Kỷ lục thế giới Guinness mà côn trùng có thể bay cao nhất là bao nhiêu?
Độ cao này là lớn nhất của côn trùng mà con người ghi nhận được.
Kỷ lục Guinness ấn tượng dành cho loài côn trùng bay cao nhất
Theo ZME Science, nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng bướm mai rùa, một loài côn trùng di cư, có thể bay lên đến độ cao ấn tượng 5.791 mét, vượt qua đỉnh Zemu sông băng ở phía đông Himalaya. Đây là độ cao lớn nhất mà loài côn trùng này được con người ghi nhận có thể đạt được, đồng thời đặt ra kỷ lục Thế giới Guinness đối với loài vật có khả năng bay.
Mặc dù việc xác định chính xác độ cao mà côn trùng có thể bay là một thách thức, nhưng thông qua các phòng thí nghiệm, như phòng thí nghiệm chẩn đoán côn trùng Wisconsin-Madison, chúng ta biết rằng côn trùng có thể bay ở độ cao từ 1.524 đến 1.828 mét, mặc dù gió có thể ảnh hưởng đến khả năng bay của chúng.
Bướm mai rùa là loài côn trùng giữ kỷ lục bay cao nhất mà con người ghi nhận được. (Ảnh: Pngtree)
Các nhân tố như mật độ không khí, nhiệt độ và nồng độ oxy giới hạn độ cao mà côn trùng có thể bay. Khi lên cao, không khí loãng hơn, làm giảm khả năng côn trùng bay được bằng cánh của mình. Ngoài ra, tại độ cao 6.000 mét, mật độ không khí và nồng độ oxy giảm đi một nửa so với mức nước biển, đồng thời nhiệt độ cũng giảm xuống cực kỳ thấp, làm cơ bắp nhỏ của côn trùng không thể hoạt động hiệu quả.
Trong một thí nghiệm đặc biệt vào năm 2014 do Michael Dillon, một nhà nghiên cứu ở khoa Động vật học và Sinh lý học tại Đại học Wyoming dẫn đầu, một số con ong nghệ Alps được đặt trong buồng mô phỏng áp suất không khí thấp ở độ cao lớn.
Video đang HOT
Theo kết quả thí nghiệm trong phòng lab cho thấy ong nghệ có thể bay ở những điều kiện giả lập độ cao lên tới 9km. (Ảnh: Pngtree)
Côn trùng cũng có thể bay cao mà không cần dùng cánh, nhờ vào gió. Trong một tháng mùa hè lộng gió ở Anh, có thể có tới 3 tỷ côn trùng bay trên cao, và lượng này càng tăng khi càng gần xích đạo. Điều này cho thấy, nhiều loài côn trùng đã tiến hóa để tận dụng luồng gió và di cư trong mùa thích hợp nhất.
Kết quả từ thí nghiệm trong phòng lab này cho thấy loài ong nghệ thậm chí có thể bay ở những điều kiện giả lập độ cao lên tới 9km, cao hơn cả đỉnh Everest. Dù vậy, việc bay ở những độ cao như vậy trong môi trường tự nhiên sẽ cực kỳ khó khăn do nhiệt độ giảm sâu, khiến cơ bắp của chúng không thể hoạt động hiệu quả.
Khả năng bao cao nhất của loài muỗi là bao nhiêu?
Một số nghiên cứu đặc biệt về muỗi đã cho thấy rằng loài côn trùng này có khả năng bay lên tới những độ cao đáng ngạc nhiên khi so với mặt đất. Theo thông tin từ các nhà khoa học, muỗi thông thường có thể đạt đến độ cao khoảng 10 mét, tương đương với khu vực của tầng 2 hoặc tầng 3 trong các tòa nhà chung cư. Đối với muỗi Aedes, còn được biết đến với cái tên muỗi vằn, chúng thậm chí có thể bay cao hơn, tới vùng 20 mét so với mặt đất, tương đương với tầng 7 hoặc 8 của một tòa nhà.
Muỗi vằn có thể bay cao tới vùng 20 mét so với mặt đất, tương đương với tầng 7 hoặc 8 của một tòa nhà. (Ảnh: VFC)
Tuy nhiên, khả năng bay của muỗi không phải là không giới hạn. Các yếu tố như sự cản trở từ các công trình xây dựng, cây cối, cũng như ảnh hưởng từ luồng không khí, đều góp phần hạn chế độ cao mà muỗi có thể đạt tới. Thêm vào đó, các tòa nhà cao tầng với thang máy cũng có thể giúp muỗi lên tới các tầng cao hơn mà không cần phải bay.
Những phát hiện này không chỉ mở ra hiểu biết sâu sắc hơn về khả năng sinh tồn và thích nghi của côn trùng mà còn gây ngạc nhiên về những khả năng tiềm ẩn của thế giới tự nhiên. Côn trùng sử dụng các chiến lược và cơ chế bay đặc biệt để đối mặt với thách thức của môi trường khắc nghiệt ở độ cao lớn, thể hiện sự đa dạng và sáng tạo trong tiến hóa của chúng.
Quả bí xanh dài hơn 2,5m phá kỷ lục thế giới
Một người làm vườn ở Canada vừa thu hoạch quả bí dài 2,5m và đang chờ tổ chức kỷ lục Guinness công nhận là quả bí dài nhất thế giới.
Ông Henry D'Angela - một người làm vườn ở Ontario, Canada mới đây thu hoạch một quả bí dài 2,56m trong khu vườn của mình. Ông đã nộp đơn cho tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới để xin cấp chứng nhận đây là quả bí xanh khổng lồ dài nhất thế giới.
"Thật sự ngạc nhiên. Tôi không biết tại sao quả bí này lại có chiều dài khủng như vậy. Tôi chỉ tình cờ trồng bí ở khu vực mới mà tôi chưa từng trồng trước đây", D'Angela chia sẻ với truyền thông.
Người đàn ông này bắt đầu trồng bí xanh cách đây một thập kỷ. Bí quyết để có quả bí siêu dài như vậy có thể nằm ở chất đất và cách tưới nước, bón phân để nó phát triển tối đa.
Vùng đất Thorold ở bang Ontario nhận được hơn 15 giờ ánh sáng ban ngày vào lúc cao điểm của mùa hè. Đây là điều kiện tốt giúp thực vật có thêm thời gian hấp thụ ánh sáng để tăng trưởng.
Ông Henry D'Angela trồng bí xanh từ 10 năm nay. (Ảnh: Sudbury)
Quả bí xanh dài 2,56m. (Ảnh: sudbury)
Quả bí này đang được giữ an toàn trong gara.(Ảnh: sudbury)
Trong khi chờ đợi phản hồi từ tổ chức Guinness Thế giới, D'Angela bảo quản quả bí xanh này trong gara của gia đình.
Người giữ kỷ lục trồng bí xanh dài nhất hiện nay là John Giovanni Scozzafavain (sống ở Niagara Falls, Mỹ). Ông giành được danh hiệu này vào năm 2014 với quả bí dài 2,52m.
Người đàn ông Canada phá kỷ lục về tốc độ ăn loại ớt cay nhất thế giới Một người đàn ông Canada đã phá kỷ lục thế giới của chính mình về việc ăn 50 quả ớt cay nhất thế giới trong thời gian ngắn nhất, và thậm chí sau đó còn tiếp tục ăn thêm 85 quả nữa. Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới hôm 26.9 cho biết công dân Canada Mike Jack đã ăn 50 quả ớt...