Kỹ năng lên dốc và xuống dốc dành cho lái mới
Muốn lái xe an toàn trên những cung đường dốc cao và dài, quanh co, gấp khúc cần tập luyện thành thục các thao tác phanh, ga, côn, số.
Địa hình Việt Nam với 3/4 là đồi núi nên cánh tài xế không khó để bắt gặp những con dốc lớn
Lái xe ô tô lên dốc
Khi lên dốc, người lái xe cần quan sát độ cao và độ dài của dốc để phán đoán vị trí phải đổi số. Đối với dốc thấp cần tăng tốc độ trước khi đến chân dốc để lấy đà vượt dốc.
Đối với những con dốc thấp thì việc lên dốc của tài xế không quá khó khăn
Đối với dốc lên trung bình, cần tăng tốc lấy đà, tới giữa dốc thì về số. Chú ý không để động cơ có tiếng gõ, thao tác về số đúng kỹ thuật.
Đối với dốc lên cao, cần về các số thấp từ chân và ngang dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc (đang lên dốc cao khó về số, nên cần phải thao tác nhanh). Chú ý khi gần đến đỉnh dốc phải đi chậm, sát về phía bên phải đường, phát tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe phía đối diện tới biết.
Khi xuống dốc, tuỳ theo độ dốc và tình trạng mặt đường để gài số phù hợp.
Video đang HOT
Với độ dốc thấp có thể dùng số cao, ga nhẹ.
Với độ dốc cao, lái xe về số thấp, kết hợp phanh động cơ với phanh chân để khống chế tốc độ.
Đối với những con dốc cao, tài xế cần kết hợp về số thấp và phanh để tránh trường hợp xe bị tuột dốc
Khi xuống dốc dài, tuỳ theo độ dốc để về số cho phù hợp, sử dụng phanh động cơ là chủ yếu, phanh chân dùng để hỗ trợ. Nếu đạp phanh chân lâu dài, má phanh sẽ bị nóng, cháy.
Dù lên dốc hay xuống dốc thì tài xế luôn phải tuân thủ quy tắc về khoảng cách giữa các xe
Chú ý, khi chạy trên đường dốc phải giữ khoảng cách giữa các xe đủ an toàn. Khi lên dốc đề phòng xe đi trước tụt dốc, xuống dốc đề phòng xe sau mất phanh nguy hiểm.
Nếu dốc quá dài, nên chọn vị trí dừng xe, tắt động cơ để nghỉ nhằm giảm nhiệt độ cho động cơ và cơ cấu phanh.
Theo Giaothong
Một số đèn báo cơ bản trên màn hình thông tin sau vô lăng
Màn hình thông tin sau vô lăng ngoài giúp tài xế biết tốc độ, vòng tua máy, mức xăng,... còn có tác dụng cảnh báo đối với lái xe.
Ngoài để biết vận tốc, vòng tua thì màn hình thông tin sau vô lăng cũng rất quan trọng
Trên những dòng xe phổ thông hay cao cấp, những thông tin ở màn hình phía sau vô lăng vô cùng quan trọng. Đa phần lái xe quan tâm đến đồng hồ tốc độ, bảng công tơ mét, vòng tua, mức xăng và dầu hiện tại để biết tình trạng hiện tại của xe, nhưng ngoài ra trên màn hình thông tin đó còn một số những cảnh báo về tình trạng của xe, lái xe thường xuyên nên quan tâm để biết xe của mình đã nên phải mang đi bảo dưỡng hay chưa.
Những cảnh báo trên màn hình sau vô lăng cũng chưa nhiều người biết đến
1. Đèn cảnh báo phanh tay: Nếu sáng báo hiệu đang hãm phanh tay.
2. Đèn cảnh báo nhiệt độ
Khi xe xuất hiện đèn cảnh báo nhiệt độ nước tức là động cơ đang nóng lên quá mức. Nguyên nhân có thể là tải nặng, lên dốc gắt dài, do thiếu nước làm mát hoặc hệ thống làm mát đang gặp sự cố. Cho xe vào chỗ an toàn và mở ca-pô nhưng tuyệt đối không mở nắp két nước vì nước sôi sẽ phụt ra ngoài, gây bỏng.
3. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
Đèn này sẽ xuất hiện khi bật chìa khóa điện và sẽ biến mất khi động cơ được khởi động thì đó là bình thường. Nhưng khi hệ thống cảm biến phát hiện ra áp suất dầu bôi trơn ở dưới ngưỡng không an toàn thì đèn này sẽ bật sáng. Nguyên nhân thiếu áp suất dầu có thể là do dầu bị rò rỉ và thiếu, hao dầu, bơm dầu hỏng...
Nhanh chóng dừng xe vào nơi an toàn và tắt máy, đồng thời kiểm tra mức dầu động cơ có bị hao hụt hay không. Nếu hao hụt thì kiếm thêm dầu bôi trơn đổ vào. Nếu dầu không hao thì nguyên nhân có thể do bơm dầu và cần sửa chữa ở gara uy tín
4. Đèn cảnh báo túi khí
Khi trên táp lô ô tô đèn túi khí sáng khi máy đang nổ là hiện cách để cảnh báo cho tài xế biết hệ thống túi khí đang có lỗi. Một số nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng này như giắc điện bị ô-xy hóa hoặc bị đứt; cuộn xoắn trên vô lăng bị đứt hay cảm biến túi khí có vấn đề... Để đảm bảo an toàn chủ sở hữu xe nên đưa xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa càng sớm càng tốt.
5. Cảnh báo lỗi ắc quy
Ngay khi nhận thấy sự xuất hiện của đèn cảnh báo này trong khi vận hành xe, lái xe cần bình tĩnh xử lý tránh gặp sai lầm. Điều tối kỵ cần tránh là tháo ắc-quy trong lúc xe đang nổ. Hậu quả là nhiều hệ thống trên xe bị tê liệt, thậm chí chết hẳn. Việc khắc phục mất rất nhiều thời gian và chi phí vô cùng tốn kém.
6. Cảnh báo chưa thắt dây an toàn.
Dây an toàn là bộ phận giúp người bên trong xe giảm thiểu tối đa rủi ro khi xe có va chạm mạnh. Tài xế nên chủ động nhắc nhở những người đi cùng trên xe thắt dây an toàn nếu thấy xuất hiện đèn này (các xe thế hệ mới đều có cảnh báo dây an toàn kèm theo âm thanh).
7. Đèn báo cửa xe đang mở
Các dòng xe cao cấp nếu được trang bị cửa hít thì việc đóng chặt cửa xe không hề khó khăn, nhưng các xe tầm trung trở xuống được trang bị cửa hít là điều không thể. Việc đóng chặt cửa xe khi di chuyển sẽ tránh được những rủi ro cho hành khách bên trong, nhất là khi xe di chuyển ở tốc độ cao.
8. Đèn báo nắp ca-pô đang mở
Vì một lý do nào đó, có thể lái xe vừa mới mở nắp ca phô để kiểm tra hệ thống động cơ bên trong hay vừa mới đổ thêm nước làm mát mà quên đóng chặt nắp ca pô. Nếu đèn báo này bật sáng, lái xe nên cho xe dừng lại để đóng chặt nắp ca-pô lại.
9. Đèn báo động cơ khí thải
Đây là một trong những đèn báo quan trong nhất trong bảng đồng hồ. Nếu xe vận hành bình thường, nó sẽ tắt đi ngay sau khi khởi động. Nếu không tắt, điều đó có nghĩa là động cơ xe gặp một số vấn đề và lượng khí thải CO2 đã vượt quá mức giới hạn.
Nếu lái xe không thể tự giải quyết các vấn đề kể trên, cách tốt nhất là mang xe đến xưởng dịch vụ để kiểm tra và sửa chữa. Điều này được tạo ra bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể là sự phá vỡ chu kỳ đốt, bugi đánh lửa kém, bị tắc kim phun, xác định thời điểm phun không chính xác, cảm biến CO2 hỏng, van của hệ thống tuần hoàn khí thải EGR bị hỏng...
Theo Giaothong
Lái mới, nên sử dụng phanh xe thế nào cho đúng cách? Phanh là một thao tác rất quan trọng khi điều khiển ô tô, tránh những tình huống va chạm không đáng có. Và chắc chắn đó hẳn là một kỹ năng. Phanh khẩn cấp trong trường hợp nhiều xe đi gần nhau là một tình huống rất nguy hiểm Trường hợp phanh khẩn cấp Trong trường hợp này, lái xe phải hết sức...