Kỹ năng cần thiết cha mẹ nên dạy con trước khi bước vào tuổi dậy thì
Trẻ em lớn rất nhanh nên dạy con các kiến thức cần thiết, trang bị cho chúng những kỹ năng sống thiết yếu là hết sức quan trọng, nhất là với những em đang độ tuổi dậy thì.
Dạy con các kỹ năng khác nhau là điều cần thiết, nhất là trước khi trẻ bước vào tuổi dậy thì
Tiền có thể không phải là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống nhưng chắc chắn là thứ cần phải có để sống một cuộc đời thoải mái.
Dạy con các kiến thức về tiền bạc và kỹ năng quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm tiền chưa bao giờ là thiếu. Ngay từ độ tuổi thanh thiếu niên, bạn nên dạy trẻ cách sử dụng tiền bạc hợp lý, cách mở tài khoản ngân hàng, sử dụng thẻ ATM, cách chuyển tiền trực tuyến, thậm chí lập tài khoản tiết kiệm, sử dụng tiền đầu tư.
Biết cách mua nguyên liệu và nấu ăn là một trong những kỹ năng sống cơ bản dành cho thanh thiếu niên. Dù con có thể không giỏi được như đầu bếp nhưng ít nhất chúng cũng nên biết cách sống sót ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Hãy dạy con cách chọn lựa, đọc nhãn thực phẩm, phân tích thành phần, cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ nhà bếp như bếp ga, lò vi sóng, dao, kéo cũng như cách để bảo quản thực phẩm được tươi ngon.
Video đang HOT
Thanh thiếu niên thường có xu hướng nổi loạn và thay đổi phong cách theo xu hướng. Tuy nhiên, chúng có thể lựa chọn trang phục sai hoàn cảnh và cha mẹ nên dạy con các kỹ năng chọn lựa. Bạn nên dạy con cách chọn quần áo đúng kích cỡ, chất liệu, cách mặc đúng dịp, cách giặt tay và giặt máy, tẩy vết bẩn, là ủi, cất giữ quần áo cho tới tự đóng gói trang phục cho một chuyến đi.
Chăm sóc cá nhân
Tự biết cách chăm sóc mình là một kỹ năng mà trẻ nên được dạy từ sớm. Chăm sóc hình ảnh cá nhân ảnh hưởng trực tiếp tới việc giữ gìn sức khỏe cũng như thiết lập một cuộc sống xã hội tốt đẹp sau này. Cha mẹ hãy dạy trẻ những thói quen lành mạnh như đánh răng, tắm gội, giải thích cho con tầm quan trọng của việc giữ cơ thể sạch sẽ, cách cạo râu, vệ sinh trong độ tuổi dậy thì và đừng quên dạy chúng cách chăm sóc da, tóc – những “góc con người”.
Sức khỏe cá nhân và sơ cứu cơ bản
Một trong những điều quan trọng mà thanh thiếu niên nên học là biết cách chăm sóc sức khỏe của chúng. Hãy dạy trẻ các kiến thức cần thiết về sức khỏe cá nhân, các loại thuốc quen thuộc khi không cần đơn, thời điểm nên khám bác sĩ, chế độ ăn uống, phòng ngừa cảm lạnh, trị sốt, cúm thông thường, cách sử dụng bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên dạy con cách xử lý các trường hợp khẩn cấp y tế. Các kỹ năng sơ cứu cơ bản như làm sạch vết thương, băng bó, kỹ năng sinh tồn cũng hết sức thiết yếu.
Trà Xanh
Theo dantri.com.vn
Thu nhập tháng 30 triệu, vợ chồng tôi sắp mua được ôtô nhờ góp chi tiêu
Tôi thiêt nghi vơ chông hanh phuc la phai se chia cho nhau, tin tương nhau, lâp nhưng kê hoach dư đinh cung nhau.
Hình ảnh minh họa
Tôi đã đọc nhiều bài tâm sự của mọi người về vấn đề quản lý tiền bạc của gia đình. Tôi thấy có nhiều cách khác nhau trong mỗi gia đình. Có nhà thì chồng hoặc vợ quản lý hết tiền bạc, có nhà thì lại tiền ai nấy giữ và tự chi... Chung quy lại, cuối cùng vẫn là làm sao giữ gìn hạnh phúc gia đình ngày càng bền vững. Sau đây, tôi xin mạnh dạn chia sẻ phương pháp quản lý tiền bạc của vợ chồng mình để mọi người tham khảo, biết đâu ai đó có thể vận dụng được vào trường hợp của mình.
