Kỳ lạ xã hơn nửa thế kỷ “nói không với chó”
Sau đại dịch chó dại, một quy định chung như là “hương ước” mà người dân xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An đặt ra để “cấm” người dân nơi đây không được nuôi chó.
Hơn nửa thế kỷ, “hương ước” kỳ lạ ấy vẫn được người dân nơi đây chấp hành. Vì vậy, ở đây không có chuyện mất trộm chó và chuyện “cẩu tặc” bị đánh chết, đốt xe…
“Hương ước” kì lạ sau đại dịch chó dại
Trong khi khắp nơi tại tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, con chó là vật nuôi thân thiết và quen thuộc trong nhà thì hơn nửa thế kỷ qua, người dân xã Diễn Nguyên vốn quen với không gian yên bình, tĩnh lặng. Tiếng chó sủa, hay hình ảnh chó chạy rông ngoài đường dường như là thứ gì đó xa lạ. Một điều ngạc nhiên là mặc dù người dân ở đây không nuôi chó nhưng an ninh trật tự lại rất tốt.
Ông Ngô Xuân Lai nói về “hương ước” của làng.
Ông Ngô Xuân Lai, một cao niên trong xã cho biết, vào những năm 60 của thế kỷ trước, đại dịch chó dại xuất hiện ở xã Diễn Nguyên và một số xã lân cận. Vào thời điểm này, khoa học chưa phát triển nên rất nhiều người bị chó dại cắn đã phải bỏ mạng. Đại dịch chó dại trở thành nỗi khiếp sợ của người dân nơi đây.
Sau trận đại dịch, một số xã tiếp tục nuôi chó. Tuy nhiên, riêng xã Diễn Nguyên, người dân đã không nuôi chó nữa. Trước khi đưa ra quyết định này, những người đứng đầu các làng đã cùng nhau họp mặt và đưa ra một hương ước kỳ lạ: “Từ đây trở về sau, người dân trong xã không ai được nuôi chó nữa. Hễ hộ gia đình nào vi phạm hương ước sẽ bị làng kỷ luật nghiêm khắc”. Hương ước ấy trở thành một chuẩn mực giá trị đạo đức trong làng xã nơi đây. Và hơn nữa thế kỷ qua, hương ước ấy được con cháu và người dân hưởng ứng, 100% hộ dân không nuôi chó.
Vài năm gần đây, một vài hộ dân kinh doanh bên đường đã cố tình bỏ quên “hương ước” của làng và mang chó về nuôi khiến một bộ phận nhân dân bức xúc vì “hương ước” của làng bị xúc phạm. Thậm chí, chuyện vài nhà nuôi chó đã dẫn đến tranh cãi trên “nghị trường xã” trong những cuộc tiếp xúc cử tri. Nhiều cử tri đổ lỗi cho chính quyền địa phương chưa nghiêm trong việc thực hiện “hương ước”.
Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về việc nuôi chó.
Tháng 6/2011, để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân về việc có nên nuôi chó hay không, một đợt bỏ phiếu thăm dò dư luận được UBMTTQ xã Diễn Nguyên đã diễn ra. Sau đợt lấy phiếu, kết quả thu về là gần 80% ý kiến là không nên nuôi chó mà nên giữ “hương ước” của làng đã đặt ra hàng chục năm nay. Sau cuộc vận động “nói không với nuôi chó”, một số người dân từng đem chó về nuôi đã bắt đầu bán hoặc cho thịt để thực hiện đúng “hương ước” và đại đa số nguyện vọng của nhân dân.
Video đang HOT
“Nghị trường xã” bối rối
Hơn nửa thế kỷ thực hiện “hương ước”, khi cuộc sống có nhiều thay đổi, kinh tế nhân dân đã phát triển, dịch vụ y tế được nâng cao, nhiều người đã mong muốn được nuôi chó để cho vui cửa vui nhà. Tuy nhiên, sau khi đưa vấn này nóng này lên “nghị trường xã” để bàn luận, lãnh đạo xã cũng rất bối rối trước những ý kiến trái chiều của người dân.
Trong đợt lấy ý kiến, đa phần người dân đều đồng tình với việc không nuôi chó. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng hơn 20% ý kiến vẫn có nguyện vọng được nuôi chó.
