Kỷ luật 2 y, bác sĩ cấp cứu 115 bỏ mặc bệnh nhân
Hội đồng kỷ luật của Trung tâm Cấp cứu 115 đã quyết định kỷ luật 1 điều dưỡng, 1 bác sĩ do phớt lờ bệnh nhân.
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội
Ngày 9/7, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin, một chủ chủ tài khoản B.H. phản ánh vào lúc 3h40 phút ngày 9/7/2017, người nhà chị H. bị cảm, ngất xỉu nên đã gọi cho Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội. Nhân viên trực máy sau khi hỏi địa chỉ chi tiết cho biết ít phút nữa sẽ có xe cấp cứu đến.
Tuy nhiên, sau 15 phút chờ đợi, gia đình không thấy xe cấp cứu tới. Đến 3h55, gia đình tiếp tục gọi Trung tâm 115 lần thứ 2 nhưng không có ai nghe máy. Từ đó cho đến 4h30 phút, gia đình gọi tiếp 4 cuộc điện thoại nữa, nhưng vẫn không có ai nghe máy.
Theo chị H, giữa đêm khuya, gia đình rất bấn loạn nhưng nhờ người thân giúp đỡ đã đưa bệnh nhân đến BV kịp thời.
Đến sáng ngày10/7, Cấp cứu 115 Hà Nội vẫn chẳng thấy đâu, cũng chẳng thấy ai gọi điện giải thích hay xin lỗi.
Video đang HOT
“Tôi đề nghị lãnh đạo ngành y tế cần xử lý nghiêm sự việc, để những người bệnh không phải chết oan vì sự vô trách nhiệm, vô cảm của một số người trong ngành”, chủ tài khoản B.H viết.
Liên quan đến sự việc trên, bác sĩ Nguyễn Thành, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, cho biết, Hội đồng kỷ luật của Trung tâm Cấp cứu 115 đã quyết định kỷ luật 1 điều dưỡng, 1 bác sĩ do tắc trách nhằm duy trì nề nếp làm việc tại Trung tâm. Trung tâm đã liên hệ và xin lỗi với gia đình bệnh nhân.
Theo bác sĩ Thành, sau khi họp, Hội đồng kỷ luật của trung tâm đã quyết định kỷ luật 1 điều dưỡng do nhận thông tin sai với hình thức cảnh cáo.
Kíp trưởng không thông báo lại thông tin về trung tâm khi không nhận được bệnh nhân bị kỷ luật với hình thức khiển trách.
Bác sĩ Nguyễn Thành lý giải, khoảng 3h40 ngày 9/7, trung tâm nhận được cuộc gọi thông báo có người cần cấp cứu ở số nhà 181, đường Hoàng Quốc Việt (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, trung tâm đã cử một kíp trực gồm 3 người đến địa chỉ trên.
Cũng theo ông Thành, sau một hồi di chuyển, thay vì đến địa chỉ như gia đình bệnh nhân cung cấp, nhóm cấp cứu đã đi nhầm đường, đến số nhà số 181 đường Phạm Văn Đồng nên không nhận được bệnh nhân.
Theo quy định, khi không nhận được bệnh nhân cấp cứu thì kíp trực phải gọi điện về trung tâm để xin hướng xử lý. Tuy nhiên, nhóm cấp cứu đã tự ý đi về mà không gọi lại trung tâm để báo cáo. Đây là sai sót đáng tiếc của kíp trực khiến gia đình bức xúc.
Bác sĩ Thành cho biết, khi không thấy xe cấp cứu đến, gia đình đã gọi 4 cuộc điện thoại vào số 115 nhưng không có ai bắt máy. Có thể, gia đình gọi vào thời điểm trung tâm đang tiếp nhận một cuộc gọi khác nên người trực không tiếp nhận được.
Theo Danviet
Rùng mình nam thanh niên bị máy làm gạch nghiến nát chân
Người dân đã khiêng cả nạn nhân và chiếc máy gạch đến BVĐK Bắc Giang để các bác sỹ cấp cứu.
Hình ảnh nam thanh niên bị máy gạch nghiền nát 1 bên chân
Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Bắc Giang, vào khoảng 17h ngày 23/6, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Vũ Trí Tuấn (22 tuổi ở xã Xương Lâm (Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) bị máy làm gạch nghiền nát chân phải. Tuy nhiên, toàn thân bệnh nhân bị mắc trong chiếc máy.
"Người thân, đồng nghiệp đã phải đưa cả người và máy vào viện để các bác sĩ tháo bỏ người ra khỏi máy. Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc, mất máu nặng, dập nát toàn bộ chân bên phải tới sát xương chậu", ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang thông tin.
Theo bác sĩ Đồng, ngay sau khi bệnh nhân đến viện, các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân.
Sau hơn 3 giờ tháo khớp háng, đóng mỏn cụt, truyền 8 đơn vị máu, hồi sức tích cực đến sáng 24/7 bệnh nhân đã tỉnh và tiếp xúc chậm.
Bác sĩ Đồng cho hay, các bác sĩ không chỉ cứu chữa cho bệnh nhân mà còn phải tìm cách để tách chiếc máy gạch ra khỏi cơ thể anh Tuấn.
Sau hơn 1h giờ nghiên cứu từng con ốc ở chiếc máy gạch, ông Đồng cùng các bác sỹ mới đưa được bệnh nhân ra ngoài.
Đến sáng 25/6, bệnh nhân đã tỉnh táo và ăn uống được.
Theo Danviet
Giật mình về... "nghề khám bệnh" Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa công bố phát hiện gần 3.000 trường hợp bệnh nhân khám bệnh hơn 50 lần trở lên/người trong 4 tháng đầu năm, trong đó có trường hợp đi khám tới... 123 lần. "Dùng" 5.000 viên thuốc trung 4,5 tháng Ông Dương Tuấn Đức - Giám đốc Trung tâm Giám định Bảo hiểm y tế (BHYT)...