Vào rừng thám hiểm, chuyên gia đụng độ ‘rắn nghìn chân’: Nhìn kỹ, ai nấy đều sởn gai ốc
Danh tính thực sự của con “rắn nghìn chân” này là gì?
Trung Quốc có một khu vực gọi là Công viên rừng quốc gia Thần Nông Giá, vốn được xem là ‘vựa nghiên cứu sinh học’ khổng lồ. Nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hồ Bắc (miền Trung Trung Quốc), Thần Nông Giá là một lâm khu (vùng rừng) tương đương cấp huyện duy nhất tại quốc gia này.
Với tổng diện tích là 3.253 km vuông với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, Thần Nông Giá hiện lên như ‘tiên giới chốn đại ngàn’. Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Công viên địa chất toàn cầu, Thần Nông Giá vẫn là nơi thu hút các nhà khoa học đến khám phá.
Tại đây từng có đoàn thám hiểm khoa học Trung Quốc đến và phát hiện điều kỳ lạ trên đường đi.
“Rắn nghìn chân” kỳ lạ tại Thần Nông Giá
Chuyện kể rằng, trong giờ nghỉ giải lao, một thành viên nữ trong đoàn thám hiểm đã phát hiện một “con rắn” màu xám đen kỳ lạ đang di chuyển. Điều khó hiểu là nó không có đầu hay vảy bao phủ cơ thể giống như các loài rắn khác.
Càng kỳ lạ hơn khi nhìn kỹ, “con rắn” này dường như có nhiều chân nhỏ khiến ai nấy cũng phải sởn gai ốc. Trí tò mò nổi lên, nữ nhà khoa học dùng cành cây chạm vào người “con rắn”.
Bất ngờ, thân của nó như gãy ra nhiều mảnh.
Phần thân bị chia ra rải rác thành hàng trăm, hàng nghìn con giòi bò khắp nơi, nhưng không lâu sau, những con giòi này từ từ tụ tập thành “con rắn” ban đầu. Chúng dường như nhận ra môi trường xung quanh không an toàn nên nhanh chóng bò về phía trước và biến mất dưới tảng đá.
Trước khi kịp suy nghĩ, nữ nhà khoa học đã nhanh chóng báo cáo tình hình cho vị trưởng đoàn vì cho rằng cô vừaã phát hiện ra một loài mới.
Không ngờ vị trưởng đoàn này lại cười, nói: Loại sinh vật này đã tồn tại từ xa xưa, người dân địa phương ở Thần Nông Giá gọi nó là “Rắn nghìn chân”. Nhưng “con rắn” này với loài rắn bình thường không hề có mối liên quan đến nhau.
Bởi, cái gọi là “con rắn” này thực chất được tạo thành từ hàng trăm, nghìn con ấu trùng của ruồi nấm cánh sẫm Sciaridae.
Vì chúng quá yếu và dễ bị chim hoặc các loài săn mồi khác tấn công nên kể từ khi đẻ ra, chúng xếp chồng lên nhau rồi di chuyển để tìm mồi ăn. Hình dạng đó tạo thành ảo giác cho con người khi nhìn từ xa là “con rắn”.
Video đang HOT
Trong tự nhiên, nhiều loài động vật hoặc côn trùng có nhiều cơ chế tự bảo vệ khác nhau, chẳng hạn như một số loài động vật sẽ giả vờ c.hết để tránh kẻ thù tự nhiên, và một số loài động vật sẽ cắt đuôi để gây nhầm lẫn cho kẻ thù.
Những cách đặc biệt này được thiết kế để bảo vệ bản thân chúng trước mọi mối đe dọa. Ảo ảnh về “con rắn nghìn chân” chính xác là mánh khóe được ấu trùng của Sciaridae sử dụng để tồn tại.
Sciaridae – là một họ ruồi, thường được gọi là ruồi nấm cánh đen – xuất hiện trên toàn thế giới, ngay cả ở những môi trường sống khắc nghiệt như các đảo cận Nam Cực và các vùng núi cao trên 4.000 m. Những loài khác (như Parapnyxia) được tìm thấy ở các sa mạc, nơi chúng đào sâu vào cát ở nhiệt độ khắc nghiệt.
Một con ruồi nấm cánh sẫm Sciaridae đực. Ảnh: Beatriz Moisset
Một số loài chỉ sống trong hang động. Tuy nhiên, hầu hết các loài sống trong tán lá ở trong các cánh rừng, đầm lầy và đồng cỏ ẩm ướt. Chúng cũng thường được tìm thấy trong các chậu hoa.
Hiện nay, khoảng 1.700 loài được mô tả, nhưng ước tính có khoảng 20.000 loài đang chờ được khám phá, chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Hơn 600 loài được biết đến từ châu Âu.
Con ruồi nấm cánh sẫm Sciaridae cái trưởng thành đẻ khoảng 300 trứng trong suốt vào đất ẩm (mỗi trứng dài khoảng 1 mm). Sau khoảng một tuần, ấu trùng nở. Khoảng 90% ấu trùng là con cái. Có thể tìm thấy tới 2.500 ấu trùng trên một mét vuông.
