Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85
Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lô đen năm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A.
Theo đo, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang hoc từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.
Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gâp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.
Đây là lý do tại sao một nhóm các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất (MPE) và Đài quan sát Đại học Munich (USM) quan tâm đến thiên hà.
Nguôn anh: Space.
Vùng khuếch tán trung tâm thiên hà nay gần như lớn bằng Đám mây Magellan Lớn, và đây là manh mối đáng ngờ cho sự hiện diện của một lỗ đen với khối lượng rất lơn.
Cụm thiên hà Abell 85 bao gồm hơn 500 thiên hà riêng lẻ ở khoảng cách 700 triệu năm ánh sáng từ Trái đất.
Nhà khoa học MPE Jens Thomas, người đứng đầu nghiên cứu cho biết : “Chỉ có vài chục phép đo khối lượng trực tiếp của các lỗ đen siêu lớn và chưa bao giờ nó được thử ở khoảng cách như vậy. Nhưng chúng tôi đã có một số ý tưởng về viêc đo kích thước của lô đen trong thiên hà đặc biệt này, vì vậy chúng tôi đã thử nó”.
Dữ liệu mới thu được tại đài thiên văn USM Wendelstein của Đại học Ludwig-Maximilians và với công cụ MUSE tại VLT cho phép nhóm thực hiện ước tính khối lượng trực tiếp dựa trên các chuyển động của sao xung quanh lõi của thiên hà.
Với khối lượng gâp 40 tỷ lân khối lượng Mặt trời , đây là lỗ đen khổng lồ nhất được biết đến ngày nay trong vũ trụ. “Đây là con sô quy mô lô đen lớn hơn nhiều lần so với dự kiến từ các phép đo gián tiếp, chẳng hạn như khối sao hoặc sự phân tán vận tốc của thiên hà”, Roberto Saglia, nhà khoa học cao cấp MPE và giảng viên tại LMU nói.
Ngoai ra, các nhà khoa học có thể thiết lập mối quan hệ ro rang va mạnh mẽ giữa khối lượng lỗ đen và độ sáng bề mặt của thiên hà: Với mỗi lần sáp nhập thiên ha, lỗ đen tăng khối lượng và trung tâm thiên hà mất đi các ngôi sao.
Các nhà thiên văn học có thể sử dụng mối quan hệ này để ước tính khối lượng lỗ đen ở các thiên hà xa hơn.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng
Theo kienthuc.net.vn
Thời khủng long, vị trí Trái đất ở nơi khác trong thiên hà
Vào thời gian khủng long còn sống, Trái đất của chúng ta ở một nơi hoàn toàn khác trong thiên hà - Tiến sĩ Jessie Christiansen, nhà vật lý thiên văn của NASA cho biết như vậy.
Vào thời gian khủng long còn sống, Trái đất ở một nơi khác trong thiên hà.
Hoạt ảnh (animation) do Christiansen thực hiện cho thấy, khủng long sống khá lâu trên Trái đất, trong khi đó, giai đoạn có loài người xuất hiện khá ngắn ngủi. Điều này được thể hiện qua chuyển động của hệ hành tinh trong thiên hà.
Mặt trời di chuyển xung quanh trung tâm thiên hà của chúng ta một vòng khoảng 250 triệu năm. Hiện nay, Trái đất và Mặt trời ở trong phần thiên hà mà trước đó diễn ra hiện tượng khủng long bắt đầu xuất hiện trên Trái đất trong kỷ Tam Điệp.
Khi các loài khủng long như sterosaurus, velociraptor hay tyrannosaurus xuất hiện, Trái đất ở trong phần khác của thiên hà.
Hoạt ảnh cho thấy, chuyển động của hệ hành tinh chúng ta xung quanh trung tâm thiên hà với từng điểm đánh dấu thời điểm xuất hiện từng loại khủng long.
Toàn bộ thiên hà của chúng ta cũng di chuyển dần dần về phía thiên hà Andromeda.
"Hoạt ảnh cho thấy, chúng ta quay trở về điểm ban đầu, tuy nhiên trong thực tế toàn bộ thiên hà đã di chuyển qua một chặng đường rất dài. Như thể chúng ta di chuyển theo đường xoắn ốc trong vũ trụ", TS Christiansen nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề đó, hệ hành tinh của chúng ta sau khi thực hiện một vòng xung quanh trung tâm thiên hà sẽ ở vào vị trí hơi khác với vị trí mà nó đã từng ở từ 250 triệu năm trước.
TS Christiansen cũng nhấn mạnh, trong quá trình di chuyển, khoảng cách từ hệ Mặt trời của chúng ta đến trung tâm thiên hà không thay đổi. Chính vì vậy, các điều kiện trên Trái đất không thay đổi đến mức không cho phép sự sống tiếp tục tồn tại.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn Nauka
Đặc tính của tin giả đã chi phối não bộ chúng ta như thế nào? Theo hai nhà nghiên cứu Gordon Pennycook và David Rand, một lý do khiến những tuyên bố mang tính kích động thường rất thành công đó là chúng kỳ dị. (Nguồn: medium) Nghiên cứu mang tên " Bộ não thiên hà: Khoa học thần kinh về cách thức tin giả thu hút sự chú ý của chúng ta, tạo ra những ký ức...