Kỷ luật học sinh cũng cần phải có “nghệ thuật”
Thời gian qua, nhiều vụ việc giáo viên, nhà trường có hình thức kỷ luật học sinh theo kiểu “không giống ai” khiến dư luận bất bình vì lạm quyền, thiếu tính giáo dục.
Tiêu biểu như ngày 5/11 vừa qua, trường THCS Ngô Quyền (TP.HCM) tổ chức kỷ luật em M.Q., học sinh lớp 8, bằng cách đọc bản kiểm điểm trước toàn trường, nói lời xin lỗi đến nhóm nhạc Hàn Quốc BTS vì đã có lời lẽ xúc phạm nhóm nhạc này trên mạng xã hội. Đoạn clip kỷ luật này được công khai lên fanpage của trường gây dư luận trái chiều.
Trước đó, ngày 10/5, mạng xã hội xôn xao về hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học nhưng em này phản đối, không quỳ theo yêu cầu của giáo viên. Theo đơn kiến nghị của phụ huynh đăng trên mạng xã hội, học sinh vi phạm quy định của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B trường THCS Tô Hiệu yêu cầu 2 em quỳ ngay trước bục giảng. Trong đó, một học sinh không chấp nhận quỳ nên bị cô đuổi ra khỏi lớp.
Học sinh bị giáo viên kỷ luật theo hình thức quỳ gối.
Trước hàng loạt vụ việc nhà trường, giáo viên kỷ luật học sinh bằng cách đánh, tát, bắt thực hiện những hình thức phạt không mang tính giáo dục khác, TS. Nguyễn Tùng Lâm – Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Hà Nội cho biết, hiện nay, có những môi trường mà nếu học sinh có lỡ va chạm nhau thì thầy cô tìm mọi hình thức kỷ luật để răn đe, đè nén học sinh. Các em không được chỉ bảo, tìm hiểu ngọn ngành từ tính cách tới hoàn cảnh riêng để có biện pháp cho phù hợp.
“X u hướng trong nhiều nhà trường hiện nay là kỷ luật thật nặng học sinh. Các trường này cho rằng, kỷ luật nặng thì có thể chấm dứt bạo lực học đường. Nhà trường cần xác định rằng, kỷ luật là để học sinh tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, trong đó kỷ luật cũng là một phương pháp giáo dục. Kỷ luật chỉ có hiệu quả khi nó giúp học sinh nhận thức sâu sắc về thiếu sót của mình và nỗ lực hoàn thiện mình” – TS. Lâm chia sẻ.
Chia sẻ câu chuyện về kỷ luật mang tính giáo dục học sinh tại trường, cô Nguyễn Thị Thanh Thủy – giáo viên Trường quốc tế Nhật Bản (Hà Nội) cho biết, học sinh đi học tại trường được khen là chính, để các em thấy yêu thích đi học. Đối với kỷ luật, luôn tôn trọng sự công bằng, không bao giờ xúc phạm học sinh. Trường hợp học sinh mắc lỗi, các thầy cô không bao giờ phê bình các con trước tập thể mà phân tích sự việc, giúp các con nhận thức được vấn đề.
Video đang HOT
Thực tế hiện nay, việc khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông theo Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT nhưng có một số quy định chưa đồng bộ, không còn phù hợp. Theo ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT), một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục học sinh hiện nay, nhất là các nội dung trong một số bộ luật mới được Quốc hội ban hành gần đây.
Đặc biệt, quy định về xử lý kỷ luật học sinh hiện nay mang tính hành chính, nặng về xử lý vi phạm, chưa thể hiện được nguyên lý, mục tiêu của kỷ luật tích cực, chưa làm cho học sinh tự nhận thức được khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa. Điều này được cho là hạn chế, dẫn đến công tác phòng chống bạo hực học đường chưa đạt kết quả cao.
“ Thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các Sở GD&ĐT, Bộ sẽ nghiên cứu tổng hợp, khái quát để đưa vào hướng dẫn tại dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông” – ông Bùi Văn Linh thông tin.
Quang Anh
Theo giadinh.net
Giật mình khi học trò thích thú, hả hê với cái xấu
Ở TPHCM, chỉ trong một thời gian ngắn, hai vụ việc xảy ra liên quan đến lối sống, ứng xử của học trò rất đáng suy ngẫm. Một học trò lập hẳn một trang để bôi nhọ, nhục mạ nhóm nhạc, còn một nhóm học trò nườm nượp kéo nhau đi xem đánh nhau.
Sự việc xảy ra ở Trường THCS Ngô Quyền, Tân Bình, TPHCM dẫn đến nhiều tranh cãi nảy lửa về việc kỷ luật học sinh vì hành vi nhục mạ, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội. Gác lại cách xử lý của nhà trường, vấn đề khác rất cần được lưu tâm đang bị bỏ quên: học trò với hành vi nhục mạ, bôi nhọ người khác.
