa bao giờ là tiêu chí đánh giá học sinh.
Sáng tạo đưa công nghệ vào giảng dạy
14:05:08 07/12/2019
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho giáo viên sự cần thiết phải nhập cuộc. Khi mạng xã hội và những thông tin mở đang trở thành nguồn tài liệu vô cùng lớn, giáo viên càng cần khẳng định vai trò định hướng, khai mở tiềm năng cho học ...
10 kỹ sư, nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng Honda Y-E-S
14:01:22 07/12/2019
Ngày 7/12, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda Y-E-S) năm 2019. 10 bạn trẻ tài năng với nhiều ý tưởng, giải pháp trong lĩnh vực công nghệ sinh thái đã được vinh danh.
Giáo viên bị đuổi việc vì nói ông già Noel không có thật
11:02:54 07/12/2019
Một giáo viên tại trường công lập 321, Brooklyn, New York, Mỹ bị sa thải vì nói với học sinh rằng ông già Noel và cô tiên răng không tồn tại.
Nghị lực của nữ sinh lớp 9 Siu H'Bắc "hạt giống" điền kinh tiêu biểu
10:59:57 07/12/2019
Cuộc sống khó khăn nhưng cô học trò người dân tộc Ja Rai Siu HBắc quyết tâm vượt qua để trở thành vận động viên điền kinh chuyên nghiệp.
Minh bạch sách giáo khoa
10:53:06 07/12/2019
Với mục đích đa dạng sách giáo khoa (SGK), nhiều nhà xuất bản (NXB) có thể biên soạn SGK thay vì chỉ riêng NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền như trước.
Xin việc cũng cần chuyên nghiệp
10:49:40 07/12/2019
Trong môi trường năng động, hiện đại, cơ hội tìm việc của người trẻ không thiếu. Tuy nhiên, cũng từ đây phát sinh không ít rắc rối bởi những hành xử còn non trẻ của một số bạn khiến nhà tuyển dụng không khỏi đau đầu.
Nhân lên lòng yêu nước và hội nhập quốc tế
10:35:04 07/12/2019
ĐH Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/12/2019, tại Hà Nội, với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”.
Làm thầy giáo dạy học trò bán trú chả khác gì làm cha, mẹ!
10:27:00 07/12/2019
Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1976) vinh dự được thay mặt cho các thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chí Cà về Thủ đô Hà Nội tham gia chương trình Chia sẻ cùng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/20...
Sông Thương - Cô hiệu trưởng như người bạn của giáo viên
10:23:35 07/12/2019
Với học sinh tốt nghiệp Tiểu học, được vào Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh là mơ ước của rất nhiều em ở thành phố biển Vũng Tàu; một ngôi trường đã từng nhận Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất.
Giáo viên chủ nhiệm, đôi vai nặng trĩu
10:20:05 07/12/2019
Trong mọi hoạt động thì tôi không bao giờ bỏ rơi bất cứ một học sinh nào và các bạn trong lớp cũng như vậy, thành viên nào cũng đều được quý trọng như nhau.
Các thí sinh IMSO chia sẻ kinh nghiệm chinh phục Toán và Khoa học
10:12:41 07/12/2019
Kỳ thi lần thứ 16 Olympic Toán học và Khoa học quốc tế 2019 (IMSO 2019) diễn ra tại Hà Nội đến nay vẫn còn đọng lại dư âm, những kỷ niệm đẹp, những khoảnh khắc giao lưu đáng nhớ giữa học sinh của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự...
Đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng: Vẫn còn nghịch lý
10:05:59 07/12/2019
Các chuyên gia cho rằng, chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng là việc quan trọng, cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chương trình này chưa thực sự bài bản và hiệu quả.
Thư 'cận' và ước mơ làm cô giáo
10:01:28 07/12/2019
Với vẻ ngoài hồn nhiên, vô tư, ít ai biết em Trần Thị Anh Thư, học sinh lớp 5A Trường tiểu học Thiện Tân (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) đang phải chiến đấu với triệu chứng thận hư mỗi ngày.
20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh
23:21:15 06/12/2019
“Máy tính cầm tay chính là công cụ công nghệ đầu tiên ứng dụng vào học đường thành công, từ đó tiếp nối cho các công cụ khác cùng góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ.
Các con đường du học đại học và thạc sĩ ở Đức
23:19:11 06/12/2019
Với chất lượng đào tạo thuộc top đầu thế giới và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, Đức là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất.
Hà Tĩnh: “Phép thuật” thay đổi lực học ở trường có điểm đầu vào đội sổ
23:13:06 06/12/2019
Tại ngôi trường cấp 3 thường xuyên đội sổ về điểm đầu vào ở Hà Tĩnh, nhờ sự nỗ lực không ngừng trong việc dạy và học, tập thể nhà trường và những cá nhân xuất sắc đã tạo nên “phép thuật” để cải thiện lực học của học sinh.
Tìm ra quán quân cuộc thi tài năng trẻ logistics Việt Nam 2019
22:36:32 06/12/2019
Chung kết cuộc thi tài năng trẻ logistics Việt Nam 2019 do Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức vừa kết thúc với danh hiệu quán quân thuộc về đội BA-LOGI đến từ Học viện Ngân hàng.
Từ ngày 1/7/2020, không tuyển mới giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp, cao đẳng
22:30:46 06/12/2019
Từ ngày 01/7/2020, theo Luật giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cấp sẽ được nâng lên so với Luật giáo dục 2005.
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh trao quà cho học sinh dân tộc nội trú tại Nghệ An
22:10:29 06/12/2019
Dự lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh đã trao học bổng hỗ trợ các em học sinh nghèo học giỏi tại trường với số tiền 30 triệu đồng.