“Không nuôi chó sẽ giữ được vệ sinh môi trường, yên tĩnh…”
Ông Đào Xuân Luận, công dân xóm 7 cho biết: “Việc người dân trong xã không nuôi chó hàng chục năm nay đã thành ‘lệ làng’ và ai trong xã này cũng có ý thức chấp hành. Việc không nuôi chó có rất nhiều cái lợi. Đêm đêm, người dân được yên giấc mà không còn nghe tiếng cho sủa inh ỏi hay tình trạng “cẩu tặc” hoành hành như một số địa phương khác”.
Còn ông Đào Quang Phúc – Chủ tịch MTTQ xã Diễn Nguyên – người trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động “toàn dân nói không với nuôi chó” lý giải cái lợi khi không nuôi chó: “Cái lợi trước mắt đó là đảm bảo được vệ sinh môi trường thôn xóm sạch đẹp. Xã Diễn Nguyên là vùng đất chiêm trũng, chủ yếu là đất thịt. Hơn nữa, các con đường thôn xóm đều đã được bê tông hóa nên khi chó đi bậy ra đường sẽ rất khó tiêu. Hiện tượng này tôi đã thấy ở nhiều xã nuôi chó, vào những ngày trời mưa thì rất bẩn”.
Thứ hai, theo ông Phúc, nuôi chó sẽ làm ảnh hưởng đến thôn xóm và những khách khứa đến chơi bởi tiếng sủa inh ỏi. Hơn nữa, bao năm nay, người dân ở đây đã quen dần với cảm giác im lặng, vắng tiếng chó sủa, bây giờ đêm đêm nghe thấy tiếng chó sủa là không thể ngủ được.
Thứ ba, việc nuôi chó không phải là động lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Bằng chứng là nhiều địa phương khác không cấm nuôi chó nhưng xã đó chắc gì đã phát triển kinh tế hơn xã mình. Nếu nói nuôi chó sẽ đảm bảo tình hình an ninh trật tự địa phương chưa hẳn đã đúng. Nhiều địa phương nuôi chó thì tình trạng trộm cắp vẫn diễn ra thường xuyên, trong khi xã Diễn Nguyên không nuôi chó, tình hình an ninh trật tự rất đảm bảo an toàn. Thậm chí, Diễn Nguyên là một trong những xã được UBND huyện khen vì đi đầu trong việc đảm bảo an ninh trật tự.
Ông Cao Xuân Mai – Chủ tịch xã (trái) và ông Đào Quang Phúc – Chủ tịch MTTQ xã lý giải về cái lợi từ việc không nuôi chó.
Ông Cao Xuân Mai – Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên cho biết: “Việc người dân trong xã không nuôi chó hơn nửa thế kỷ nay là có thật. Thậm chí, quy định này trở thành một ‘hương ước’ như là luật làng mà người dân trong xã đều có ý thức thực hiện. Sau khi có nhiều ý kiến trái chiều giữa việc “nuôi hay không nuôi chó”, chúng tôi đã mở cuộc trưng cầu dân ý để lấy ý kiến bà con nhân dân. Sau khi có kết quả hơn 80% hộ dân đồng ý không nuôi chó, bà con nhân dân đã chấp hành ‘hương ước’ như cũ”.
“Không chỉ có Diễn Nguyên, xã Diễn Thái là xã hàng xóm cũng đã từng có ‘hương ước’ tương tự. Tuy nhiên, do gần đây người dân ồ ạt nuôi chó trở lại nên khi đưa ra ‘hương ước’ thì người dân đã quen với việc có chó trong nhà. Vì vậy, cuộc vận động ‘nói không với nuôi chó’ ở xã này đã thất bại”, ông Mai cho biết thêm.
Theo Khampha
Trộm chó hoành hành: Lập 100 barie "chống" cẩu tặc
Sau hàng loạt vụ mất trộm chó rồi dẫn đến án mạng, người dân đã nghĩ ra nhiều cách để ngăn chặn trộm chó. Lập ra hàng trăm barie, cắt cử người chốt chặn tại các đường ra vào các xóm... là cách làm độc đáo ở các xã huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Hội chứng "phòng ngừa"
Trên đường vào xóm 6, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), chúng tôi bị nhiều con mắt dõi theo chú ý.
