Kỹ năng để giữ mạng sống trên đường Quốc lộ
Đồng hành an toàn trên quốc lộ cùng xe tải đòi hỏi người tham gia giao thông nắm chắc những kỹ năng cần thiết trong đó tránh điểm mù của xe tải là một yếu tố quan trọng.
Quốc lộ là nơi những loại xe chở hàng chuyên dụng như container, xe tải, xe bồn được phép hoạt động. Nhưng cùng với đó là sự song hành của đủ các phương tiện khác như xe máy, ô tô cá nhân…
Quán tính, kích thước lớn, tầm quan sát hạn chế của loại xe chuyên dụng này gây nhiều trở ngại cho các chủ phương tiện tham gia giao thông khác. Nắm rõ những kỹ năng lái xe để chia sẻ phần đường là cách tránh những sự cố đáng tiếc.
Ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn là xe tải không kịp dừng đúng lúc, người điều khiển xe máy vượt phải trong khi xe tải đang chuyển làn sang phải và xe máy đi vào vùng điểm mù của xe tải.
Video đang HOT
Không đi vào vùng điểm mù của xe tải: Vùng điểm mù là vùng không gian phía sau phương tiện mà tài xế không thể quan sát do trường quan sát của gương chiếu hậu bị giới hạn. Để hạn chế, nhiều tài xế trang bị thêm những loại gương lớn, gương cầu để mở rộng. Nhưng thực tế cho thấy còn tùy thuộc vào góc đánh lái, tầm vóc của mỗi lái xe mà điểm mù không thể bị triệt tiêu hoàn toàn. Do đó đi sau hay đi ngang xe tải cần tránh vùng điểm mù, đặc biệt đối với những xe nhỏ như xe máy.
Không tạt đầu: Đây là hành động mà nhiều người trẻ chạy xe máy hay sử dụng để vượt xe tải khi đường đông đúc hoặc bị giới hạn không gian ở bên làn đường của mình. Bên cạnh đó, đi trước mũi xe tải rồi phanh gấp để chuyển hướng cũng là hành động mạo hiểm cần tránh. Kể từ khi phanh, xe tải mất khoảng thời gian gấp 3 lần những chiếc xe hơi dân dụng để dừng lại, bên cạnh đó chiều cao của xe cũng giới hạn tầm nhìn tài xế với khoảng không gian ngay trước mũi.
Không vượt ở góc cua: Vượt xe máy hay ô tô là sai luật, nhưng vượt xe tải ở góc cua lại là quyết định sinh tử. Chiều dài xe tải cần tới 2 làn đường để qua những khúc cua, khi đó tầm nhìn phía bên kia cua đã bị hạn chế, chưa kể tới đó là những cua trên đường đèo còn bị giới hạn bởi độ dốc. Vượt xe tải ở khúc cua không khác nào một trò chơi may rủi.
Theo Dân Việt
Nhờ trạm cân, đã xử lý gần 13.000 xe quá tải
Kết quả xử lý vi phạm này vừa được Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đồng thời đánh giá thí điểm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động các tuyến Quốc lộ trọng điểm ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Theo Tổng Cục đường bộ Việt Nam (TCĐB), từ việc kiểm soát tải trọng xe trên tuyến đường Quốc lộ của 46/63 Sở Giao thông Vận tải các địa phương, đến nay đã xử lý gần 12.800 xe vi phạm, hạ tải gần 39.000 tấn hàng hóa, tạm giữ gần 6.300 giấy phép lái xe, xử phạt theo Quyết định trên 35 tỷ đồng.
Lực lượng liên ngành giữa các đơn vị trên đã tiến hành kiểm tra gần 3.400 xe, trong đó xử lý vi phạm 1.351 xe (40,1%), hạ tải gần 7.300 tấn hàng, tước giấy phép lái xe 745 trường hợp, phạt tiền 1,45 tỷ đồng.
10 địa phương đã được trang bị trạm cân lưu động để "siết" xe quá tải (ảnh minh họa: Tùng Nguyên)
Sau một thời gian triển khai "siết" xe quá tải phá đường ở nhiều địa phương bằng trạm cân lưu động, số lượng xe ôtô vi phạm quy định về chở hàng hóa quá khổ, quá tải lưu thông trên đường đã giảm đáng kể.
TCĐB cho rằng, việc các doanh nghiệp vận tải, chủ xe, lái xe, chủ hàng chấp hành nghiêm quy định về chở hàng hoá đúng tải trọng là góp phần duy trì tuổi thọ của cầu đường theo thiết kế, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và êm thuận, đặc biệt giảm một lượng lớn kinh phí chi cho sửa chữa những hư hỏng cầu đường do các xe chở hàng quá tải gây ra.
Tuy nhiên, công tác kiểm soát tải trọng xe là một trong những công việc khó khăn phức tạp nhất trong công tác xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông, cần phải có nguồn lực, đầu tư trang bị máy móc và thiết bị cũng như bố trí lực lượng đủ mạnh để thực hiện... Vì vậy, theo TCĐB các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành, các cấp chính quyền địa phương cần phải vào cuộc và quyết liệt chỉ đạo đồng loạt thực hiện thường xuyên, không thực hiện theo đợt ra quân hay theo phong trào công tác xử lý xe quá tải.
Để xử lý triệt để vấn đề xe quá tải, TCĐB đề nghị ngành giao thông và Công an các địa phương cần làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình hoạt động vận tải tại các cảng, kho bãi, các khu công nghiệp, trên tuyến giao thông, các điểm dừng xử lý, kho bãi hạ tải và các đường lân cận... Các tuyến đường có nhiều xe quá tải phải duy trì việc kiểm soát và có tổ tuần tra lưu động kiểm soát các tuyến đường lân cận trong địa bàn có xe chạy vòng tránh.
Sắp tới, TCĐB sẽ thường xuyên kiểm tra các địa phương nhằm nắm bắt tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe để tiếp tục thực hiện một cách rộng khắp và thường xuyên đồng thời tổng hợp đánh giá, tham mưu cho Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm soát tải trọng xe trong toàn quốc.
Trước đó, từ đầu tháng 4 đến tháng 8/2013, TCĐB đã phối hợp với Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) và các tỉnh các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Yên Bái, Lâm Đồng và Hà Tĩnh xây dựng và triển khai thực hiện 5 Kế hoạch kiểm soát tải xe trên các đoạn Quốc lộ 5, 10, 18, 70, 20, 1A.
TCĐB đã bàn giao đợt 1 với 10 trạm cân lưu động cho các địa phương để thực hiện việc kiểm soát xe quá khổ quá tải trên đường bộ, gồm:Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Bắc Kạn. Đây là những địa phương có các tuyến quốc lộ trọng yếu chạy qua như Quốc lộ 1, 3, 5, 10, 20, 70 nhưng đã đã làm tốt công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian qua.
Theo Dantri
Bộ trưởng Giao thông yêu cầu rà soát biển báo không đúng quy định Trước tình trạng hiện nay trên nhiều tuyến quốc lộ tránh đang được cắm biển báo không đúng với tốc độ thiết kế và quy định, gây bức xúc cho cánh lái xe, Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu các đơn vị rà soát lại hệ thống biển báo... Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ký...