Em học trò lớp 8 lập hẳn một trang anti nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc thu hút không ít bạn học, cộng đồng. Việc một nam sinh không ưng, hay ghét một ban nhạc nổi tiếng "hút hồn" của nhiều bạn nữ cũng là điều dễ hiểu, rồi việc em lập trang anti-fan để "chống chọi" với fan của nhóm nhạc cũng có thể hiểu.
Học trò lập Anti-fan bôi nhọ, nhục mạ nhóm nhạc Hàn Quốc
Thế nhưng, nhiều người sẽ khó hình dung nổi, một học sinh lớp 8 sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, lời lẽ bậy bạ, thô thục để thoá mạ, nhục mạ, bôi nhọ... người khác bằng một sự hả hê, sung sướng như lập kỳ tích. Niềm vui bằng sự chà đạp người khác - hay có thể nói cậu học trò vui sướng trên sự xấu xí và tàn nhẫn của bản thân!
Vì đâu? - Đó là câu hỏi cho tất cả chúng ta! Mà không chỉ em học sinh nói trên, quá dễ dàng để thấy nhiều học trò, bạn trẻ hả hê với việc bôi nhọ, nhục mạ người khác, thậm chí là hả hê trên nỗi đau khổ của người khác.
Câu hỏi đó còn dai dẳng thì mới đây, một sự việc khác cũng ở TPHCM làm nhiều người phải lo lắng. Bắt đầu từ một clip ghi lại cảnh hai bạn giống học sinh cầm dao rượt nhau và trong clip này xuất hiện rất nhiều em mặc đồng phục của Trường THCS Đỗ Văn Dậy, Hóc Môn, TPHCM.
Sau khi nhà trường xác minh thì được biết, các đối tượng đánh nhau là bên ngoài nhà trường. Còn học sinh trường xuất hiện trong clip là khi nghe tin có đánh nhau, các em đã rầm rộ.... rủ nhau đi xem.
Đây là hình ảnh hết sức quen thuộc trong các vụ bạo lực học đường. Vấn đề lo ngại chưa hẳn là những em đánh nhau mà xung quanh đó là những tiếng hò reo, thích thú chụp hình, quay lại clip. Các em có quá nhiều sự vui sướng, phấn khích trước hình ảnh bạn bè đánh nhau và lại đầy thờ ơ, vô cảm trước những lời kêu cứu. Hay các em dễ dàng tung hô những thứ tiêu cực, điều xấu như câu chuyện thần tượng Khá "bảnh"...
Nhiều học trò Trường THCS Đỗ Văn Dậy, Hóc Môn, TPHCM xuất hiện trong clip đánh nhau vì... rủ nhau đi xem (Ảnh cắt từ clip)
Sau sự việc, Phòng GD-ĐT Hóc Môn yêu cầu ban giám hiệu nhắc nhở học sinh toàn trường không được xem hay cổ vũ các vụ đánh nhau để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tuy nhiên, đó chỉ về xử lý kỹ năng, còn vấn đề đáng suy nghĩ hơn là tại sao học trò chúng ta lại thích thú, bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những thứ tiêu cực, tàn nhẫn. Người ta đánh nhau mà các em rủ nhau đi xem như xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật! Lòng nhân, hướng thiện, tình yêu thương của con người trong các em đang ở đâu?
Đây là câu hỏi cho tất cả mọi người. Cho nhà trường, cho gia đình, cho cha mẹ, cho thầy cô.
Tại hội nghị chuyên đề Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong trường học năm học 2019-2020 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức mới đây, chuyên viên một Phòng GD-ĐT cảnh báo về một sự căng thẳng đang diễn ra ở học trò. Các em bài vở nhiều, áp lực học tập lớn nhưng lại rất hạn chế các hoạt động vui chơi, phát triển thể chất và thẩm mỹ.
Trong khi giáo dục mới chú ý giải quyết căng thẳng chứ chưa thật sự quan tâm đến việc làm sao để trẻ tránh căng thẳng.
ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ĐH Sư phạm TPHCM cho biết những vấn đề của học trò như bạo lực học đường, vô cảm với bạo lực... thường xuất phát từ những áp lực, với độ tuổi học trò thường là những căng thẳng trong học tập. Hơn nữa, có thể ngoài đời các em bị bắt nạt nên các em có khuynh hướng lây lan cảm xúc, trở thành người đi bắt nạt người khác ở một môi trường khác.
Hoài Nam
Theo dantri
Bắt HS xin lỗi công khai: Trường Ngô Quyền phải kiểm điểm Bắt nam sinh đọc bản kiểm điểm trước toàn trường rồi quay clip công khai trên mạng là sai quy định, Ban giám hiệu Trường THCS Ngô Quyền phải kiểm điểm trách nhiệm của từng cá nhân. Một lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Tân Bình đã khẳng định như trên khi trao đổi với PLO vào tối 11-11 về sự việc nam sinh...