Ông Đinh Văn Bảy - xóm trưởng xóm 6 lý giải: "Vì mất trộm chó quá nhiều nên mỗi khi có người lạ đi xe máy vào làng đều có người chú ý theo dõi, xem có điều gì giống như kẻ trộm chó hay không". Thậm chí, khách lạ đến nhà chơi, nếu không giới thiệu thì bị lọt vào tầm ngắm của người dân.
Xã Nghi Long có gần 100 barie chống trộm chó như thế này
"Xóm 6 vốn gần QL1A nên trước đây thường xuyên xảy ra tình trạng mất trộm chó. Đến năm 2011, chúng tôi đã nghĩ ra cách làm các barie để ngăn các đối tượng bắt trộm chó trà trộn vào đường làng. Đến nay, xóm có khoảng 11 chiếc barie như thế. Mỗi cái làm hết khoảng 500 - 600 ngàn đồng. Mỗi gia đình ở các con ngõ sẽ có một chiếc chìa khóa để mở barie. Tuy nhiên, cứ mỗi tuần sẽ có một gia đình thay nhau nắm giữ chìa khóa để thường xuyên túc trực mở khóa khi người dân trong làng có việc đột xuất. Từ khi có barie chắn, nạn trộm chó đỡ hẳn. Trước đây, khi chưa có rào chắn, cẩu tặc rú ga phóng xe chạy trong làng như chốn không người thì bây giờ bọn trộm chó không dám vào nữa", ông Bảy cho biết thêm.
"Mô hình" xây dựng barie ngăn trộm chó bắt đầu được triển khai từ xóm 2 của xã Nghi Long. Năm 2010, người dân xóm 2 đã nghĩ ra cách dựng nên các barie ngăn các đối tượng bắt trộm chó vô tư đi xe máy vào làng. Hiệu quả mang của sáng kiến này rất khả quan. Nhiều xóm sau đó đã làm theo và lập ra các tổ tự quản, tự đóng góp kinh phí, mỗi trục đường bắt đầu dựng lên 2 barie (đường vào, ra), giao cho một người giữ chìa khóa.
Chỉ trong chưa đầy 2 năm, xã Nghi Long đã lập được gần 100 barie làm chướng ngại vật ngăn "cẩu tặc". Xóm ít nhất có khoảng 3-4 cái barie, xóm nhiều có đến 11 cái barie. Cứ đúng 22h30 đêm là khóa barie lại, 5h sáng lại mở ra cho dân đi lại.
Ông Nguyễn Văn Châu, người giữ chìa khóa một barie thuộc xóm 2, xã Nghi Long chia sẻ những hiệu quả từ việc lập barie.
Còn ông Nguyễn Văn Châu, người giữ chìa khóa một barie thuộc xóm 2, xã Nghi Long vui vẻ cho biết: "Từ khi có barie dựng lên, tình trạng mất trộm chó giảm hẳn, người dân có thể ăn ngon ngủ yên. Các "cẩu tặc" cũng chỉ lượn lờ dọc QL1A chứ không dám vào sâu trong các con ngõ. Có chăng cũng chỉ một vài lần, trộm chó mới vào đầu ngõ của xóm thì có động nên đành bỏ chạy. Nếu phát hiện có đối tượng trộm chó, các tổ sẽ trao đổi qua điện thoại, lập tức đầu các con ngõ sẽ bị chốt chặn và đánh kẻng truy bắt. Nhờ những chiếc barie này, người dân liên kết với nhau chặt chẽ hơn, tình hình an ninhtrật tự thôn xóm được đảm bảo. Không một người dân nào phàn nàn về những "chướng ngại vật" này".
Phiền toái từ những chiếc barie chống trộm chó
Hiện nay, không chỉ xã Nghi Long xây dựng sáng kiến lập "chướng ngại vật" mà các xã xã Nghi Trung, xã Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Thuận, Nghi Hợp... của huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cũng đã học theo "mô hình" chống trộm chó này. Cái lợi mà các "chướng ngại vật" này mang lại là thiết thực, thế nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít phiền toái, bất cập trong việc sinh hoạt của người dân. Đặc biệt là vào các "giờ giới nghiêm".
Không chỉ có ở Nghi Long, nhiều địa phương đã học theo "sáng kiến" độc đáo này.
