Kỳ lân Uber “đốt” hàng tỷ USD mỗi quý
Kể từ khi IPO vào tháng 5, Uber đã gặp khó khăn trong việc trấn an nhà đầu tư, khi họ lo ngại về lịch sử chìm trong thua lỗ của công ty này và tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Giám đốc điều hành Uber, Dara Khosrowshahi.
Ngày 4/11, công ty gọi xe Uber đã báo cáo khoản thua lỗ lên tới 1,16 tỷ USD trong quý 3, bao gồm 401 triệu USD chi phí bồi thường dựa trên cổ phiếu liên quan tới việc IPO vào hồi tháng 5.
Trong cùng kỳ năm ngoái, Uber đã mất 986 triệu USD. Trong quý 2 của năm, công ty này thậm chí còn báo cáo một khoản lỗ kinh ngạc hơn nữa lên tới 5,2 tỷ USD, trong đó khoảng 3,9 tỷ USD liên quan tới chi phí IPO.
Cổ phiếu công ty đã giảm 4% vài giờ sau khi tuyên bố được phát đi.
Video đang HOT
Trong một cuộc họp với các chuyên gia phân tích để thảo luận về kết quả kinh doanh, CEO Dara Khosrowshahi cho biết công ty đã tập trung vào việc có lợi nhuận vào năm 2021. “Chúng tôi đã vạch sẵn lộ trình cho việc này”, ông Dara Khosrowshahi cho biết.
Kể từ khi IPO vào tháng 5, Uber đã gặp khó khăn trong việc trấn an nhà đầu tư, khi họ lo ngại về lịch sử chìm trong thua lỗ của công ty này và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Khi công ty đối mặt với áp lực về mặt tài chính, họ cũng buộc phải tiến hành một vài hoạt động tái cấu trúc hoạt động.
Công ty đã trải qua 2 lần sa thải nhân viên kể từ khi IPO, gần đây nhất là tháng 9 với 435 vị trí trong mảng sản phẩm và kỹ thuật.
“Công ty phát triển nhất nhanh và trong những năm đầu, yếu tố quan trọng nhất là tốc độ giành thị trường. Dường như không ai để ý đến việc một vị trí nào đó có chắc chắn làm việc hiệu quả không. Nhưng hiện ưu tiên của chúng tôi đang thay đổi”, ông Khosrowshahi nói.
Tuy nhiên, có một vài điểm sáng trong báo cáo của Uber: trong quý 3 công ty đạt doanh thu 3,8 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu chỉ đạt 12% so với cùng kỳ năm trước.
CEO Dara Khosrowshahi cho biết, công ty “chứng kiến nhiều điểm tích cực trong mảng gọi xe, mặc dù cạnh tranh đang ngày một tăng. Đội ngũ của công ty sẽ nỗ lực làm tốt hơn nữa. Cạnh tranh là điều cần thiết trong cuộc sống”.
Một vài mảng kinh doanh mới của Uber cũng đang phát triển nhanh. Doanh thu từ dịch vụ giao đồ ăn Uber Eats tăng 64% so với năm ngoái. Doanh thu từ Uber Freight tăng vọt 78%. Doanh thu ở những mảng nhỏ khác, bao gồm cả cho thuê xe đạp và scooter đạt 38 triệu USD trong quý 3, tăng so với mức 3 triệu USD từ 1 năm trước.
Theo Hà My/nhadautu.vn
Vào Việt Nam chưa lâu, Baemin đã rục rịch triển khai Baemin KitChen để đối đầu với GrabKitchen?
Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin khi nào Baemin sẽ triển khai chính thức dịch vụ này.
Cách đây không lâu Grab ra mắt dịch vụ mang tên GrabKitchen . Đây chính là mô hình Air Kitchen, trên thế giới gọi là Cloud Kitchen-Bếp trên mây. Ở mô hình này, Grab không sở hữu bất cứ địa điểm, thương hiệu ăn uống nào. Thay vào đó, Grab sẽ tập trung các quán ăn ngon, thương hiệu đồ ăn được khách hàng đặt nhiều trên ứng dụng GrabFood vào cùng một địa điểm.
Mới đây theo một hình ảnh rò rĩ trên Techbike thì ứng dụng giao đồ ăn Baemin của Hàn Quốc cũng đang triển khai mô hình này với tên gọi là Baemin Kitchen tại địa chỉ 159b Đê Thám, P.Cô Giang, Quận 1 (TPHCM).
Nguồn: Techbike.vn
Hiện chưa rõ Baemin có áp dụng mô hình này tương tự như GrabKitchen hay không, tuy nhiên ngay khi ra mắt mô hình GrabKitchen được đánh giá khá cao vì giải được bài toán mà chưa công ty chuyên về dịch vụ giao nhận thức ăn nào ở Việt Nam làm được: Khách hàng có thể đặt nhiều món trong một đơn hàng mà không đợi quá lâu hoặc tốn vài lần tiền ship.
Trên thực tế, tại Hàn Quốc, mô hình này đã được Baemin, hay nói đúng hơn là Baedal Minjok triển khai mô hình từ năm 2016. Tại Việt Nam trước đây Now cũng từng có mô hình tương tự mang tên gọi Now Station tuy nhiên sau đó đã bị hủy bỏ.
Baemin hiện cũng được coi là một đối thủ lớn đáng gờm của Grab và Now trong thị trường giao đồ ăn hiện nay bởi ứng dụng này bởi được hậu thuẩn bởi startup Woowa Brothers trị giá 2,6 tỷ USD và đang cung cấp dịch vụ giao thức ăn hàng đầu tại Hàn Quốc.
BaeMin hiện ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại thị trường Hàn Quốc được startup Woowa Brothers cho ra mắt vào năm 2010.Sau khi Woowa Brothers mua lại Vietnammm thì chính thức cho ra mắt phiên bản ứng dụng BaeMin tại thị trường Việt Nam vào ngày 14/05/2019 hoạt động song song với ứng dụng VietnamMM.Baemin hiện tại đang hoạt động tại TP.HCM tại các quận trung tâm như quận 1, 2, 4, 3, 5, 10, Bình Thạnh...baemin là ứng dụng giao đồ ăn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Nhật Anh (tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ
Cổ phiếu NTL khó vượt đỉnh ngắn hạn Tiến độ bán hàng của các dự án thuộc CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) có xu hướng chậm lại, khiến các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với cổ phiếu của doanh nghiệp này. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/10, cổ phiếu NTL đóng cửa ở mức 22.800đ/cp Vừa qua, NTL đã công bố kết quả kinh...