“Kỷ lục” 7,2 tỷ đồng bồi thường oan sai cho ông Chấn sắp bị phá vỡ?
Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy năm 2015, ngân sách Nhà nước đã phải chi ra số tiền trên 42,5 tỷ đồng để bồi thường thiệt hại cho những người bị oan sai. Số tiền này sẽ còn nhảy vọt trong thời gian tới
Kỷ lục bồi thường oan sai trên 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) sẽ bị phá vỡ khi vụ việc của ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) được giải quyết dứt điểm.
Theo ông Trần Tiến Dũng – Chánh văn phòng Bộ Tư pháp, trong năm 2015 số tiền nhà nước phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là trên 16,437 tỷ đồng.
Ngoài ra, TAND các cấp đã thụ lý 21 vụ án dân sự về bồi thường nhà nước. “Đây là các vụ việc người dân bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đến nay mới giải quyết xong 14 vụ việc với số tiền 26,098 tỷ đồng; còn 7 vụ việc đang giải quyết”- ông Dũng nói.
Như vậy đến thời điểm này, ngân sách nhà nước đã chi ra trên 42,5 tỷ đồng để bồi thường oan sai. Vụ bồi thường “khủng” gần nhất vừa diễn ra cách đây hơn 1 tuần, khi Tòa cấp cao TAND Tối cao tại Hà Nội đã chuyển khoản toàn bộ số tiền trên 7,2 tỷ đồng để bồi thường cho 10 năm ngồi tù oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang).
Tuy nhiên số tiền bồi thường kỷ lục cho ông Chấn sẽ nhanh chóng bị phá vỡ nếu tới đây vụ việc của ông Lương Ngọc Phi (67 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩu Thái Bình, trụ sở tại số 463 Lý Thái Tổ, TP Thái Bình) được giải quyết dứt điểm. Mặc dù TAND TP Thái Bình tuyên TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông Phi gần 23 tỷ đồng nhưng mới đây ông Phi đã làm đơn kháng án.
Video đang HOT
Ông Lương Ngọc Phi cho biết sẽ có đơn kiến nghị TAND Tối cao chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc. Ông Phi lo ngại tới đây TAND tỉnh Thái Bình thụ lý, xét xử vụ việc sẽ không được khách quan vì phiên tòa phúc thẩm vụ kiện của ông Phi kiện TAND tỉnh Thái Bình sẽ do chính TAND tỉnh Thái Bình thụ lý.
Ông Nguyễn Văn Bốn – Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Ảnh: Thế Kha).
Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Nguyễn Văn Bốn cho biết, số vụ việc giải quyết được của năm 2015 thấp hơn năm 2014 dù số đầu việc ngang nhau. Tuy nhiên năm 2015 có đặc thù hơn khi xuất hiện một số vụ việc yêu cầu bồi thường oan sai số tiền rất lớn. Chính vì thế việc thỏa thuận, xác minh yêu cầu đòi bồi thường mất nhiều thời gian, công sức của các cơ quan liên quan.
Ông Bốn cho rằng một trong những bất cập, khập khiễng hiện nay trong Luật Bồi thường Nhà nước là việc để cho cơ quan nhà nước làm sai được thỏa thuận với người bị oan sai về số tiền bồi thường. Chính vì thế quá trình đàm phán nhiều vụ việc diễn ra rất dài và chưa đem lại sự hài lòng cho người bị oan sai.
Sắp tới khi tổng kết Luật Bồi thường của Nhà nước, những vấn đề này sẽ được đem ra mổ xẻ kỹ lưỡng để kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp.
Thế Kha
Theo Dantri
Đã bồi thường hơn 7,2 tỷ đồng tiền oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn
Ông Nguyễn Văn Bốn - Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) - vừa cho biết, ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã nhận đủ số tiền bồi thường oan sai là hơn 7,2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thanh Chấn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp sáng nay 16/10, ông Nguyễn Văn Bốn - Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước - khẳng định tòa cấp cao tại Hà Nội đã chi trả toàn bộ số tiền bồi thường oan sai cho 10 năm ngồi tù của ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là 7,272 tỷ đồng.
Cũng tại cuộc họp báo, báo chí đặt câu hỏi về việc tại sao ông Lê Đình Vinh (giám đốc một công ty luật) đã trúng tuyển chức vụ Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội trong kỳ thi vừa qua do Bộ Tư pháp tổ chức nhưng đến nay vẫn chưa được bổ nhiệm, trong khi hai người cùng thi khác đã có quyết định? Việc ông Lê Đình Vinh là luật sư và bây giờ được tuyển dụng làm viên chức hoặc công chức Bộ Tư pháp có gặp khó khăn, trở ngại gì không?
Ông Lê Tiến Châu - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tư pháp) - cho biết, nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn đã nói rõ về vấn đề này.
"Nếu chuyển về làm công chức thì có thể cho phép tuyển dụng không qua thi tuyển, tất nhiên là phải có những điều kiện kèm theo. Nếu tuyển về là viên chức thì có cơ chế xét tuyển đặc cách, trình tự thủ tục phải thỏa mãn các điều kiện mà Chính phủ quy định.
Nói tóm lại là luật đã có quy định về vấn đề này rồi, và như vậy anh Vinh sẽ không được làm luật sư nữa để phù hợp với Luật Luật sư: Đã là viên chức, công chức thì không được làm luật sư và ngược lại"- ông Lê Tiến Châu nói.
Liên quan đến sự việc này, ông Trần Tiến Dũng - Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Tư pháp - cho biết, quá trình xây dựng đề án thi tuyển lãnh đạo cấp vụ Bộ Tư pháp không nhận được bất kỳ khiếu nại hay tố cáo nào.
"Tất cả hồ sơ, quy chế thi tuyển chúng tôi đều công khai trên mạng cả rồi. Nhưng sau đó có một lá đơn kiến nghị và khiếu nại gửi tới Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp xem xét sự việc.
Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã cử đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu có buổi làm việc trực tiếp với ĐH Luật Hà Nội, sau đó Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan để xem xét sự việc này" - ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, lãnh đạo ĐH Luật Hà Nội khẳng định đây là đơn nặc danh, không đại diện cho tập thể nhà trường và không mang tính xây dựng. "Đơn này không có ai ký cả. Bộ Tư pháp đã có văn bản báo cáo Thủ tướng. Bộ Tư pháp làm việc rất minh bạch và rõ ràng, không có gì giấu giếm cả"- ông Dũng khẳng định.
Thế Kha
Theo Danviet
Ông Chấn dùng 7,2 tỷ đồng để trả nợ, chữa bệnh Gia đình ông Chấn đã nhận được hơn 7,2 ty đông tiền bồi thường. Toàn bộ số tiền này dự định sẽ dùng để trả nợ và chữa bệnh. Chiều nay, trao đổi với báo chí, chị Nguyễn Thị Quyền (con gái ông Chấn) cho biết: Hiện gia đình đã nhận được tiền bồi thường. Số tiền này được chuyển cách đây mấy...