Theo quy định, cứ 22h đêm, những người đi chơi về khuya phải về hoặc ngủ lại nơi khác. Bởi vào giờ này, các barie chốt chặn sẽ bị khóa lại cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau mới mở ra (ngày mùa có thể 4 giờ) khiến không ít người gặp rắc rối.
Trường hợp trong làng có người ốm đau, bệnh tật phải đi cấp cứu gấp trong đêm phải báo cho người giữ chìa khóa để được mở cửa. Bất tiện nhất là khách khứa, thanh niên nơi khác đến chơi thì luôn thấp thỏm căn giờ giới nghiêm về cho kịp. Nếu quá giờ, đành phải gửi xe máy ở ngoài rồi trèo qua barie mà đi bộ về. Thậm chí, nhiều đôi trai gái yêu nhau, vì không biết quy định giờ giới nghiêm nên hiểu nhầm bạn gái mình vì bị "đuổi" về sớm. Những công nhân làm ca đêm được tổ tự quản xóm cấp riêng cho một chìa khóa nhưng phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận, mất thì phải mua ổ khóa khác để thay vào đó.
Ngoài ra, nhiều kẻ xấu cả ở trong và ngoài làng lại phá hoại barie bằng cách nhét que vào ổ khóa làm hỏng khóa. Lúc đó, người giữ khóa luôn bị trách và đành phải mang cưa ra phá khóa. Thậm chí, nhiều kẻ xấu còn dùng búa đập phá hư hỏng barie mang về tư lợi.
Tang vật một vụ bắt trộm chó công an thu giữ được.
Trên thực tế, việc lập barie cũng chỉ là giải pháp tình thế ngăn chặn nạn bắt trộm chó trắng trợn như hiện nay. Ông Lê Văn Nghĩa - Chủ tịch UBND xã Nghi Long cho biết: "Việc lập các barie chốt chặn các con ngõ là do người dân tự vận động và là nguyện vọng của đại đa số nhân dân, xã không chỉ đạo làm việc này. Trước đó, chúng tôi đã đưa vấn đề này ra họp bàn khi thấy được kết quả mà các barie mang lại là rất thiết thực. Thế nhưng, đây chỉ là giải pháp tình thế mà thôi. Khi đưa sáng kiến này vào thực tế chúng tôi cũng đã lường trước được những phiền toái mà nó đem lại. Thậm chí có người còn cho rằng làm như vậy là "ngăn sông cấm chợ", ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và làm mất mỹ quan của làng quê".
"Cẩu tặc" lại bị đốt xe, bị đánh suýt chết Khoảng 18h ngày 25/12, Nguyễn Đình Kỳ (34 tuổi, ngụ tại xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành) và Hồ Sỹ Hưng (35 tuổi, ngụ tại xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương) rủ nhau bắt trộm chó. Sau khi bắt trộm xong 1 con chó, trên đường đến xã Yên Sơn, huyện Đô Lương thì bị người dân phát hiện, hô hoán truy đuổi. Một trong 2 đối tượng đã dùng mã tấu chém người dân bị thương. Bức xúc trước hành động của 2 "cẩu tặc", hàng trăm người dân đã vây đánh trọng thương Kỳ và Hưng đồng thời đốt cháy rụi chiếc xe máy dùng để làm phương tiện bắt trộm chó. Rất may, lực lượng công an đã có mặt để "giải vây" cho hai đối tượng thoát chết, đồng thời đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngày 30/12, Công an huyện Đô Lương, Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố hai tượng bắt trộm chó nói trên. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Kỳ và Hưng đã thừa nhận hành vi bắt trộm chó và chống trả khiến người dân bị thương. Kỳ và Hưng từng gây nhiều vụ bắt trộm chó. Khi đi trộm chó, chúng chuẩn bị các dụng cụ như kích điện, bả chó, bao tải và mã tấu, sẵn sàng chống trả lại người dân khi bị truy đuổi.
Theo Khampha
Cả làng đánh cẩu tặc: Công an bác tin bức cung Cơ quan điều tra khẳng định đã điều tra "theo đúng trình tự quy định của pháp luật, việc triệu tập các đối tượng là có căn cứ, đúng quy định, không bức cung nhục hình các đối tượng". Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bắc Giang) vừa có văn bản phản hồi tới người dân thôn Danh Thượng 1...