Trường THPT Lý Thường Kiệt nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
15:48:08 06/12/2019
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được thầy, trò Trường THPT Lý Thường Kiệt (Kim Bảng, Hà Nam) xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, góp phần nâng cao ch...
Đau đầu chọn sách giáo khoa lớp 1
15:46:18 06/12/2019
Sau một thời gian tiến hành thẩm định các bộ sách giáo khoa lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố danh mục 32 đầu sách giáo khoa đã được phê duyệt đưa vào giảng dạy ở các trường học, chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ...
Điểm sáng xây dựng “xã hội học tập” trên cao nguyên Bắc Hà
15:21:15 06/12/2019
Qua 5 năm triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2015-2020”, xã vùng cao Tà Chải (Bắc Hà - Lào Cai) được ghi nhận là “điểm sáng” trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Đổi mới giáo dục đại học: Đội ngũ giảng viên là chủ công
14:53:31 06/12/2019
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, quyết liệt đổi mới và nâng tầm hệ thống là mục tiêu quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29 của T.Ư về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT Việt Nam.
Triển khai thành công chương trình tích hợp chứng chỉ CFAB vào đào tạo chính quy
14:49:51 06/12/2019
Vừa qua, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tổ chức hội thảo Train the Trainers dành cho giảng viên từ 16 trường đại học hàng đầu về kinh tế, tài chính, kế toán, kinh doanh của Việt Nam và các đối tác đào tạo của ICAEW tại ...
Thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 có chủ đề gợi mở cho thí sinh
14:38:57 06/12/2019
Đây là lần thứ 33 cuộc thi viết thư quốc tế UPU được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”.
Học sinh vùng cao Sìn Hồ được đảm bảo giữ ấm trong những ngày giá rét
14:34:47 06/12/2019
Nhiệt độ ngoài trời đo được vào lúc 8 giờ sáng nay (6/12), tại Sà Dề Phìn, Làng Mô, Tà Ngảo... dao động từ 4 đến 6 độ C, ảnh hưởng trực tiếp tới việc dạy và học của thầy và trò các nhà trường.
Trăn trở của một Hiệu trưởng trước việc chọn sách giáo khoa lớp 1
14:28:27 06/12/2019
Nếu xin ý kiến của học sinh để chọn sách giáo khoa thì đó là học sinh nào? Bởi lẽ học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 sớm nhất tháng 8/2020 mới tựu trường.
Lựa chọn sách giáo khoa mới: Nhiều địa phương đã sẵn sàng
12:28:45 06/12/2019
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh mục 32 sách giáo khoa (SGK) được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, các địa phương lên kế hoạch phương án chọn lựa sách phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương.
Sơn La: Tiếp sức học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa đến trường
12:24:58 06/12/2019
Với sự tận tình, quan tâm giúp đỡ của các thầy cô thông qua hoạt động đỡ đầu, nhiều học sinh khó khăn ở các bản vùng sâu, vùng xa của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã có điều kiện để đến trường.
Mẹ chuyển trường cho con từ Nguyễn Siêu sang Alaska, sau 3 tháng review tường tận ưu nhược điểm của trường
12:11:47 06/12/2019
Nhiều người bất ngờ khi chị Lê Hoàng Mai (sống tại Hà Nội) quyết định chuyển con học từ trường Nguyễn Siêu sang Alaska. Sau 3 tháng con theo học, chị Mai đã viết review chương trình dạy cũng như những ưu nhược điểm của trường.
65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc: Vận dụng mô hình xưa vào giáo dục hiện nay
11:15:24 06/12/2019
Nếu cải cách giáo dục thì mô hình nào sẽ phù hợp? Tôi lại nghĩ về mô hình của trường HSMN. Thực ra, tất cả các nguyên lý về giáo dục hiện tại là rất đúng.
Lựa chọn cảm tính
11:02:00 06/12/2019
Tiếng Anh cần cho cuộc sống, nhưng có nhất thiết phải chạy theo một cách cực đoan và cảm tính như những gì chúng ta thấy trong thời gian qua không?
Những điểm mới của sách giáo khoa môn toán lớp 1
10:52:24 06/12/2019
5 bộ sách giáo khoa lớp 1 sắp đưa vào sử dụng trong các trường học tới đây được viết sinh động và hấp dẫn, với nhiều hoạt động tăng cường làm việc nhóm và phát triển năng lực của học sinh.
Nghề giáo
10:32:26 06/12/2019
Nghề giáo là nghề được xã hội trân quý và tôn trọng! Không cần nhiều, với thầy cô, món quà quý giá nhất chính là tình cảm yêu thương và chăm ngoan của học sinh qua từng ngày.
Cần trọng tài để tránh vận động, gợi ý, chỉ đạo khi chọn sách giáo khoa?
10:24:15 06/12/2019
Sở GD&ĐT chỉ được ban hành tiêu chí chọn SGK, tạo điều kiện để các nhà trường tiếp cận được SGK mẫu để có thông tin đầy đủ, minh bạch chứ không được phép “vận động, gợi ý, chỉ đạo” việc chọn sách.
Chọn lựa sách giáo khoa, những việc cần làm
10:19:01 06/12/2019
Ngay bây giờ, tất cả thầy cô giáo ở trường tiểu học trên cả nước phải tiếp cận được các bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thẩm định, phê duyệt.
Bỏ biên chế suốt đời, giáo viên làm gì để không bị đào thải?
10:15:57 06/12/2019
Từ ngày 01/7/2020, giáo viên trúng tuyển viên chức đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Phát huy tính tích cực học tập trong môn Lịch sử
09:46:47 06/12/2019
Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5 được xây dựng khá vừa sức, phù hợp với mức tiếp thu của học sinh. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử được cung cấp khá bao quát, các sự kiện được đề cập chưa đủ sức hấp dẫn các em.