Tôi 30 tuổi, vợ 26, kết hôn được 2 năm. Ngay từ khi chuẩn bị về một nhà, chúng tôi đã lo lắng đến vấn đề quản lý tài chính trong gia đình. Nhiều phương pháp được cả hai đưa ra, cuối cùng chúng tôi tìm được một giải pháp và vẫn giữ đến giờ. Đầu tiên, cả hai phải thành thật với nhau về tài chính của mỗi người, thu nhập hàng tháng như lương, thưởng... Điều này thể hiện sự tin tưởng dành cho nhau. Tiếp theo, chúng tôi thống nhất vào một ngày trong tháng, cả hai sẽ góp tiền với nhau, có thể tháng này vợ tôi nhiều hơn, tháng khác tôi nhiều hơn, nhưng cả hai không quan trọng điều đó. Sau đó, chúng tôi lập một bản kế hoạch chi tiêu trong tháng đó. Ví dụ, vợ chồng tôi thu nhập 30 triệu một tháng, sẽ phân chia như sau:
(1) Chi tiêu hàng ngày, ăn uống, chi trả các dịch vụ điện nước,...: 8 triệu
(2) Các dự định ngắn như mua tủ lạnh, tivi, máy giặt,...: một triệu
(3) Dự định dài hơn (Chúng tôi đang tiết kiệm mua xe): 10 triệu
(4) Đi du lịch khi rảnh rỗi, dựa vào số tiền này, chúng tôi sẽ quyết định đi du lịch thế nào cho hợp lý, giá rẻ hay cao cấp...: một triệu
(5) Biếu bố mẹ hai bên, chúng tôi thống nhất là bằng nhau. Nếu ông bà không nhận, chúng tôi sẽ để đó mua quà biếu, hoặc đưa cho ông bà nếu ông bà cần. Phần này 4 triệu, mỗi bên 2 triệu.
(6) Dành phần riêng bằng nhau cho vợ và tôi tự chi tiêu. Đây là phần cá nhân mỗi người, chúng tôi tôn trọng nhau. Chúng tôi thường hẹn nhau ra ngoài với số tiền này. Tôi trả tiền ăn, vợ trả tiền nước; tôi trả vé xem phim, vợ trả tiền bỏng ngô... Chúng tôi vẫn giữ thói quen như vậy từ khi hẹn hò... Nếu tháng này tôi mượn vợ hoặc ngược lại thì tháng sau sẽ trả lại. Phần này 4 triệu, mỗi người 2 triệu.
(7) Đóng bảo hiểm nhân thọ: 2 triệu, mỗi người một triệu.
(8) Số còn lại (nếu có): tiết kiệm riêng
Các phần lương thưởng cuối năm hay phát sinh, chúng tôi cũng làm tương tự. Sau một tháng, hai vợ chồng sẽ xem lại những chi tiêu chung của gia đình. Những khoản nào lãng phí, chúng tôi sẽ hạn chế trong tháng tiếp theo và điều chỉnh lại các phần sao cho phù hợp.
Ngày mới cưới, thu nhập của chúng tôi chỉ bằng nửa số này, mấy tháng đầu áp dụng phương pháp trên còn bỡ ngỡ và phải điều chỉnh liên tục. Nhưng bây giờ đã thành thói quen. Chúng tôi mong đến hàng tháng để khoe nhau số tiền kiếm được, rồi hí hửng cùng nhau lập kế hoạch, điều chỉnh sao cho phù hợp. Chúng tôi rôm rả bàn luận. Khi nhìn vào những khoản dự dịnh ngày một lớn lên, chúng tôi cảm thấy có động lực để phấn đấu. Tôi còn nhớ như in cảnh vợ háo hức khi sắp mua được cái tivi hay tủ lạnh mới. Vợ chồng hì hục lên mạng tìm cả đêm, xem mua cái nào vừa "ngon" lại rẻ. Hồi ấy, vợ mạnh dạn bảo tiết kiệm mua xe, tôi đồng ý và đó sẽ là mục tiêu lớn. Giờ nhìn con số ngày càng lớn lên, chúng tôi rất vui.
Hàng năm, vợ chồng tôi dành thời gian đi du lịch xa vài lần, tiền ít thì lựa chọn dịch vụ giá rẻ, giờ chúng tôi có thể lựa chọn dịch vụ tốt hơn. Ngày trước khi số tiền riêng ít, tôi dành dụm lắm mới mua cho vợ được món quà nhỏ vài trăm ngàn vào các ngày lễ, hay chỉ là một bông hoa. Nhưng bây giờ, tôi có thể mua được cho cô ấy sợi dây chuyền hay những món đồ có giá trị hơn. Vợ trêu tôi ăn trộm tiền chung để mua quà, cô ấy không chịu trách nhiệm. Nhìn vợ vui vẻ, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc. Sắp tới chúng tôi chào đón một thiên thần nhỏ.
Tôi thiết nghĩ vợ chồng hạnh phúc là phải sẻ chia cho nhau, tin tưởng nhau, lập những kế hoạch dự định cùng nhau. Trên đây là cách mà vợ chồng tôi cùng nhau quản lý tài chính. Tôi mong các bạn hãy thẳng thắn với nhau, đừng vì chuyện tiền bạc mà khiến tổ ấm cất công xây dựng bị rạn nứt. Mỗi người chịu khó thông cảm một chút, để hòa hợp với nhau. Ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng phương pháp phù hợp sẽ mang lại sự vững tâm về tài chính sau này. Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm bài viết này.
Huy
Theo vnexpress.net
23 năm sống chung với bệnh tật khiến tôi không còn ý định lập gia đình Tôi ngày càng mệt mỏi, chẳng muốn làm bất cứ việc gì, cũng bỏ luôn ý định lập gia đình và sinh con. Hình ảnh minh họa Tôi là cô gái sinh ra trong một gia đình bình thường, có tuổi thơ yên bình như bao đứa trẻ khác. Đến tuổi dậy thì tôi phát hiện mình có cảm giác nhức nhối ở...