Ấu trùng của một số loài thuộc họ Sciaridae (đặc biệt là Sciara militaris) có thể được tìm thấy di cư theo đoàn dài tới 10 mét, bao gồm hàng nghìn cá thể ấu trùng xếp chồng lên nhau.
Ấu trùng Sciaridae.
Ở giai đoạn ấu trùng, ruồi nấm cánh sẫm Sciaridae có màu trắng xám, thon dài và hình trụ, chiều dài cơ thể khoảng 10-13 mm, phần da mỏng có thể nhìn thấy ruột bên trong. Chúng ăn các chất hữu cơ đang p.hân h.ủy; đồng thời đóng vai trò là chất p.hân h.ủy trong hệ sinh thái. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng chúng lại là chuyên gia gây hại cho cây trồng.
Ấu trùng của Sciaridae ăn rễ và lá cây. Khi cây bị chúng tấn công, lá có thể chuyển sang màu vàng, thối hoặc thậm chí c.hết.
Trong vòng 28 ngày, ấu trùng sẽ phát triển thành ruồi trưởng thành và tiếp tục sinh sản nhanh chóng. Ruồi nấm Sciaridae là loài ruồi đen rất nhỏ, chỉ có kích thước khoảng 3 mm. Chúng dễ dàng được nhận biết bởi hai cánh dài và bay chậm chạp, lảo đảo.
Ruồi nấm cánh sẫm Sciaridae chỉ ăn chất lỏng và chỉ sống đủ lâu để g.iao p.hối và đẻ trứng. Chúng c.hết sau khoảng 5 ngày.
72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao?
Tử Cấm Thành hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành, cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh tại trung tâm Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành được Vĩnh Lạc Đế của triều đại nhà Minh cho xây dựng vào năm 1406. Sau khoảng thời gian 13 năm cùng sự góp sức của 10 vạn dân phu, năm 1420 Tử Cấm Thành hoàn thành với tổng diện tích 72 hecta, bên trong chứa 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 ngôi nhà.
Tử Cấm Thành là quần thể cung điện hoàng gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1987. Ảnh: 163
Sở dĩ Tử Cấm Thành có tên như vậy là vì hầu hết người dân thường đều bị cấm tiếp cận quần thể cung điện hoàng gia có tường bao quanh này. Các quần thần, thậm chí là vương gia chỉ được ra vào một cách hạn chế, chỉ có hoàng đế tại vị mới có thể đi đến bất cứ khu vực nào trong Tử Cấm Thành theo ý muốn.
Năm 2020 đ.ánh dấu kỷ niệm 600 năm hoàn thành Tử Cấm Thành. Từ đó cho đến nay, trong 604 năm qua, Tử Cấm Thành đã được giới khảo cổ, nhà chuyên môn thu thập nhiều bảo vật quý hiếm.
Hiện tại, bộ sưu tập tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1,8 triệu hiện vật, chủ yếu là các bộ sưu tập di tích văn hóa, công trình cổ và sách dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tất cả các di tích nhuộm màu lịch sử bên trong Tử Cấm Thành này không gì có thể so sánh được. Bất kỳ ai đến thăm Tử Cấm Thành ngày nay đều có thể cảm nhận lịch sử hàng trăm năm một cách chân thực nhất.
Hình ảnh một chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, đã 604 năm qua, 72 giếng nước trong Tử Cấm Thành chưa bao giờ được phép đụng đến dù chuyên gia ước tính bên trong chúng có vô số báu vật quan trọng. 72 chiếc giếng cổ kích cỡ khác nhau này được liệt kê là di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ.
Vì sao không ai dám đụng đến 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành?
Trước khi bàn về vấn đề này, trước tiên cần làm rõ một câu hỏi, đó là giếng cổ trong Tử Cấm Thành có báu vật gì không?
Trên thực tế, theo các chuyên gia khảo cổ, trong giếng cổ của Tử Cấm Thành quả thực có những cổ vật có giá trị. Ví dụ, vào năm 1995, một lò nung chính thức từ thời nhà Minh đã được phát hiện trong Giếng Tây Môn của Tử Cấm Thành. Người ta có thể tưởng tượng giá trị của lò nung chính thức thời nhà Minh này. Phát hiện này đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Minh.
Các giếng trong Tử Cấm Thành được phân bổ khác nhau và có kích thước khác nhau. Vì nhiều giếng không dùng làm nước uống nên để đề phòng người dân bị ngã, nhiều giếng được thiết kế cực nhỏ. Ảnh: Sina
Ví dụ này đủ để chứng minh rằng trong giếng Tử Cấm Thành còn có rất nhiều cổ vật, nhiều báu vật chứa thông tin lịch sử thời nhà Minh, Thanh. Một số được cố tình cất giữ bên trong, một số vô tình rơi vào, dù là bằng cách nào thì chúng đều có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử.
