Kỷ luật thích đáng nếu dự báo thiên tai sai
Ngày 5/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức thông báo Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 11 luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực trong thời gian tới.
Bờ đê biển khu I, Đồ Sơn tan hoang sau cơn bão số 2 (Ảnh: Tất Định/Khampha.vn)
Luật Phòng, chống thiên tai (có hiệu lực từ ngày 1/5/2014) quy định rõ về việc phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai, trong đó quy trách nhiệm để xử lý đối với các cơ quan dự báo, cảnh báo sai. Việc chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai phải bám sát bản tin dự báo, cảnh báo và diễn biến thiên tai xảy ra trên thực tế; đồng thời đề ra các biện pháp cơ bản để ứng phó với từng loại thiên tai, làm cơ sở cho cơ quan chỉ đạo, chỉ huy lựa chọn biện pháp phù hợp. Đặc biệt, luật quy định cụ thể trách nhiệm trong ứng phó thiên tai của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND và ban chỉ huy phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn các cấp…
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc cứ sau mỗi cơn bão đi qua, dư luận lại lên tiếng về nhiều dấu hiệu cho thấy dự báo thời tiết không chính xác nhưng không có “địa chỉ” chịu trách nhiệm, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết việc dự báo thiên tai hết sức khó khăn. Các nước cũng thường xuyên dự báo sai về thiên tai nhưng độ sai số của Việt Nam lớn và nhiều hơn. Việc này đòi hỏi phải đầu tư thêm nhiều thiết bị, máy móc hiện đại cho cơ quan khí tượng, thủy văn thì mới dự báo chính xác. “ Thế giới có thể cập nhật diễn biến thiên tai từng giờ nhưng chúng ta phải sau vài giờ mới cập nhật được” – đại diện Bộ NN-PTNT thừa nhận.
Theo vị này, căn cứ theo Luật Phòng, chống thiên tai sẽ có những hình thức kỷ luật thích đáng nếu xác định được cơ quan dự báo vô trách nhiệm. Muốn xác định trách nhiệm của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn thì trên cơ sở dư luận phản ánh, Bộ Tài nguyên – Môi trường phải thành lập đoàn đánh giá, tổng hợp và công khai việc giải quyết kết quả.
Liên quan đến việc dự án nắn dòng chảy sông Hồng, đoạn qua TP Hà Nội, thuộc dự án phát triển giao thông vận tải đường thủy phía Bắc dù chưa đủ giấy phép nhưng vẫn triển khai xây dựng (Báo Người Lao Động đã phản ánh), đại diện Bộ NN-PTNT cho biết đã đình chỉ thi công công trình.
Video đang HOT
Theo vị này, tại một số vị trí nắn, điều chỉnh dòng chảy sông Hồng, sông Đuống, Bộ Giao thông Vận tải đã không nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa đưa ra được đánh giá về ảnh hưởng tới dòng chảy và an toàn đê điều. Sắp tới, Bộ NN-PTNT chỉ xem xét và cho phép xây dựng tại một số vị trí đã bảo đảm các điều kiện theo quy định.
Siết hoạt động ngoại hối Ông Lê Minh Hưng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết để khắc phục những bất cập hiện hành, Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) đã quy định cụ thể về việc trên lãnh thổ Việt Nam, các hoạt động “báo giá”, “định giá”, “ghi giá” trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối (trừ các trường hợp được phép theo quy định của NHNN). Đồng thời, để phù hợp với Luật NHNN, pháp lệnh cũng quy định NHNN công bố tỉ giá hối đoái, quyết định chế độ và cơ chế điều hành tỉ giá. NHNN quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và quản lý vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú theo quy định của pháp luật.
Theo Khampha
"Bão số 2 không thể chạy như tàu hỏa"
"Cơn bão đi không giống như một đoàn tàu, thậm chí đoàn tàu chạy từ Hà Nội đến Huế còn bị sai giờ, trễ giờ, đến sớm hoặc đến muộn, huống hồ đây là bão. Mà bão thì không ai dám nói là đúng giờ đấy bão vào".
