Kỷ lục thế giới: Nhà hàng trang trí bằng nhiều xe ô tô nhất
Nhà hàng Dream Car Restaurant & Cafe (Indonesia) trưng bày 8 chiếc ô tô khác nhau như là một phần nội – ngoại thất của nhà hàng.
Ăn uống không chỉ là việc đối phó cho đầy dạ dày. Một số nhà hàng đang mang tới những khái niệm khác nhau. Một trong số đó là đưa những chiếc xe vào bàn ăn.
Phía ngoài nhà hàng Dream Car Restaurant & Cafe
Tám chiếc xe được xếp gọn gàng trong không gian của nhà hàng Dream Cars. Sáu trong số những chiếc xe đó vẫn còn nguyên vẹn, và ngoài cửa nhà hàng trưng bày hai chiếc xe khác.
Những chiếc xe này đều còn chạy tốt dù đã hàng chục năm tuổi và đặc biệt hơn vì nó đã được sửa chữa để trở thành một phần trong các phụ kiện trang trí của nhà hàng.
Chiếc Impala 1962 màu trắng xanh đã được sửa đổi một số bộ phận. Phần giữa xe được sử dụng như một bàn ăn, trong khi phần đầu xe được sử dụng như một nơi để đưa đồ ăn nhẹ. Cũng như vậy, chiếc xe hơi Stude Baker 1949 sơn màu nâu, phần lưng xe được sử dụng như một bàn ăn, trong khi phía đầu xe trở thành quầy thu ngân.
Video đang HOT
Chủ nhà hàng, ông Bobby Handojo Gunawan cho biết đã cố tình thay đổi nội thất xe ô tô cho phù hợp với nhà hàng của mình.
Các loại xe đang có mặt tại nhà hàng:
-Mercedes Benz Limousine 1949 màu đỏ, được sửa thành một bàn ăn lớn cho 20 người.
-Chevrolet Corvette 1969 màu đỏ, sửa đổi thành một hồ cá (chứa khoảng 100 con cá)
-Stude Baker năm 1949 màu nâu, được sửa đổi phù hợp với khu vực tiếp tân chào đón khách vào nhà hàng.
-Lotus 1959 màu vàng, chứa một Orgen và hệ thống âm thanh
-Moris Mini Cooper 1961 màu xanh lá cây và màu vàng, đang được trưng bày cổng ra vào.
-Chevrolet Impala 1962 màu xanh lá cây, sửa thành một bàn ăn cho 4 người. Bên cạnh nó là món khai vị Authentic của người Java và đồ ăn nhẹ được phục vụ và sẵn sàng.
-Cadillac 1961 màu nâu, để ở một khu vực chỗ ngồi ấm cúng
-Mercedes 300 SL Gullwing 1954 màu đỏ, đang được đặt trong khu vực đậu xe.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công viên "đá" kỳ lạ
Đây là 1 kỳ quan mới của Ấn Độ!
Khu vườn đá ở Ấn Độ này là một công viên rộng 50 mẫu có cả trung tâm mua bán, thác nước và hàng ngàn vật độc đáo làm từ vật liệu tái chế. Để tạo ra nó ấn tượng như ngày nay, Nek Chand đã trải qua bốn thập kỷ thiết kế và xây dựng.
Năm 1958, Nek Chand là một thanh tra đường bộ cho Sở Công chính. Sau khi thất bại với công việc đóng thuyền bè thủ công ông đã dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi niềm đam mê của mình là đá và đá. Ông bắt đầu thu thập chúng từ những nơi gần đồi Shivalik, Sukhna Cho, Patiala Rao và ven sông Ghaggar. Khoảng thời gian này kiến trúc sư Thụy Sĩ Le Corbusier đã được yêu cầu thiết kế thành phố Chandigarh - Ấn Độ nên các làng nhỏ xung quanh khu vực này đã bị phá hủy. Nek Chand đã tận dụng các loại đá bị phá hủy để bổ sung cho bộ sưu tập đá của mình.
Năm 1965, sau khi thu thập trọn bộ sưu tập ấn tượng từ đống phế liệu của ngôi làng đã bị phá hủy, Nek Chand đã bắt đầu mơ về một vương quốc cổ tích của riêng mình. Sau đó ông làm việc để tạo ra thành phố Chandigarh không tưởng. Ông tìm thấy một hẻm núi hẻo lánh, trong rừng ở vùng ngoại ô của thành phố và quyết định đó sẽ là nơi ngự trị vương quốc của mình. Mặc dù nhiều dự án của ông là bất hợp pháp nhưng điều này không ngăn chặn Nek từ bỏ việc mở rộng vườn đá. Những mảnh vỡ chai lọ, các mảnh gạch và đá tự nhiên là những nguyên liệu chính được sử đụng dể tạo ra một thế giới khác biệt.
Những tác phẩm hết sức kỳ công.
Cuối cùng, ông mạnh dạn mời kiến trúc sư M.N.Sharma đến xem công trình của mình. Miễn cưỡng đi cùng Nek Chand vào rừng, vị kiến trúc sư hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của khu vườn và khả năng sáng tạo của Nek Chand. Vì vậy ông khuyên Nek tiếp tục công việc của mình trong bí mật cho đến khi ông thuyết phục với thế giới rằng, dù bất hợp pháp và trái phép, khu vườn đá cần được bảo tồn.
Phải mất 1 năm để M.N. Sharma thuyết phục các nhà chức trách Ấn Độ, những nỗ lực của ông đã được đền đáp, vườn đá cuối cùng cũng được chấp nhận tồn tại. Nek Chand nhận được quyền mở rộng dự án của mình và vườn đá được mở cửa cho công chúng vào năm 1976. Ít ai biết tác giả của nó đã làm việc dưới sự đe dọa bị phá hủy trong 18 năm nhưng cuối cùng tất cả đã được đền đáp xứng đáng. Nek còn tiếp tục thu gom phế thải ở các bệnh viện, khách sạn, nhà hàng.
Ngày nay, ước tính hơn 5.000 người dân Ấn Độ và khách nước ngoài đến tham quan vườn đá của Nek Chand mỗi ngày. Công trình này đã đi từ trí tưởng tượng ra đến thực tế để hiện tại là điểm du lịch hút khách thứ hai của Ấn Độ, sau đền Taj Mahal.
Rất ấn tượng nhỉ?
Theo VCTV
Con đường... màu xanh Tất nhiên đây không phải là "Con đường màu xanh" theo ý nghĩa "lãng mạn" như trong 1 bài hát của Việt Nam mà là con đường có màu xanh thật 100%. Đây là tác phẩm của nghệ sỹ người Hà Lan Henk Hofstra. Con đường được sơn màu xanh có chiều dài 1 cây số, nằm ở Drachten, Hà Lan. Con đường...