Vậy tại sao người ta không trục vớt cổ vật bên trong giếng cổ của Tử Cấm Thành trên quy mô lớn? Các chuyên gia đưa ra lời giải thích này và tin rằng có ba hạn chế sau đây.
Điểm 1: Để bảo vệ di tích văn hóa toàn vẹn
Ai cũng đều biết rằng Tử Cấm Thành không phải là một quần thể tòa nhà đơn lẻ mà là "một bộ sưu tập di tích văn hóa" rất phong phú. Dù thế nào đi nữa, mỗi viên gạch ngói trong Tử Cấm Thành đều là n.hân c.hứng của lịch sử.
Hàng chục di tích văn hóa giếng cổ, do đã trải qua thời gian tương đối dài hơn 600 năm nên bên trong chắc chắn có lẫn vật thừa thãi. Việc làm sạch 72 giếng cổ bằng tay được chuyên gia đ.ánh giá là một khối lượng công việc rất nặng nề. Bởi phần lớn giếng cổ đều có miệng giếng nhỏ.
Chưa kể, trong quá trình này chắc chắn sẽ xảy ra va chạm, điều này rất bất lợi cho việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Quan trọng hơn nữa, hình dáng chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất đẹp, thể hiện trí tuệ và tay nghề điêu luyện của nghệ nhân thời nhà Minh. Các giếng cổ có đường kính lớn nhỏ và hình dáng không đồng đều, điều này thể hiện đầy đủ rằng chúng giống một chiếc giếng trang trí hơn.
Ngay cả khi có những di tích văn hóa bên trong đó thì chúng vẫn có t.uổi đời rất nhiều năm. Giếng cổ là một phần quan trọng của Tử Cấm Thành, việc phá hủy giếng cổ chỉ vì mục đích tìm kiếm di tích văn hóa bên trong lòng giếng là điều vô lý.
Điểm 2: Việc trục vớt vội vàng là rất nguy hiểm
Hầu hết các giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải là giếng chúng ta dùng để lấy nước uống sinh hoạt. Giếng cổ trong Tử Cấm Thành có độ sâu từ 55 cm đến 10 mét.
Việc lao vào giếng cổ để tìm kiếm, trục vớt cổ vật mà không biết chính xác có cổ vật hay không chỉ càng gây ra những tổn hại cho di tích văn hóa đặc biệt này hơn mà thôi.
Mục đích của Bảo tàng Cố Cung là để bảo vệ các di tích văn hóa. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thực hiện những công việc có tính rủi ro cao như vậy.
Chưa kể, một khi cổ vật trong giếng (vốn đang được bảo vệ tự nhiên) mà được vớt lên thì chúng cũng sẽ bị hư hại khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng Mặt trời.
Giếng cổ trong Tử Cấm Thành trở thành địa điểm cần được chú trọng bảo vệ. Ảnh: Sohu
Điểm 3: Những câu chuyện truyền tai nhau
Thực tế, giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải để uống mà để phòng cháy. Vì Tử Cấm Thành về cơ bản là một công trình kiến trúc bằng gỗ nên rất dễ gây ra hỏa hoạn, nước từ xa không thể dập tắt được. Vì vậy, khi xây dựng Tử Cấm Thành, người ta đã bố trí 72 chiếc giếng cổ này rải rác khắp cung điện để phòng khi có hỏa hoạn.
Tương truyền, việc không ai dám uống nước, thậm chí là giặt giũ, nấu ăn hay tắm rửa ở giếng cổ Tử Cấm Thành là vì, người ta tin rằng, những chiếc giếng này có thể là nơi kết thúc mạng sống của những phi tần, cung nữ bị thất sủng. Lâu dần, người ta cảm thấy đáy giếng âm u và kỳ quái đến mức không ai dám đến gần. Dù đây có thể là câu chuyện được dựng lên, xong cũng là cách bảo vệ giếng cổ, không cho ai đụng vào.
Dựa vào 3 điểm trên, các chuyên gia tin rằng dù giếng cổ trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều báu vật đi chăng nữa thì 'di tích văn hóa' đồng nghĩa với việc phải được bảo vệ nguyên vẹn. Tử Cấm Thành và mọi thứ thuộc về quần thể lịch sử này cần được chsu trọng bảo vệ hơn là cải tạo và phát triển.
Việc không trục vớt cổ vật trong 72 giếng cổ chính là nhắm bảo vệ sự toàn vẹn của Tử Cấm Thành, bảo vệ di sản văn hóa quốc gia và tôn trọng lịch sử.
Chó nhà bị trăn khổng lồ tấn công tưởng sẽ c.hết thảm, ai ngờ 'phút 89' làm một việc lật ngược tình thế Con chó nhà liệu có sống sót khi hứng chịu 'đòn kép' của con trăn đá khổng lồ? Sohu (của Trung Quốc) ngày 25/6 đăng tải hình ảnh về cuộc chiến sống còn giữa chó nhà và trăn đá khổng lồ. Theo đó, một con chó nhà đang nằm nghỉ dưới gốc cây thì bất ngờ bị một con trăn đói tấn công....