Đây là cách ví von của ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương khi nói về cơn bão số 2 trong cuộc họp đánh giá công tác dự báo và phục vụ cơn bão số 2 (có tên quốc tế là Benbinca).
Cuộc họp do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức vào sáng 28/6, tại Hà Nội.
"Nói bão vào bờ trước 9 tiếng là không đúng"
Một số ý kiến nhận định thời gian đổ bộ của bão số 2 vào bờ trước 9 tiếng so với dự báo của Trung tâm, ông Tăng lý giải, thời điểm đổ bộ của bão không thể xác định chính xác vào một giờ cụ thể nào được, chỉ có thể xác định bão vào bờ khoảng thời gian, trưa, chiều, tối.
Thông thường, một cơn bão khi vào đất liền sẽ kéo dài 4 đến 5 tiếng thậm chí cả 10 tiếng. "Cơn bão đi không giống như một đoàn tàu, thậm chí đoàn tàu chạy từ Hà Nội đến Huế còn bị sai giờ, trễ giờ, đến sớm hoặc đến muộn, huống hồ đây là bão. Mà bão thì không ai dám nói là đúng giờ đấy bão vào", ông Tăng nói.
Ông Tăng cho biết thêm, không bản tin nào của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa thông tin bão số 2 sẽ đổ bộ vào đất liền vào lúc 4h sáng 24/6 như báo chí đã nêu.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương
Mặt khác, từ ngày 22/6, trong các bản tin của trung tâm và trong cuộc họp của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Trung tâm đã dự báo bão số 2 sẽ đổ bộ trong ngày và đêm 23/6. Do đó, mọi công tác chuẩn bị phòng chống bão phải được hoàn thành trước đêm 23/6.
"Các bản tin của trung tâm được cập nhật liên tục về gió, lượng mưa thực tế tới trung tâm khí tượng thủy văn các tỉnh nên không thể nói người dân bị bất ngờ trong quá trình diễn biến của cơn bão này", ông Tăng nói.
Ông Tăng cho biết, trung tâm phát "Tin áp thấp trên biển Đông" vào 13h30 ngày 20/6 và đã có cảnh báo tin áp thấp nhiệt đới này có thể mạnh lên thành bão trong 24h tiếp theo.
Đê kè ở huyện Cát Hải, Hải Phòng bị sạt lở sau bão số 2
Sáng ngày 21/6 trung tâm tiếp tục phát tin bão trên biển Đông đồng thời có cảnh báo "Vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ từ chiều mai (22/6), gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh...".
Đến đêm 21/6, trung tâm phát "Tin bão gần bờ" và tiếp tục nhận định chiều tối 23/6, bão đi vào địa phận Quảng Ninh - Hải Phòng. Trưa ngày 22/6, Trung tâm phát "Tin bão khẩn cấp" nhận định bão đi vào qua Hải Nam, Trung Quốc sau đó đi vào vùng Bắc Bộ, vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận Hải Phòng - Thái Bình vào chiều tối ngày 23/6.
"Như vậy, trung tâm luôn theo sát và điều chỉnh kịp thời diễn biến của bão số 2 kịp thời phục vụ cho Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương trong việc chỉ đạo phòng chống bão số 2. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão cũng đánh giá tốt công tác dự báo bão số 2", ông chia sẻ.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tính đến 17h ngày 24/6/2013, thiệt hại do bão số 2 gây ra: Ở Nghệ An 1 người chết và hai người mất tích vì bị lũ cuốn, 1 ngôi nhà bị cuốn trôi, 7.100m kênh bị hư hỏng; Quảng Ninh 6 ngôi nhà bị sập; Thủy lợi, 1.980 m đê, kè bị sạt lở (Quảng Ninh: 12 m; Hải Phòng: 510 m; Nam Định: 1.158m; Thái Bình 297m...)
Theo 24h
"Nói bão vào sớm 9 tiếng là hiểu nhầm" "Nói bão số 2 bất ngờ đổ bộ vào đất liền sớm hơn 9 tiếng so với dự báo có thể do hiểu nhầm, hoặc chưa hiểu rõ hết bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương". Đó là ý kiến của ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn ngắn, Trung tâm Dự báo...